Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Liễn Sơn
-
Câu 1:
Nêu khái niệm xinap?
A. Nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng
B. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác
C. Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau
D. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh
-
Câu 2:
Điều gì xảy ra với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh?
A. axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp
B. axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
C. axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 3:
Tính tự động của tim là gì?
A. Là khả năng co dãn tự động theo chu kì
B. Là khả năng hoạt động của hệ dẫn truyền tim
C. Là khả năng hoạt động của hệ thần kinh tim
D. Là khả năng tự cung cấp đầy đủ ôxi, chất dinh dưỡng
-
Câu 4:
Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ đâu?
A. Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật
B. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu
C. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật
D. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành
-
Câu 5:
Cho các nhận định sau về sự lan truyền xung thần kinh, nhận định sai là gì?
A. Là sự lan truyền điện thế hoạt động
B. Các ion Na+, K+ chạy trên sợi trục mang theo điện thế đến vùng màng tiếp theo
C. Điện thế không truyền ngược lại vùng nó vừa đi qua
D. Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát
-
Câu 6:
Nhóm động vật nào không có tuần hoàn kín?
A. chim sẻ, thú mỏ vịt, cá heo
B. thỏ, rắn mối, diều hâu, dơi
C. cá chép, thằn lằn, ba ba, cá voi
D. chuồn chuồn, muỗi, bướm, bọ xít
-
Câu 7:
Cảm ứng ở thực vật là gì?
A. Phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
B. Phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích
C. Phản ứng vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích
D. Phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích
-
Câu 8:
Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển
-
Câu 9:
Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có những thành phần nào?
A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não
B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư
C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não
D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não
-
Câu 10:
Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì sao?
A. Thay đổi môi trường sống, giun là động vật đa bào bậc thấp không thích nghi được
B. Khi sống ở mặt đất khô ráo da giun bị ánh nắng chiếu vào hơi nước trong cơ thể giun thoát ra ngoài → giun nhanh chết vì thiếu nước
C. Khi da giun đất bị khô thì O2 và CO2 không khuếch tán qua da được
D. Ở mặt đất khô nồng độ O2 ở cạn cao hơn ở nước nên giun không hô hấp được
-
Câu 11:
Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình
C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
-
Câu 12:
Nêu khái niệm về sinh trưởng ở thực vật?
A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào
B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô
C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô
D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào
-
Câu 13:
Xét các phát biểu sau đây :
(1) Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên
(2) Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững
(3) hầu hết tập tính học được đều bền vững
(4) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
(5) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết
(6) Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định
Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật?
(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển.
(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
A. 2,4,5,6
B. 2,3,4,5
C. 1,2,3,5
D. 1,4,5,6
-
Câu 15:
Giai đoạn tái phân cực của điện động là do đâu?
A. các ion Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng
B. các ion K+ khuếch tán từ trong ra ngoài màng
C. các ion Na+ và K+ đều khuếch tán từ trong ra ngoài màng
D. bơm Na - K vận chuyển chúng từ trong ra ngoài màng
-
Câu 16:
Hệ thần kinh dạng lưới được thấy ở ngành động vật nào sau đây?
A. Ruột khoang
B. Giun tròn
C. Thân mềm
D. Chân khớp
-
Câu 17:
Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự ra sao?
A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan
-
Câu 18:
Khi xếp quả, người ta thường để xen kẽ quả chín với quả xanh điều này chứng tỏ điều gì?
A. Quả xanh tạo ra AAB ức chế quả chín chín quả mức
B. Quả chín tạo ra etylen kích thích quả xanh chín nhanh
C. Quả chín tạo ra mùi thơm làm quả xanh chín nhanh hơn
D. Quả xanh tạo ra auxin làm quả chín không bị nẫu
-
Câu 19:
Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là gì?
A. Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
B. Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
C. Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Tuỷ
D. Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
-
Câu 20:
Những ứng động nào theo sức trương nước?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở
-
Câu 21:
Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
A. Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn
B. Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng
C. Vì nắp mang chỉ mở một chiều
D. Vì cá bơi ngược dòng nước
-
Câu 22:
Sự đóng mở khí khổng là vận động cảm ứng dựa vào yếu tố nào?
