Đề thi HK2 môn Tin học 11 năm 2022-2023
Trường THPT Lê Hồng Phong
-
Câu 1:
Ta có S là biến có kiểu xâu (String) và y là biến kiểu thực. Trong các cách sau đây, khi thực hiện câu lệnh readln(S,y) nhập giá trị cho S = ‘ Tran Van Thong’ và y = 7.5 từ bàn phím, cách nhập nào đúng?
A. Gõ “Tran Van Thong 7.5” sau đó nhấn Enter;
B. Gõ “Tran Van Thong” sau đó nhấn phím Enter rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;
C. Gõ “Tran Van Thong 7,5” sau đó nhấn phím Enter;
D. Gõ “Tran Van Thong ” rồi gõ dấu phẩy rồi gõ “7.5” sau đó nhấn phím Enter;
-
Câu 2:
Với x, y, z là ba biến nguyên. Cách nhập giá trị nào sau đây là sai khi muốn nhập giá trị 3, 4, 5 cho ba biến này từ bàn phím bằng câu lệnh readln(x,y,z); ?
A. Gõ 3, 4, 5 sau đó nhấn phím Enter (giữa hai số liên tiếp gõ dấu phẩy);
B. Gõ 3, 4, 5 sau đó nhấn phím Enter (giữa hai số liên tiếp gõ một dấu cách);
C. Gõ 3 sau đó nhấn phím Enter rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Enter rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;
D. Gõ 3 sau đó nhấn phím Tab rồi gõ 4 sau đó nhấn phím Tab rồi gõ 5 sau đó nhấn phím Enter;
-
Câu 3:
Với x là biến thực đã được gán giá trị 12.41235. Để thực hiện lên màn hình nội dung “x=12.41” cần chọn câu lệnh nào?
A. Writeln(x);
B. Writeln(x:5);
C. Writeln(x:5:2);
D. Writeln(‘x=’ ,x:5:2);
-
Câu 4:
Đoạn lệnh sau sẽ hiển thị kết quả gì?
Begin
Writeln ('Day la lop TIN HOC');
End.
A. 'Day la lop TIN HOC'
B. Không chạy được vì có lỗi
C. Day la lop TIN HOC
D. "Day la lop TINHOC"
-
Câu 5:
Khi thực hiện tính diện tích S của hình vuông có cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 10 đến 100, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
A. Var S : integer;
B. Var S : real;
C. Var S : longint;
D. Var S : word;
-
Câu 6:
Trong Turbo Pascal, muốn chạy chương trình ta dùng tổ hợp nào?
A. Nhấn tổ hợp phím Shift + F9
B. Nhấn phím Ctrl + F9
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F7
D. Nhấn tổ hợp phím Alt + F9
-
Câu 7:
Muốn thoát khỏi phần mềm Turbo Pascal ta dùng tổ hợp nào?
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + X
B. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E
C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X
D. Nhấn tổ hợp phím Alt + E
-
Câu 8:
Phát biểu nào dưới đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?
A. A + B
B. A > B
C. N mod 100
D. “A nho hon B”
-
Câu 9:
Trong cấu trúc rẽ nhánh IF < điều kiện > THEN < câu lệnh >, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi nào?
A. Điều kiện được tính toán xong;
B. Điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng;
C. Điều kiện không tính được;
D. Điều kiện được tính toán và cho giá trị sai;
-
Câu 10:
Câu lệnh sau giải bài toán nào:
While M <> N do
If M > N then M:=M-N else N:=N-M;
A. Tìm UCLN của M và N
B. Tìm BCNN của M và N
C. Tìm hiệu nhỏ nhất của M và N
D. Tìm hiệu lớn nhất của M và N
-
Câu 11:
Trong Pascal, câu lệnh nào sau đây dùng để đặt màu cho nền của màn hình?
A. TextBackground(color);
B. TextColor(color);
C. SetColor(color);
D. GotoXY(x, y);
-
Câu 12:
Đâu là nhận định đúng về lời gọi hàm và lời gọi thủ tục?
A. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự
B. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự
C. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự
D. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tùy thuộc vào từng thủ tục
-
Câu 13:
Hàm chuẩn nào sau đây thực hiện biến giá trị thực 6 thành 7?
A. Odd;
B. Round;
C. Trunc;
D. Abs;
-
Câu 14:
Nhận định nào sau đây về tham số là sai?
