Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Chọn ý đúng: Trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực vì?
A. K+ đi vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm phía trong màng tế bào
B. Na+ đi vào trong tế bào làm trung hòa điện tích âm phía trong màng tế bào
C. K+ đi ra ngoài tế bào làm trung hòa điện tích phía ngoài màng tế bào
D. Na+ đi ra ngoài tế bào làm trung hòa điện tích phía ngoài màng tế bào
-
Câu 2:
Ý nào đúng: Điện thế hoạt động biến đổi qua các giai đoạn?
A. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực
B. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực
C. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực
D. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực
-
Câu 3:
Ý nào đúng: Một kích thích khi nào thì lằm thay đổi tính thấm của màng nơron?
A. Dưới ngưỡng.
B. Vượt ngưỡng.
C. Mọi kích thích đều làm thay đổi tính thấm của màng.
D. Ở đầu sợi trục của nơron.
-
Câu 4:
Hãy chọn ý đúng: Điện thế hoạt động là điện thế phát sinh khi?
A. Tế bào bị kích thích
B. Tế bào bị kích thích tới ngưỡng
C. Tế bào bị kích thích hoặc ức chế
D. Tế bào được kích hoạt bởi xung thần kinh
-
Câu 5:
Ý nào đúng: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự lan truyền sung thần kinh trên sợi thần kinh?
A. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi không có bao mielin nhanh hơn so với sợi thần kinh có bao mielin.
B. Xung thần kinh lan truyền trên các sợi thần kinh là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
C. Trên sợi thần kinh có bao Mielin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
D. Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế hoạt động biến đổi thành điện thế nghỉ hình thành xung thần kinh.
-
Câu 6:
Hãy chọn ý đúng: Khi xung thần kinh lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau xináp. Nguyên nhân là do?
A. phía màng sau không có bóng chứa chất trung gian hóa học; màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
B. khe xináp có kích thước rộng nhưng điện hế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được theo một chiều.
C. xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xináp sau đó mới truyền đến màng sau xináp chứ xung không bao giờ xuất hiện ở màng sau xináp.
D. do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp.
-
Câu 7:
Xác định ý đúng: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Thủy tức.
B. Thỏ.
C. Người.
D. Voi.
-
Câu 8:
Ý nào đúng: Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là?
A. sự dẫn truyền qua khe xinap.
B. phản xạ.
C. phản ứng.
D. xung thần kinh.
-
Câu 9:
Chọn ý đúng: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Màng trước xinap
B. Thuỳ xinap.
C. Màng sau xinap.
D. Khe xinap.
-
Câu 10:
Ý nào đúng: Khi nói về điện thế hoạt động, phát biểu nào sau đây sai?
A. Điện thế hoạt động là sự biến đổi của điện thế nghỉ khi bị kích thích.
B. Trong quá trình hình thành điện thế hoạt động, kênh Na + mở giúp Na + ồ ạt khếch tán ra ngoài làm mất phân cực rồi đảo cực.
C. Khi điện thế màng ở trạng thái đảo cực thì kênh Na + đóng, kênh K + mở ra.
D. Trong quá trình hình thành điện thế hoạt động, điện thế màng chuyển từ trạng thái phân cực sang mất phân cực, đảo cực rồi sang tái phân cực.
-
Câu 11:
Xác định ý đúng: Ở giai đoạn mất phân cực và đảo cực, sự di chuyển của các ion qua màng diễn ra như thế nào?
A. Na+ đi từ trong đi ra ngoài màng tế bào.
B. K+ đi vào trong màng tế bào.
C. Na+ đi từ ngoài vào bên trong màng tế bào.
D. K+ đi từ trong đi ra ngoài màng tế bào.
-
Câu 12:
Xác định ý đúng: Trong cơ thể, các hệ nào sau đây có vai trò chủ yếu điều chỉnh hoạt động của các hệ khác?
A. Hệ tim mạch và hệ cơ.
B. Hệ thần kinh và hệ nội tiết
C. Hệ bạch huyết và hệ da.
D. Hệ bạch huyết và hệ nội tiết.
-
Câu 13:
Hãy cho biết: Trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động ở giai đoạn mất phân cực?
A. Cả trong và ngoài màng tích điện âm.
B. Chênh lệch điện thế giảm nhanh tới 0.
C. Cả trong và ngoài màng tích điện dương.
D. Chênh lệch điện thế đạt cực đại.
-
Câu 14:
Xác định: Nhận định nào đúng khi nói về xinap?
A. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào cạnh nhau.
B. Tất cả các xinap đều có chứa chất trung gian hóa học là axêtincôlin.
C. Có 2 loại xinap là xinap hóa học và xinap sinh học.
D. Cấu tạo xinap hóa học gồm: màng trước, màng sau, khe xinap và chùy xinap.
-
Câu 15:
Xác định: Khi nói về sự truyền tin qua xináp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Được lan truyền theo cơ chế lan truyền điện.
B. Các chất trung gian hóa học được lan truyền từ màng sau đến màng trước của xináp.
C. Được lan truyền theo cơ chế lan truyền hóa học.
D. Cần sự tham gia của các ion Na+ để giải phóng chất trung gian hóa học.
-
Câu 16:
Ý nào đúng: Ở động vật có hệ thần kinh dạng ống, phản xạ phức tạp thường là?
A. phản xạ không điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tủy sống.
B. phản xạ không điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.
C. phản xạ có điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tủy sống.
D. phản xạ có điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não.
-
Câu 17:
Chọn ý đúng: Ở xinap hóa học, xung thần kinh chỉ lan truyền theo 1 chiều từ màng trước ra màng sau xinap. Nguyên nhân là do?