A. Sức trương nước của tế bào
B. Sự thay đổi nhiệt độ
C. Cường độ ánh sáng
D. Các xung thần kinh
-
Câu 23:
Trong các đặc điểm sau:
1. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh
2. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể
3. Phản ứng với kích thích bằng cách cho toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng
4. Phản ứng mau lẹ, chính xác và tinh tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn
5. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể
Hệ thần kinh dạng lưới có những đặc điểm:
A. 1 và 3
B. 2 và 4
C. 1 và 5
D. 3 và 5
-
Câu 24:
Ở trạng thái nghỉ tế bào sống sẽ có đặc điểm ra sao?
A. cổng K+ mở, trong màng tích điện dương ngoài màng tích điện âm
B. cổng K+ mở, trong màng tích điện âm ngoài màng tích điện dương
C. cổng Na+ mở, trong màng tích điện dương ngoài ngoài tích điện âm
D. cổng Na+ mở, trong màng tích điện âm ngoài màng tích điện dương
-
Câu 25:
Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá ngoại bào
B. Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá nội bào
C. Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá ngoại bào → Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào
D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hoá nội bào → Tiêu hoá ngoại bào
-
Câu 26:
Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây?
A. Phôtpholipit
B. Ơstrôgen
C. Côlesterôn
D. Testosterôn
-
Câu 27:
Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chuông thủy tinh kín được chiếu sáng. Nồng độ CO2 sẽ ra sao?
A. không thay đổi
B. giảm đến điểm bù của cây C3
C. giảm đến điểm bù của cây C4
D. tăng
-
Câu 28:
Trái ngược với tập tính vị tha là loại tập tính gì?
A. Thứ bậc
B. Ích kỷ
C. Xã hội
D. Kiếm ăn
-
Câu 29:
Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi?
Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.
Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?
A. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
B. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
C. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng phong phú của loài
D. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
-
Câu 30:
Năng suất mía sẽ giảm rõ rệt nếu sinh trưởng và phát triển ở chúng có tương quan gì?
A. Sinh trưởng nhanh hơn phát triển
B. Sinh trưởng chậm hơn phát triển
C. Sinh trưởng và phát triển đều nhanh
D. Sinh trưởng và phát triển bình thường
-
Câu 31:
Vì sao cá không hô hấp được trên cạn?
A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ
B. Áp suất không khí làm mang bị xẹp, nắp mang dính chặt
C. Mang cá bị khô
D. Cả A, B và C
-
Câu 32:
Nghiên cứu ảnh hướng của ảnh sáng đối với sự sinh trưởng của thực vật, người ta làm thi nghiệm: Gieo 1 số hạt thóc vào chậu và đặt hên cạnh một bóng điện sáng. Sau vài ngày có hiện tượng cây mọc cong về phía nguồn sáng. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía đổi diện. Có thể giải thích?
A. auxin được tổng hợp đã tập trung nhiều hơn ở phía thiếu ánh sáng và kích thích các tế bào dài ra
B. auxin kìm hãm sự sinh trưởng của tế bào
C. ở phía được chiếu sáng, cây quang hợp mạnh nên sinh trưởng nhanh hơn
D. auxin có tính hướng sáng âm nên tập trung ở phía tối
-
Câu 33:
Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
B. Hoạt động tự động
C. Hoạt động theo chu kì
D. Hoạt động cần năng lượng
-
Câu 34:
Cho các nhận định sau:
(1) Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh giao cảm lớn hơn nhiều lần tổc độ lan truyền trên sợi thần kinh vận động.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh có bao myêlin.
(3) Lan truyền nhảy cóc làm cho nhiều vùng trên sợi trục chưa kịp nhận thông tin về kích thích.
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục.
Có bao nhiêu nhận định không đúng:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 35:
Hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây?
A. Auxin
B. Gibêrêlin
C. Etylen
D. Phitocrom
-
Câu 36:
Động vật nào trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da?
A. Châu chấu
B. Chuột
C. Tôm
D. Ếch đồng
-
Câu 37:
Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch
B. Qua thành động mạch và mao mạch
C. Qua thành mao mạch
D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch
-
Câu 38:
Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. Còn tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ
A. Là những tập tính học được từ đồng loại
B. Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
C. Chúng không phân biệt được trứng của mình
D. Chúng không biết ấp trứng
-
Câu 39:
Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 gồm?
1. Vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào
2. Vận chuyển O2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp
3. Vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào
4. Vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp
A. 1, 3
B. 1, 4
C. 2, 3
D. 2, 4
-
Câu 40:
Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện?
A. Nghe thấy tiếng gọi tên mình liền quay đầu lại
B. Đi trên đường thấy 1 xác con vật chết liền tránh xa
C. Đi ngoài trời nắng, da đổ mồ hôi
D. Nghe thấy bài hát yêu thích thì hát theo