A. Một hàm có thể có cả tham số giá trị và tham số biến;
B. Có thể truyền biến số cho tham số giá trị ;
C. Có thể truyền giá trị cho tham số biến;
D. Có thể dùng tham số biến để nhận kết quả;
-
Câu 15:
Mô tả nào sau đây về hàm chưa chính xác?
A. Phải trả lại kết quả
B. Phải có tham số
C. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó
D. Có thể có các biến cục bộ
-
Câu 16:
Yếu tố nào sau đây xác định kiểu của một hàm?
A. Kiểu của các tham số
B. Kiểu giá trị trả về
C. Tên hàm
D. Địa chỉ mà hàm trả về
-
Câu 17:
Lệnh nào sau đây có thể tính điện trở tương đương Rtd cho sơ đồ mạch điện gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp với nhau?
A. Rtd := R1*R2*R3/(R1*R2 + R2*R3 + R3*R1);
B. Rtd := R1*R2/(R1 + R2) + R3;
C. Rtd := R1*R2*R3/(R1 + R2 + R3);
D. Rtd := R1 + R2 + R3;
-
Câu 18:
Đâu là cú pháp để mở tệp ở chế độ đọc dữ liệu từ tệp?
A. repeat( < biến tệp >);
B. reset ( < biến tệp >);
C. restart ( < biến tệp >);
D. rewrite ( < biến tệp >);
-
Câu 19:
Đâu là cú pháp để gắn tên tệp cho biến tệp?
A. < biến tệp > := < tên tệp >;
B. < tên tệp > := < biến tệp >;
C. assign ( < biến tệp > , < tên tệp > );
D. assign ( < tên tệp > , < biến tệp > );
-
Câu 20:
Bước đầu tiên khi thực hiện thao tác với tệp dữ liệu trên đĩa thông qua biến tệp cho trước là gì?
A. Gắn tên tệp cho biến tệp
B. Mở tệp để ghi dữ liệu vào tệp
C. Mở tệp để đọc dữ liệu từ tệp
D. Đóng tệp
-
Câu 21:
Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có đặc điểm gì?
A. Không được lớn hơn 8Kb
B. Không được lớn hơn 128Mb
C. Không được lớn hơn 1Gb
D. Có thể rất lớn và chi phụ thuộc vào dung lượng đĩa
-
Câu 22:
Trong Pascal, để khai báo biên tập văn bản là sử dụng cú pháp gì?
A. Var < tên tệp >: text;
B. Var < tên biến tệp >text;
C. Var < tên tệp > string;
D. Var < biến tệp > string;
-
Câu 23:
Trong Pascal, muốn khai báo hai bên tệp văn bản f1, f2 ta viết câu lệnh ra sao?
A. var f1, f2: text;
B. var f1,f2: txt;
C. var f1.txt, f2.txt;
D. var f1.txt; f2.txt;
-
Câu 24:
Muốn gán tên tệp cho biến tệp ta sử dụng câu lệnh nào?
A. < biến tệp > := < tên tệp >;
B. < tên tệp > =< biến tệp >;
C. assign (< biến tệp > < tên tệp >);
D. assign (< tên tệp >.< biến tệp >);
-
Câu 25:
Muốn gán tệp KETQUA.TXT cho biến tệp f ta sử dụng câu lệnh nào?
A. f:='KETQUA.TXT';
B. 'KETQUA.TXT':=f;
C. assign(f, 'KETQUA.TXT');
D. assign('KETQUA.TXT',f);
-
Câu 26:
Khi tiến hành mở tệp để đọc mà không tìm thấy tệp thì cho kết quả như thế nào?
A. Tệp sẽ được tạo ra với nội dung rỗng
B. Tệp sẽ được tạo ra với nội dung toàn kí tự cách
C. Tệp sẽ được tạo ra với nội dung toàn kí tự đặc biệt
D. Báo lỗi vì không thực hiện được
-
Câu 27:
Vị trí con trỏ tệp sau lời gọi thủ tục Reset nằm ở vị trí nào sau đây?
A. Nằm đầu tệp
B. Nằm ở cuối tệp
C. Nằm ở giữa tệp
D. Nằm ngẫu nhiên ở bất kì vị trí nào
-
Câu 28:
Muốn đọc dữ liệu từ tệp văn bản, ta có thể sử dụng thủ tục nào?
A. read (< tên tệp >, < danh sách biến >);
B. read (< biến tệp >, < danh sách biến >);
C. Real (< tên tệp >, < danh sách biến >);
D. Real (< biến tệp >, < danh sách biến >);
-
Câu 29:
Muốn ghi dữ liệu vào tệp văn bản, ta có thể sử dụng thủ tục gì?
