Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu
-
Câu 1:
Tâm thất xuất hiện vách hụt có ý nghĩa?
A. Máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn
B. Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
C. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
D. Tăng động lực di chuyển của máu trong cơ thể
-
Câu 2:
Thằn lằn có bao nhiêu đốt sống cổ?
A. 5 đốt
B. 8 đốt
C. 10 đốt
D. 12 đốt
-
Câu 3:
Mắt của thằn lằn có bao nhiêu mi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Bộ xương thằn lằn chia làm mấy phần?
A. 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi
B. 2 phần là xương thân và xương chi
C. 2 phần là xương đầu và xương thân
D. 2 phần là xương đầu và xương chi
-
Câu 5:
Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?
A. Da khô và có vảy sừng bao bọc.
B. Bàn chân có móng vuốt.
C. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
D. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
-
Câu 6:
Đặc điểm nào của thằn lằn có giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể?
A. Da khô có vảy sừng bao bọc
B. Mắt có mi cử động, có nước mắt
C. Có cổ dài
D. Màng nhĩ nằm trong hốc tai
-
Câu 7:
Trong các động vật trên, động vật nào phát triển không qua biến thái?
A. Ong mật.
B. Ếch đồng.
C. Bướm cải.
D. Thằn lằn bóng đuôi dài.
-
Câu 8:
So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác?
A. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.
B. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.
D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.
-
Câu 9:
Phát biểu nào dưới đây về hệ bài tiết của thằn lằn là sai?
A. Thận có khả năng hấp thụ lại nước.
B. Hệ bài tiết tạo ra nước tiểu đặc.
C. Có thận giữa.
D. Nước tiểu là axit uric đặc, có màu trắng.
-
Câu 10:
Bài tiết của thằn lằn tiến bộ hơn ếch ở điểm nào?
A. Có khả năng hấp thu lại nước
B. Nước tiểu đặc
C. Có thận sau (hậu thận)
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 11:
Phát biểu nào là sai khi nói về đặc điểm thích nghi của thằn lằn với đời sống trên cạn?
A. Hô hấp bằng phổi nhờ sự co giãn của cơ liên sườn
B. Có cột sống dài, có 8 đốt sống cổ
C. Hệ thần kinh và giác quan kém phát triển
D. Cơ thể giữ nước nhờ lớp da vảy sừng và sự hấp thu lại nước trong phân, nước tiểu
-
Câu 12:
Lớp Bò sát được hình thành cách đây khoảng?
A. 280 – 320 triệu năm.
B. 380 – 320 triệu năm.
C. 280 – 230 triệu năm.
D. 320 – 380 triệu năm.
-
Câu 13:
Khủng long sống trong môi trường?
A. Trên không
B. Trên cạn
C. Dưới nước
D. Sống ở cả 3 môi trường trên
-
Câu 14:
Cho các đặc điểm sau:
- Răng mọc trong lỗ chân răng
- Tim 4 ngăn
- Hàm dài
- Trứng có lớp vỏ đá vôi.
Loài động vật nào dưới đây có tất cả những đặc điểm nêu trên?
A. Rắn lục đuôi đỏ.
B. Cá sấu Xiêm.
C. Rùa núi vàng.
D. Nhông Tân Tây Lan.
-
Câu 15:
Đặc điểm nhận biết bộ Cá sấu là gì?
A. Răng mọc trong lỗ chân răng
B. Trứng có vỏ đá vôi bao bọc
C. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc
D. Tất cả các ý trên đúng
-
Câu 16:
Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
A. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
B. Có mai và yếm.
C. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.
D. Trứng có màng sai bao bọc.
-
Câu 17:
Bộ Rùa có đặc điểm là gì?
A. Hàm có răng, không có mai và yếm
B. Có chi, màng nhĩ rõ
C. Hàm không có răng, có mai và yếm
D. Không có chi, không có màng nhĩ
-
Câu 18:
Trong các động vật sau, động vật nào có các đặc điểm: răng mọc trong lỗ chân răng, tim 4 ngăn, hàm dài?
A. Tắc kè hoa.
B. Rắn lục.
C. Ba ba gai.
D. Cá sấu sông Nile.
-
Câu 19:
Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao?
A. Thân nhiệt không ổn định
B. Thân nhiệt ổn định
C. Thân nhiệt cao
D. Thân nhiệt thấp
-
Câu 20:
Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
-
Câu 21:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .
A. (1): 2 trứng; (2): màng dai
B. (1): 5 – 10 trứng; (2): vỏ đá vôi
C. (1): 2 trứng; (2): vỏ đá vôi
D. (1): 5 – 10 trứng; (2): màng dai
-
Câu 22:
Da của chim bồ câu?
A. Da khô, phủ lông vũ
B. Da ẩm, có tuyến nhờn
C. Da khô, có vảy sừng
D. Da khô, phủ lông mao
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Không có mi mắt.
B. Bay kiểu vỗ cánh.
C. Là động vật hằng nhiệt.
D. Nuôi con bằng sữa diều.
-
Câu 24:
Cách di chuyển của chim là?
A. Bay kiểu vỗ cánh
B. Bay lượn
C. Bò
D. Bay kiểu vỗ cánh và bay lượn
-
Câu 25:
Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.
B. Tăng diện tích khi bây.
C. Cản không khí khi ấy.
D. Làm giảm sức cản không khí khi bay.
-
Câu 26:
Ý nào dưới đây nói lên vai trò của ếch đồng đối với con người?
A. Làm vật thí nghiệm.
B. Tiêu diệt côn trùng gây hại.
C. Làm thực phẩm.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
-
Câu 27:
Vai trò của lưỡng cư là gì?
A. Có giá trị thực phẩm, làm thuốc,
B. Là động vật dùng thí nghiệm sinh lý học
C. Có ích cho nông nghiệp.
D. Tất cả các vai trò trên
-
Câu 28:
Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở đâu?
A. Trong cát.
B. Trong nước.
C. Trong ống dẫn trứng của con cái.
D. Trong buồng trứng của con cái.
-
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
A. Là động vật hằng nhiệt.
B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.
C. Ưa sống nơi ẩm ướt.
D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt
-
Câu 30:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Nước tiểu đặc.
B. Tim hai ngăn.
C. Có mi mắt thứ ba.
D. Hô hấp bằng phổi.