Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Kim Liên
-
Câu 1:
Huyết áp là gì?
A. Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất
B. Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch
C. Áp lực của máu vào thành mạch
D. Áp lực máu trong tim
-
Câu 2:
Cơ thể động vật ăn thực vật có thể tiêu hóa được thực vật nào?
A. Động vật ăn thực vật chỉ tiêu hóa prôtêin trong thực vật chúng ăn
B. Cơ thể động vật ăn thực vật có enzim phân hủy tế bào thực vật
C. Nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật
D. Cả A, B và C
-
Câu 3:
Trong sự truyền tin qua xináp, Ca2+ có vai trò gì?
A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hóa học hoạt động
B. Xúc tác sự tổng hợp các chất trung gian hóa học
C. Tăng cường tái phân cực mở màng trước xináp
D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hóa học vào màng trước xináp và vỡ ra
-
Câu 4:
Mô tả nào dưới đây về hệ thần kinh dạng ống là không đúng:
A. Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần
B. Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp
C. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể
D. Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống
-
Câu 5:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về các hình thức tiêu hóa trong hệ thống ống tiêu hóa?
A. Ở dạ dày diễn ra sự tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học
B. Ở ruột già diễn ra sự tiêu hóa cơ học
C. Ở ruột non diễn ra sự tiêu hóa hóa học
D. Ở manh tràng của động vật ăn thực vật diễn ra sự tiêu hóa sinh học
-
Câu 6:
Nêu khái niệm về học khôn?
A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại
B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới
C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới
D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới
-
Câu 7:
Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì mặt trong và ngoài của màng noron ra sao?
A. Mặt trong của màng nơron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương
B. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện âm
C. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện dương
D. Mặt trong của màng nơron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm
-
Câu 8:
Ứng động khác với hướng động ở tác nhân kích thích nào?
A. Từ một hướng
B. Từ con người
C. Từ trên xuống
D. Từ mọi hướng
-
Câu 9:
Những phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở động vật
I. Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn
II. Ở thú ăn thịt , thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày
III. Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn so với ruột non ở thú ăn thực vật
IV. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào
A. II,III
B. I, IV
C. I,III
D. II, IV
-
Câu 10:
Vì sao cá không hô hấp được trên cạn?
A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ
B. Áp suất không khí làm mang bị xẹp, nắp mang dính chặt
C. Mang cá bị khô
D. Cả A, B và C
-
Câu 11:
Nghiên cứu ảnh hướng của ảnh sáng đối với sự sinh trưởng của thực vật, người ta làm thi nghiệm: Gieo 1 số hạt thóc vào chậu và đặt hên cạnh một bóng điện sáng. Sau vài ngày có hiện tượng cây mọc cong về phía nguồn sáng. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía đổi diện. Có thể giải thích
A. auxin được tổng hợp đã tập trung nhiều hơn ở phía thiếu ánh sáng và kích thích các tế bào dài ra
B. auxin kìm hãm sự sinh trưởng của tế bào
C. ở phía được chiếu sáng, cây quang hợp mạnh nên sinh trưởng nhanh hơn
D. auxin có tính hướng sáng âm nên tập trung ở phía tối
-
Câu 12:
Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi khi có sự kích thích của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể diễn ra theo trình tự nào?
A. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
B. Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng → Thụ quan
C. Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận đáp ứng → Thụ quan → Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết → Thụ quan
-
Câu 13:
Cho các nhận định sau:
(1) Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh giao cảm lớn hơn nhiều lần tổc độ lan truyền trên sợi thần kinh vận động.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh có bao myêlin.
(3) Lan truyền nhảy cóc làm cho nhiều vùng trên sợi trục chưa kịp nhận thông tin về kích thích.
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục.
Có bao nhiêu nhận định không đúng:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 14:
Hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây?
A. Auxin
B. Gibêrêlin
C. Etylen
D. Phitocrom
-
Câu 15:
Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da?
A. Châu chấu
B. Chuột
C. Tôm
D. Ếch đồng
-
Câu 16:
Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch
B. Qua thành động mạch và mao mạch
C. Qua thành mao mạch
D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch
-
Câu 17:
Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quá trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. Còn tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ
A. Là những tập tính học được từ đồng loại
B. Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
C. Chúng không phân biệt được trứng của mình
D. Chúng không biết ấp trứng
-
Câu 18:
Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 gồm?
1. Vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào
2. Vận chuyển O2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp
3. Vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào
4. Vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp
A. 1, 3
B. 1, 4
C. 2, 3
D. 2, 4
-
Câu 19:
Phản xạ nào dưới đây là phản xạ không điều kiện?
A. Nghe thấy tiếng gọi tên mình liền quay đầu lại
B. Đi trên đường thấy 1 xác con vật chết liền tránh xa
C. Đi ngoài trời nắng, da đổ mồ hôi
D. Nghe thấy bài hát yêu thích thì hát theo
-
Câu 20:
Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
B. Hoạt động tự động
C. Hoạt động theo chu kì
D. Hoạt động cần năng lượng
-
Câu 21:
Nêu khái niệm về động mạch?