A. Phía màng sau không có bọng chứa chất trung gian hóa học, màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học
B. Khe xinap có kích thước rộng nhưng điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền theo được một chiều
C. Xung thần kinh chỉ có ở phía trước màng xinap sau đó mới truyền đến màng sau xinap chứ không bao giờ xuất hiện ở màng sau xinap
D. Do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap
-
Câu 18:
Ý nào đúng: Cấu trúc không gian thuộc thành phần xinap?
A. Khe xinap
B. Cúc xinap
C. Các ion Ca2+
D. Màng sau xinap
-
Câu 19:
Ý nào đúng: Diện tiếp xúc giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là?
A. Diện tiếp diện
B. Điểm nối
C. Xinap
D. Xiphong
-
Câu 20:
Ý nào đúng: Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là?
A. axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp.
B. axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin.
C. axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin.
D. axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp.
-
Câu 21:
Chọn ý đúng: Tập tính của động vật phản ánh mối quan hệ cùng loài và mang tính tổ chức cao là?
A. tập tính xã hội
B. tập tính bảo vệ lãnh thổ
C. tập tính sinh sản.
D. tập tính di cư.
-
Câu 22:
Xác định: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tập tính học được được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm.
B. Tập tính học được có thể thay đổi theo thời gian.
C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.
D. Số lượng tập tính học được thường không hạn chế.
-
Câu 23:
Xác định: Ý nào không phải là sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
A. Tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, tập tính học được hình thành trong quá trình sống.
B. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là các phản xạ không điều kiện còn cơ sở thần kinh của tập tính học được là các phản xạ có điều kiện - phản xạ không điều kiện.
C. Tập tính bẩm sinh không di truyền còn tập tính học được dễ mất đi.
D. Tập tính bẩm sinh mang tính đặc trưng cho loài còn tập tính học được mang tính cá thể.
-
Câu 24:
Xác địng nguyên nhân: Các tập tính bẩm sinh thường rất bền vững, dù không được thường xuyên củng cố?
A. Nó mang tính chất sống còn, bảo vệ cơ thể trước điều kiện ngoại cảnh
B. Nó đảm bảo khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cơ thể
C. Phần lớn các tập tính này là tập tính sinh sản và được truyền cho đời sau nhờ sinh sản
D. Đó là các đặc điểm được mã hóa trong hệ gen và được hình thành qua quá trình tiến hóa lâu dài, có thể di truyền được
-
Câu 25:
Xác định ý đúng: Tập tính bẩm sinh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có sự thay đối linh hoạt trong đời sống cá thể.
B. Thường rất bền vững và không thay đổi.
C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.
D. Do kiểu gen quy định.
-
Câu 26:
Chọn ý đúng: In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra?
A. Bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
B. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau
C. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
D. Bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau
-
Câu 27:
Chọn ý đúng: Loại tập tính nào phản ánh mối quan hệ khác loài rõ rệt nhất?
A. Tập tính kiếm ăn.
B. Tập tính di cư.
C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
D. Tập tính sinh sản.
-
Câu 28:
Xác định ý đúng: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách dựa vào yếu tố?
A. Dòng nước.
B. Vị trí mặt trời.
C. Thành phần hóa học của đất.
D. Sự thay đổi của mùa.
-
Câu 29:
Chọn ý đúng: Đâu là nơi nhận thức về thời lượng ánh sáng / bóng tối?
A. Lá
B. Thân
C. Rễ
D. Chồi ngọn
-
Câu 30:
Chọn ý đúng: Hiện tượng nào sau đây bao gồm tất cả những thay đổi của thực vật sống từ khi hạt nảy mầm đến khi chết?
A. Sự khác biệt hóa
B. Sự phát triển
C. Dị biệt hóa
D. Tái biệt hóa
-
Câu 31:
Xác định ý đúng: Chất nào sau đây cần thiết cho sự sinh trưởng của cây?
A. Nhiệt độ tối ưu
B. Nhiệt độ rất cao
C. Không khí rất ẩm
D. Nhiệt độ rất thấp
-
Câu 32:
Xác định ý đúng: Sự phát triển là tổng thể của bao nhiêu quá trình?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 33:
Ý nào đúng: Chất nào thường nằm ở phần nảy chồi, không bị enzyme phân hủy, có tác dụng bảo vệ chồi non?
A. Protein
B. Lipid
C. Kitin
D. Cả 3 sai
-
Câu 34:
Chọn ý đúng: Ở thực vật, các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
A. Tế bào ở mô bì
B. Tế bào ở mô phân sinh
C. Tế bào ở mô tiết
D. Tế bào ở mô dẫn
-
Câu 35:
Chọn ý đúng: Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có?
A. Đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành
B. Đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý
C. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. Đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành
-
Câu 36:
Chọn ý đúng: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn?
A. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành
B. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
C. Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành
D. Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành
-
Câu 37:
Hãy cho biết: Phát triển không qua biến thái có đặc điểm?
A. không phải qua lột xác.
B. ấu trùng giống con trưởng thành.
C. con non khác con trưởng thành.
D. phải qua một lần lột xác.
-
Câu 38:
Chọn ý đúng: Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau 1 năm mà không để lâu hơn?
A. Sau 1 năm cá đã đạt kích thước tối đa
B. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon
C. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm
D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn
-
Câu 39:
Chọn ý đúng: Phát triển của động vật là quá trình biến đổi gồm?
A. sinh trưởng
B. phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
C. Phân hoá tế bào
D. tất cả đều đúng
-
Câu 40:
Đâu là ý đúng: Sinh trưởng của cơ thể động vật là?
A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể
D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.