A. read (< tên tệp >, < danh sách kết quả >);
B. read (< biến tệp >, < danh sách kết quả >);
C. write (< tên tệp >, < danh sách kết quả >);
D. write (< biến tệp >, < danh sách kết quả >);
-
Câu 30:
Sau khi làm việc xong với tệp cần phải đóng tệp tại sao?
A. Việc đóng tệp là đặc biệt quan trọng sau khi ghi dữ liệu, khi đó hệ thống mới thực sự hoàn tất việc ghi dữ liệu ra tệp
B. Nếu không đóng tệp hệ thống sẽ báo lỗi
C. Nếu không đóng tệp thì tệp đó sẽ bị xoá mất
D. Tất cả A, B, C đều sai
-
Câu 31:
Thủ tục đóng tệp có dạng như thế nào?
A. Close(< biến tệp >);
B. Close(< tên tệp >);
C. Close;
D. Close all;
-
Câu 32:
Hàm eoln (< biến tệp >) cho giá trị bằng TRUE thì con trỏ tệp nằm ở vị trí nào?
A. Đầu dòng
B. Cuối dòng
C. Đầu tệp
D. Cuối tệp
-
Câu 33:
Mảng A gồm 5 phần tử kiểu integer. Đoạn lệnh nào ghi 5 số đó ra tệp văn bản tên là 'A.TXT' (ghi trên một dòng, các số này cách nhau đúng một dấu cách)?
A. assign(f,A.TXT); rewrite(f); for i:=1 to 5 do write(f,a[i],' '); close(f);
B. assign(f.A.TXT); rewrite(f); for i:=1 to 5 do write(a[i],' '); close(f);
C. assign(f,'A.TXT'); rewrite(f); for i:=1 to 5 do write(f,a[i],' '); close(f);
D. assign(f,'A.TXT'); rewrite(f); for i:=1 to 5 do write(a[i],' '); close(f);
-
Câu 34:
Mảng A gồm 10 phần tử kiểu xâu. Đoạn lệnh nào ghi ra tệp văn bản tên là 'S.TXT theo dạng: gồm 10 dòng, mỗi dòng một xâu?
A. assign(f,'S.TXT'); rewrite(t); writeln(f, A); close(f);
B. assign(f,'S.TXT'); rewrite(t); write(f, A); close(f);
C. assign(f,'S.TXT'); rewrite(t); for i:=1 to 10 do writeln(f, A[i]); close(f);
D. assign(f,'S.TXT'); rewrite(t); for i:=1 to 10 do write(f, A[i]); close(f);
-
Câu 35:
Xét đoạn chương trình sau:
Var f: text;
begin
Assign (f, 'ABC.txt');
Rewrite(f);
write (f, 105+304-234);
close(f);
end.
Sau khi thực hiện chương trình, tệp ABC.txt có nội dung như thế nào?
A. 105+304-234
B. 105304234
C. 105 304 234
D. 175
-
Câu 36:
Trong Pascal, thư viện Dos là nơi chứa các thủ tục gì?
A. Tạo thư mục, thiết lập giờ hệ thống ,...
B. Vào, ra mà các chương trình đều dùng tới
C. Làm việc với máy in
D. Điều khiển các loại bảng mạch đồ họa
-
Câu 37:
Hàm chuẩn nào sau đây biến giá trị thực 6 thành 7?
A. Odd
B. Round
C. Trunc
D. Abs
-
Câu 38:
Muốn truy cập vào từng trường của bản ghi ta viết ra sao?
A. < tên biến bản ghi > . < giá trị của trường > ;
B. < tên kiểu bản ghi > . < tên trường > ;
C. < tên biến bản ghi > . < tên trường > ;
D. < tên kiểu bản ghi > . < giá trị của trường > ;
-
Câu 39:
Phương án ghép đúng nhất. Thủ tục chuẩn Insert(S1,S2,vt) thực hiện:
A. Chèn xâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt
B. Chèn xâu S2 vào S1 bắt đầu từ vị trí vt
C. Nối xâu S2 vào S1
D. Sao chép vào cuối S1 một phần của S2 từ vị trí vt
-
Câu 40:
Mảng là kiểu dữ liệu biểu diễn một dãy các phần tử thuận tiện cho yếu tố nào?
A. Chèn thêm phần tử
B. Truy cập đến phần tử bất kì
C. Xóa một phần tử
D. Chèn thêm phần tử và xóa phần tử