A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan
B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan
C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan
D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan
-
Câu 22:
Xinap cấu tạo gồm các bộ phận nào?
A. Xináp hóa học và xinap điện
B. Khe xináp, cúc xinap, màng xinap
C. Chùy xináp, khe xinap, màng sau xinap
D. Màng sau, màng giữa và màng trước xinap
-
Câu 23:
Hệ tuần hoàn bao gồm các cơ quan nào?
A. Tim
B. Hệ thống mạch máu
C. Dịch tuần hoàn
D. Cả ba ý trên
-
Câu 24:
Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là bao nhiêu?
A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
-
Câu 25:
Nguyên nhân nào gây ra điện thế hoạt động của nơron?
A. Do sự khử cực, đảo cực rồi tái phân cực của tế bào thần kinh
B. Do tác nhân kích thích làm thay đổi tính thấm của màng nơron dẫn đến trao đổi ion Na+ và K+ qua màng
C. Do tác nhân kích thích nơron quá mạnh
D. Do sự lan truyền hưng phấn của xung động thần kinh
-
Câu 26:
Những cá thể nào thì có tập tính bảo vệ lãnh thổ?
A. những cá thể khác loài
B. những cá thể cùng loài
C. những sống trong cùng một khu vực
D. vật ăn thịt
-
Câu 27:
Xét các trường hợp sau:
(1) những cơn giông: N2 + O2 → NO2 (tia lửa điện)
(2) xác của động vật, thực vật: RNH2→ NH3 → NO3-
(3) sự cố định của vi sinh vật: N2 + NH3 → 2 NH3
(4) sự cung cấp của con người: muối NO3-, NH4+
(5) quang hợp của cây xanh
Những trường hợp nào trên đây là nguồn cung cấp nitơ cho cây?
A. (1), (2), (3) và (4)
B. (1), (3), (4) và (5)
C. (2), (3), (4) và (5)
D. (1), (2), (4) và (5)
-
Câu 28:
Tốc độ truyền tin qua xináp hóa học bị chậm hơn so với xináp điện là do đâu?
A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên chất trung gian hóa học bị phân tán
B. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất trung gian hoá học
C. Cần có thời gian để phá vỡ bóng xinap và để chất trung gian khuếch tán qua khe xináp
D. Phải có đủ thời gian để phân huỷ chất trung gian hoá học
-
Câu 29:
Trái ngược với tập tính vị tha là tập tính nào?
A. Thứ bậc
B. Ích kỷ
C. Xã hội
D. Kiếm ăn
-
Câu 30:
Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở
D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở
-
Câu 31:
Xung thần kinh được truyền qua xinap theo thứ tự nào?
A. Chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp → màng trước xináp
B. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp
C. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp
D. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp
-
Câu 32:
Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Khí khổng đóng và mở
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại. Khí khổng đóng và mở
D. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ. Khí khổng đóng và mở
-
Câu 33:
Nêu khái niệm về tiêu hoá?
A. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể
B. Quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể
C. Quá trình tạo ra các chất chất dinh dưỡng cho cơ thể
D. Quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được
-
Câu 34:
Cơ quan nào dưới đây không được điều khiển bởi hệ thần kinh sinh dưỡng?
A. Cơ quan sinh sản
B. Ruột non
C. Bắp tay
D. Dạ dày
-
Câu 35:
Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hòa huyết áp
B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu
C. Điều hoà áp suất thẩm thấu
D. Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu
-
Câu 36:
Bộ hàm và độ dài ruột ở động vật ăn tạp khác gì so với động vật ăn thịt?
A. Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn
B. Răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn và ruột ngắn hơn
C. Răng nanh và răng trước hàm không sắc nhọn bằng và ruột ngắn hơn
D. Răng nanh và răng trước hàm sắc nhọn hơn và ruột dài hơn
-
Câu 37:
Nguy cơ lớn nhất đối với các động vật hô hấp qua bề mặt cơ thể là yếu tố nào?
A. Nhiệt độ cao
B. Nhiệt độ thấp
C. Độ ẩm không khí cao
D. Độ ẩm không khí thấp
-
Câu 38:
Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc?
A. Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng
B. Giảm luợng muối ăn hàng ngày (< 6g NaCl)
C. Hạn chế uống ruợu bia không hút thuốc lá
D. Cả 3 phuơng án trên
-
Câu 39:
Cho các đặc điểm sau:
1. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chỉ trong động mạch dưới áp lực thấp
2. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) không tiếp xúc trực tiếp với tế bào cơ thể
3. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
4. Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy chậm
5. Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy nhanh
Hệ tuần hoàn hở có bao nhiêu đặc điểm trên?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 40:
Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi?
Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.
Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?
A. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
B. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
C. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng phong phú của loài
D. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn