Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021
Trường THCS Tây Sơn
-
Câu 1:
Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng?
A. Vây đuôi và vây hậu môn
B. Vây ngực và vây lưng.
C. Vây ngực và vây bụng.
D. Vây lưng và vây hậu môn.
-
Câu 2:
Đặc điểm nào dưới đây thường xuất hiện ở các loài cá sống ở tầng mặt?
A. Thân dẹt mỏng, khúc đuôi khoẻ.
B. Thân thon dài, khúc đuôi yếu.
C. Thân ngắn, khúc đuôi yếu.
D. Thân thon dài, khúc đuôi khoẻ.
-
Câu 3:
Loài cá thích nghi với đời sống ở tầng nước mặt?
A. Cá chép, cá vện
B. Cá nhám, cá trích
C. Cá nhám, cá đuối
D. Cá chép, cá trích
-
Câu 4:
Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?
A. Cá đuối bông đỏ.
B. Cá nhà táng lùn.
C. Cá sấu sông Nile.
D. Cá cóc Tam Đảo.
-
Câu 5:
Động vật biến nhiệt là gì?
A. Loài có nhiệt độ cơ thể không ổn định, luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường
B. Là loài có nhiệt độ cơ thể ổn định, không bị ảnh hưởng bởi môi trường
C. Là loài có thể tự thay đổi nhiệt độ cơ thể theo ý muốn
D. Là loài làm biến đổi nhiệt độ của môi trường
-
Câu 6:
Vì sao vào mùa đông chúng ta lại ít nhìn thấy ếch?
A. Do ếch trú đông
B. Do ếch di cư đến vùng ấm hơn
C. Do ếch bị chết nhiều vì nhiệt độ lạnh
D. Cả ba nguyên nhân trên
-
Câu 7:
Lưỡng cư sống ở môi trường nào?
A. Trên cạn
B. Dưới nước
C. Trong cơ thể động vật khác
D. Vừa ở cạn, vừa ở nước
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?
A. Là động vật biến nhiệt.
B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.
C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.
D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc.
-
Câu 9:
Tập tính nào KHÔNG có ở ếch?
A. Trú đông
B. Ở nhờ
C. Ghép đôi
D. Kiếm ăn vào ban đêm
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?
A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.
D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
-
Câu 11:
Khi tiến hành cố định vây lưng và vây hậu môn của một con cá chép, sau đó thả cá trở lại vào bể nước, con cá thí nghiệm có trạng thái như thế nào?
A. Cá không bơi được, chìm dần xuống đáy bể.
B. Cá bơi được nhưng bị lộn ngược bụng lên trên.
C. Cá bơi sang trái, phải, lên trên, xuống dưới rất khó khăn.
D. Cá bơi nghiêng ngả, chệnh choạng theo hình chữ Z.
-
Câu 12:
Trong 3 bộ của lớp Lưỡng cư, bộ nào có số lượng loài lớn nhất?
A. Bộ Lưỡng cư có đuôi.
B. Bộ Lưỡng cư không chân.
C. Bộ Lưỡng cư không đuôi.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 13:
Lớp Lưỡng cư chia làm mấy bộ?
A. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi và Bộ Lưỡng cư không đuôi
B. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư không đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân
C. 2 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân
D. 3 bộ là Bộ Lưỡng cư có đuôi, Bộ Lưỡng cư không đuôi và Bộ Lưỡng cư không chân
-
Câu 14:
Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?
A. Cóc mang trứng Tây Âu.
B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
C. Nhái Nam Mĩ.
D. Cá cóc Tam Đảo.
-
Câu 15:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm.
B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đê.
C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày.
D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm.
-
Câu 16:
Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở?
A. Gần hồ nước.
B. Đầm nước lớn.
C. Hang đất khô.
D. Khu vực đất ẩm, mềm, xốp.
-
Câu 17:
Thằn lằn bóng đuôi dài thuộc nhóm động vật?
A. Động vật biến nhiệt
B. Động vật hằng nhiệt
C. Động vật đẳng nhiệt
D. Không có nhiệt độ cơ thể
-
Câu 18:
Yếu tố nào dưới đây không tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Sự co, duỗi của thân.
B. Sự vận động phối hợp của tứ chi.
C. Sự vận động của các vuốt sắc ở chân.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Không có mi mắt thứ ba.
B. Không có đuôi.
C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
D. Vành tai lớn.
-
Câu 20:
Thằn lằn di chuyển bằng cách nào?
A. Thân và đuôi cử động liên tục
B. Thân và đuôi tỳ vào đất
C. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất
D. Chi trước và chi sau tác động vào đất
-
Câu 21:
Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Thụ tinh trong, đẻ trứng.
B. Con đực không có cơ quan giao phối chính thức.
C. Thụ tinh trong, đẻ con.
D. Ý A, B, C đều không đúng.
-
Câu 22:
Các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn?
A. Cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ
B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai
C. Da khô có vảy sừng, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc
D. Tất cả các đặc điểm trên
-
Câu 23:
Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Vảy sừng xếp lớp.
B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.
C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.
D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
-
Câu 24:
Đặc điểm đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Bắt mồi về ban ngày
B. Sống và bắt mồi nơi khô ráo
C. Thích phơi nắng, trú đông trong các hốc đất khô ráo
D. Tất cả các đặc điểm trên đúng
-
Câu 25:
Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?
A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.
D. Bàn chân có móng vuốt.
-
Câu 26:
Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư?
A. 4000
B. 5000
C. 6000
D. 7000
-
Câu 27:
Loài Lưỡng cư nào thiếu chi, có thân dài giống như giun, có tập tính chui luồn?
A. Ếch giun
B. Ếch đồng
C. Ễnh ương
D. Cóc nhà
-
Câu 28:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Tim ba ngăn.
(2) Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
(3) Là động vật biến nhiệt.
(4) Phát triển không qua biến thái.
Đặc điểm nào có ở cá cóc Tam Đảo?
A. (2) và (3).
B. (1) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1); (2) và (3).
-
Câu 29:
Bộ Lưỡng cư có đuôi có đặc điểm?
A. Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau
B. Hai chi sau dài hơn hai chi trước
C. Thiếu chi
D. Hai chi trước dài hơn hai chi sau
-
Câu 30:
Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Cá chuồn.
B. Cá cóc Tam Đảo.
C. Cá cóc Nhật Bản.
D. Ễnh ương.