Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)?
A. Trương Định
B. Nguyễn Trung Trực
C. Nguyễn Hữu Huân
D. Dương Bình Tâm
-
Câu 2:
Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?
A. Mêhicô
B. Angiêri
C. Tuynidi
D. Nam Phi
-
Câu 3:
Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
D. Khởi nghĩa Yên Thế
-
Câu 4:
Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là gì?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương
B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn
C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
D. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương
-
Câu 5:
Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?
A. Đề Thám
B. Đề Nắm
C. Phan Đình Phùng
D. Nguyễn Trung Trực
-
Câu 6:
Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?
A. Anh, Pháp, Đức, Italia.
B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.
C. Đức, Áo, Hung, Bỉ.
D. Anh, Pháp, Nhật, Italia.
-
Câu 7:
Đâu không phải là hành động của nhân dân Bắc Kì khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?
A. Bất hợp tác với Pháp.
B. Bỏ thuốc độc vào các giếng nước uống.
C. Đốt kho thuốc súng của Pháp.
D. Tìm cách thỏa hiệp với Pháp.
-
Câu 8:
Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)
B. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)
C. Bổ sung lực lượng quân sự
D. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
-
Câu 9:
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương _______.
A. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ
B. tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn
C. chỉ hoạt động cầm chừng
D. chấm dứt hoạt động
-
Câu 10:
Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là gì?
A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu
B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
C. Nạn thất nghiệp tràn lan
D. Sản xuất đình đốn
-
Câu 11:
Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào thời gian nào?
A. 15/08/1945.
B. 25/08/1945.
C. 05/08/1945.
D. 30/08/1945.
-
Câu 12:
Liên Xô là cụm từ viết tắt của tổ chức nào?
A. Liên bang Xô viết
B. Liên hiệp các Xô viết
C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
D. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa
-
Câu 13:
Bản chất của phong trào Cần vương là gì?
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
-
Câu 14:
Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
A. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
B. Cao Điền và Tống Duy Tân
C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
D. Tống Duy Tân và Cao Thắng
-
Câu 15:
Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là nước nào?
A. Phát xít Đức
B. Anh, Pháp
C. Mĩ
D. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản
-
Câu 16:
Thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) mà không tốn một viên đạn vì sao?
A. thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
B. nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
C. triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
D. quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
-
Câu 17:
Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì sao?
A. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.
B. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.
C. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
D. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.
-
Câu 18:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do đâu?
A. âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.
B. các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.
C. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.
D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.
-
Câu 19:
Nước tư bản nào đã liên quân với Pháp để tấn công Đà Nẵng vào 1858?
A. Hà Lan.
B. Anh.
C. Tây Ban Nha.
D. Bồ Đào Nha.
-
Câu 20:
Chọn đáp án đúng để sắp xếp các Hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp theo trình tự thời gian
1. Hiệp ước Hác – măng.
2. Hiệp ước Nhâm Tuất.
3. Hiệp ước Pa - tơ – nốt.
4. Hiệp ước Giáp Tuất.
A. 2 – 4 – 1 – 3.
B. 3 - 2 - 4 - 1.
C. 2 – 3 – 1 - 4.
D. 1 - 2 - 3 - 4.
-
Câu 21:
Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?
A. Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.
B. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
C. Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.
D. Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.
-
Câu 22:
Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
B. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp
C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
D. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”
-
Câu 23:
Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Cách mạng tháng Hai
C. Cách mạng tháng Mười
D. Luận cương tháng tư
-
Câu 24:
Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa
-
Câu 25:
Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng (1858) ________.
A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
B. Bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
C. Buộc pháp phải lập tức thực hiện kế hoạch tấn công bắc kì.
D. Buộc pháp phải lập tức chuyển hướng tiến công cửa biển Thuận An.
-
Câu 26:
Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia thế nào?
A. tự do trong Liên bang Đông Dương.
B. độc lập, có chủ quyền.
C. dân chủ, có chủ quyền.
D. độc lập trong Liên bang Đông Dương.
-
Câu 27:
Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Hácmăng.
C. Hiệp ước Patơnốt.
D. Hiệp ước Giáp Tuất.
-
Câu 28:
Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?
A. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.
B. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.
C. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.
D. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.
-
Câu 29:
Vì sao tại Gia Định, kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại?
A. Sự chiến đấu anh dũng của quân đội triều đình, quân xâm lược bị thiệt hại nặng nề
B. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta
C. Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát địch, quấy rối tiêu diệt chúng
D. Tất cả các vấn đề trên
-
Câu 30:
Điểm chung và cũng là ưu điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Tập hợp đông đảo các giai cấp tầng lớp trong xã hội.
B. Khởi nghĩa vũ trang theo phạm trù phong kiến.
C. Xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp.
D. Làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp.
-
Câu 31:
Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng tính chất của phong trào Cần vương (1885 – 1896) ở Việt Nam?
A. Phong trào đấu tranh có tính chất cải lương.
B. Yêu nước nhưng không mang tính cách mạng.
C. Phong trào đấu tranh tự phát, không có tổ chức.
D. Phong trào yêu nước và mang tính cách mạng.
-
Câu 32:
Nét nổi bật của phong trào Cần vương ở giai đoạn hai (1888 – 1896) là gì?
A. Đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến.
B. Đặt dưới sự chỉ huy gián tiếp của triều đình kháng chiến.
C. Không có sự chỉ huy của triều đình, các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ.
D. Phong trào phát triển theo chiều sâu, quy tụ thành những trung tâm lớn.
-
Câu 33:
Thất bại tại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã khiến thực dân Pháp rơi vào tình trạng như thế nào?
A. Càng củng cố dã tâm xâm chiếm hoàn toàn Việt Nam.
B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương thuyết để rút khỏi Bắc Kỳ.
C. Cầu cứu sự chi viện của triều đình Mãn Thanh.
D. Quyết định đánh thẳng vào Huế để kết thúc chiến tranh.
-
Câu 34:
Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Hácmăng.
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
C. Hiệp ước Patơnốt.
D. Hiệp ước Nhâm Tuất.
-
Câu 35:
Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?
A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.
B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.
C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.
D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.
-
Câu 36:
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?
A. Khởi nghĩa Ong Kẹo
B. Khởi nghĩa Commađam
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam.
D. Khởi nghĩa Chậu Pachay
-
Câu 37:
Quốc gia nào được xem là đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
-
Câu 38:
Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn?
A. Sự hình thành liên minh phát xít, gây chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc không thể dung hòa.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.
-
Câu 39:
Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn được coi là đã thiết lập phản ánh điều gì trong quan hệ quốc tế?
A. Sự phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
B. Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.
C. Sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi.
D. Sự xác lập ách thống trị và nô dịch đối với các nước bại trận.
-
Câu 40:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 không mang đặc điểm nào dưới đây?
A. Diễn ra tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.
B. Cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Cuộc khủng hoảng kéo dài 4 năm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
D. Cuộc khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến các nước tư bản chủ nghĩa.