Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2023-2024
Trường THPT Lê Trung Kiên
-
Câu 1:
Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở động vật nào?
A. Động vật
B. Thực vật
C. Vi khuẩn
D. Nấm
-
Câu 2:
Ở các loài sinh sản hữu tính, để xác định 2 cá thể có thuộc cùng 1 loài hay không thì tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất được sử dụng là gì?
A. Hóa sinh
B. Cách li địa lí
C. Hình thái
D. Cách li sinh sản
-
Câu 3:
Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực.
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng.
(3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi.
(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là:
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1)
B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1)
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1)
D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
-
Câu 4:
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi?
(1) Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn.
(2) Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
(4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
(5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
(6) Cá ép sống bám trên cá lớn.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 5:
Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica rufa)?
A. Dinh dưỡng
B. Độ ẩm
C. Nhiệt độ
D. Ánh sáng
-
Câu 6:
Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì có thể xảy ra bao nhiêu hệ quả sau:
I. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
III. Khả năng giao phối cận huyết giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần giảm.
V. Số lượng cá thể của quần thể ngày càng giảm, có thể dẫn đến tuyệt chủng
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì có kết quả gì?
A. Không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền
B. Hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm
C. Hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh
D. Cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
-
Câu 8:
Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện biến động nào?
A. Biến động theo chu kì ngày đêm
B. Biến động theo chu kì nhiều năm
C. Biến động theo chu kì mùa
D. Biến động theo chu kì tuần trăng
-
Câu 9:
Nhân tố tiến hóa nào không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Giao phối không ngẫu nhiên
C. Di – nhập gen
D. Đột biến
-
Câu 10:
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì sao?
A. Quần thể cây 4n khi giao phấn với quần thể cây 2n cho ra con lai bất thụ
B. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái khác hẳn quần thể cây 2n
C. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể
D. Quần thể cây 4n quần thể cây 4n không thể giao phấn với quần thể cây 2n
-
Câu 11:
Nhóm cá thể sinh vật nào không phải quần thể?
A. Cá rô phi đơn tính trong hồ
B. Ốc bươu vàng ở ruộng lúa
C. Sen hồng trong hồ
D. Cá lóc bông trong hồ
-
Câu 12:
Trùng roi sống trong ruột mối. Đây là biểu hiện của mối quan hệ gì?
A. Cộng sinh
B. Kí sinh - vật chủ
C. Hội sinh
D. Hợp tác
-
Câu 13:
Trong nhánh tiến hóa của chi Homo (Người), loài đã bị tuyệt chủng do không cạnh tranh được với loài người hiện đại (Homo sapiens) là gì?
A. Người lùn (Homo floresiensis)
B. Người khéo léo (Homo habilis)
C. Người đứng thẳng (Homo erectus)
D. Người Nêanđectan (Homo neaderthalensis).
-
Câu 14:
Mối quan hệ sinh thái nào thuộc quan hệ cạnh tranh trong quần xã sinh vật?
A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ
B. Trùng roi và mối
C. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa
D. Chim sáo và trâu rừng
-
Câu 15:
Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì sao?
A. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới
B. Cách li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa
C. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản
D. Điều kiện địa lí khác nhau là nguyên nhân trực tiếp gây ra biến đổi trên cơ thể sinh vật
-
Câu 16:
Trong các loài dưới đây, loài nào đã cho có kiểu tăng trưởng số lượng theo tiềm năng sinh học?
A. Ếch, nhái trong hồ
B. Cá chép trong ao
C. Vi khuẩn lam trong hồ
D. Ba ba sông
-
Câu 17:
Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm gì?
A. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau
B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau
C. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau
D. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau
-
Câu 18:
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào đúng?
A. Một quần xã có độ đa dạng cao khi số loài ít và số lượng cá thể của mỗi loài nhiều
B. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc của quần xã càng dễ bị biến động
C. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp
D. Độ đa dạng của quần xã thường được duy trì ổn định, không phụ thuộc điều kiện sống của môi trường
-
Câu 19:
Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi nào?
A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
-
Câu 20:
Ví dụ nào dưới đây minh họa cho mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá ép sống bám lên cá lớn
B. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng
D. Các con công đức tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sản
-
Câu 21:
Trong một quần thể sinh vật không có mối quan hệ nào?
A. Kí sinh cùng loài
B. Quan hệ cạnh tranh
C. Quần tụ cá thể
D. Quan hệ cộng sinh
-
Câu 22:
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do đâu?
A. Số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt
C. Nguồn sống của môi trường cạn kiệt
D. Kích thước của quần thể còn nhỏ
-
Câu 23:
Cho các ví dụ:
I. Tinh trùng của vịt trời vị chết trong cơ quan sinh dục của vịt nhà do không phù hợp môi trường.
II. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
IV. Do chênh lệch về thời kì ra hoa nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không giao phấn với các quần thể thực vật ở phía bờ sông.
V. Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
Có bao nhiêu ví dụ là nói về cơ chế cách li trước hợp tử?
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 24:
Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sai?
A. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản
B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sừ dụng nguồn sống và mức độ sinh sản của quần thể
C. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
D. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đổi theo mùa, theo năm hoặc theo điều kiện của môi trường sống
-
Câu 25:
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, các nhóm loài thực vật sau đây xuất hiện theo thứ tự nào?
I. Thực vật thân thảo ưa sáng.
II. Thực vật thân gỗ ưa sáng.
III. Thực vật thân thảo ưa bóng.
IV. Thực vật thân cây bụi ưa sáng.
A. I→IV→II→III
B. I→IV→III→II
C. III→ I→IV→II
D. IV→I→II→III
-
Câu 26:
Hiện tượng số lượng cá thể của một loài được điều chỉnh bởi số lượng cá thể của một loài khác gọi là gì?
A. Đa dạng sinh học
B. Khống chế sinh học
C. Đấu tranh sinh tồn
D. Thích nghi sinh thái
-
Câu 27:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, theo quan điểm tiến hóa hiện đại có bao nhiêu phát biểu nào đúng?
I. Cách li tập tính và cách lí sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
II. Cách lí địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
III. Sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách lí sinh thái thì loài mới được hình thành.
IV. Lai xa kèm theo đa bội hóa góp phần hình thành nên loài mới ở các khu vực địa lí khác nhau.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 28:
Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào thì kích thước của quần thể giảm xuống?
A. B > D, I = E
B. B + I > D + E
C. B + I = D + E
D. B = D; I < E
-
Câu 29:
Hai loài cùng có lợi khi sống chung và không nhất thiết phải có nhau là đặc điểm của mối quan hệ gì?
A. Hội sinh
B. Cộng sinh
C. Cạnh tranh
D. Hợp tác
-
Câu 30:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào đúng?
A. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
B. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN
C. Các yếu tố ngẫu nhiên nhanh chóng làm thay đổi các yếu tố di truyền của quần thể nên sẽ làm tăng tốc độ quá trình hình thành loài mới
D. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật
-
Câu 31:
Dấu hiệu chủ yếu nào để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau?
A. Chúng sinh ra con bất thụ
B. Chúng cách li sinh sản với nhau
C. Chúng không cùng môi trường
D. Chúng có hình thái khác nhau
-
Câu 32:
Trong các loài động vật sau đây loài nào có quan hệ gần đến xa người nhất?
A. Tinh tinh → khỉ sóc → gôrila → vượn
B. Tinh tinh →gôrila → khỉ sóc → vượn
C. Tinh tinh → gôrila → vượn → khỉ sóc
D. Tinh tinh → khỉ sóc→ vượn → gôrila
-
Câu 33:
Sự phân hoá tảo diễn ra ở kỉ nào sau đây?
A. Đêvôn
B. Cambri
C. Than đá
D. Xilua
-
Câu 34:
Chỉ số nào phản ánh mật độ của quần thể?
A. Tỉ lệ đực/cái
B. Tỉ lệ các nhóm tuổi
C. Lượng cá thể được sinh ra
D. Tổng số cá thể/diện tích môi trường
-
Câu 35:
Có bao nhiêu phát biểu sau là đúng khi nói về nguyên nhân gây diễn thế sinh thái?
I. Bão, lụt, cháy, ô nhiễm là những nguyên nhân từ bên ngoài gây nên diễn thế sinh thái.
II. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái.
III. Những biến đổi của môi trường chỉ là những nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật là động lực chính cho quá trình diễn thế.
IV. Các hoạt động của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 36:
Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng nào?
A. Tăng dần đều
B. Đường cong chữ J
C. Giảm dần đều
D. Đường cong chữ S.
-
Câu 37:
Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Băc Canađa và Alaska. Phân tích hình này, có các phát biểu sau:
I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng.
II. Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại.
III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì.
IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng trường của quần thể mèo rừng.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 38:
Xét đặc trưng về nhóm tuổi của quần thể, tuổi sinh lí là gì?
A. Thời gian sống thực tế của một cá thể trong quần thể
B. Tuổi bình quân của tất cả các cá thể trong quần thể
C. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
D. Tuổi cao nhất mà các cá thể trong quần thể đạt được
-
Câu 39:
Ý nào có nội dung không đúng khi nói về tỉ lệ giới tính?
A. Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi
B. Tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tuỳ vào loài, từng thời gian và điều kiện sống, . . . của quần thể
C. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1
D. Nhìn vào tỉ lệ giới tính ta có thể dự đoán được thời gian tồn tại, khả năng thích nghi và phát triển của một quần thể
-
Câu 40:
Nhận định nào sau đây đúng về kích thước của quần thể sinh vật?
A. Các quần thể sinh vật cùng loài luôn có kích thước giống nhau và không đổi theo thời gian
B. Kích thước của quần thể sinh vật là khoảng không gian cần thiết để quần thể sinh vật tồn tại
C. Nếu kích thước của quần thể sinh vật giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ bị diệt vong
D. Kích thước của quần thể sinh vật không phụ thuộc vào mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể