Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021
Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành
-
Câu 1:
Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là
A. Bạo lực cách mạng.
B. đấu tranh vũ trang.
C. đấu tranh chính trị.
D. hòa bình, không bạo lực
-
Câu 2:
Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có tác động như thế nào đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ
A. Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng
B. Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh
C. Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào
D. Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ
-
Câu 3:
Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).
B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892).
C. hởi nghĩa Hương Khê (1885-1896).
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
-
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít.
B. Các nước phát xít Đức – Italia – Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn.
C. Sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa phát xít.
D. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi.
-
Câu 5:
Sau phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
A. giai cấp tư sản.
B. giai cấp nông dân.
C. giai cấp vô sản.
D. trí thức tiểu tư sản.
-
Câu 6:
Phong trào nào ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến?
A. Cách mạng Tân Hợi.
B. Nghĩa Hòa Đoàn.
C. Ngũ Tứ.
D. Duy tân Mậu Tuất.
-
Câu 7:
Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập tháng 7/1921 trên cơ sở
A. cuộc đấu tranh đang phát triển mạnh mẽ.
B. giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
C. giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
D. một số nhóm cộng sản được ra đời trước đó.
-
Câu 8:
Để bù đắp thiệt hại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Anh đã thực hiện chính sách gì ở Ấn Độ?
A. Củng cố vững chắc bộ máy chính quyền thực dân.
B. Thúc đẩy mâu thuẫn xã hội tăng lên nhanh chóng.
C. đổ toàn bộ chi phí chiến tranh lên vai nhân dân thuộc địa.
D. tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động.
-
Câu 9:
Phong trào đấu tranh của công nhân Ấn Độ trong những năm 1918 - 1922 đã đưa tới kết quả.
A. dẫn tới sự thành lập của Đảng Cộng sản.
B. lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia.
C. diễn ra nhiều hình thức khác nhau.
D. tăng cường uy tín của M. Gandi.
-
Câu 10:
Các hình thức đấu tranh hòa bình, không sử dụng bạo lực trong giai đoạn 1918 – 1929 mà M. Gandi kêu gọi bao gồm
A. biểu tình hòa bình, nổi dậy có trang bị vũ khí.
B. biểu tình hòa bình, bãi khóa ở các trường học.
C. bãi khóa ở các trường học, nổi dậy có trang bị vũ khí.
D. không nộp thuế, nổi dậy có trang bị vũ khí.
-
Câu 11:
Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?
A. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.
B. Giai cấp vô sản.
C. Giai cấp tư sản.
D. Giai cấp nông dân.
-
Câu 12:
Hình thức đấu tranh trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ giai đoạn 1918 - 1929 là
A. Bạo lực vũ trang bất hợp pháp.
B. Hoà bình, không sử dụng vũ lực.
C. Bạo động vũ trang kết hợp chính trị.
D. Kết hợp đấu tranh chính trị và bãi công.
-
Câu 13:
Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929?
A. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
B. Thực dân Anh trút gánh nặng chiến tranh lên vai nhân dân Ấn Độ.
C. Việc hành các đạo luật phản động của thực dân Anh để củng cố địa vị thống trị của mình.
D. Thực dân Anh đàn áp phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ nhân dân khiến cho cách mạng thiệt hại nặng.
-
Câu 14:
Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngữ tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là
A. Sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào.
B. Có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
C. Tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để.
D. Có sự tham gia của giai cấp công nhân.
-
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?
A. Thay thế nội dung trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định.
B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.
D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế
-
Câu 16:
Nhiệm vụ “ trọng tâm” trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1925 – 1941) là gì?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
D. Tập thể hóa nông nghiệp
-
Câu 17:
Cuộc khủng hoàng kinh thế giới cuối năm 1929 đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Đức?
A. Sản xuất công nghiệp năm 1932 giảm 50% so với những năm trước khủng hoảng.
B. Số người thất nghiêp lên tới 6 triệu người.
C. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa.
D. Khủng hoảng chính trị trầm trọng do tác động bởi cuộc đấu tranh của quần chúng lao động.
-
Câu 18:
Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện cơ bản nhất về việc Đức dần dần phục hồi vị trí của mình trong quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1924 – 1929?
A. Tham gia tổ chức Liên hiệp quốc.
B. Tham gia Hội Quốc Liên.
C. Kí kết một số hiệp ước với các nước tư bản châu Âu.
D. Kí kết một số hiệp ước với Liên Xô.
-
Câu 19:
Tháng 6 -1940 sự kiện nổi bật nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng tới Việt Nam là
A. Nhật kéo vào Lạng Sơn Việt Nam.
B. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.
C. chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
D. quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
-
Câu 20:
Các nước đóng vai trò quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là
A. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.
B. Mĩ, Anh, Pháp.
C. Mĩ, Pháp, Liên Xô.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
-
Câu 21:
Tháng 11-1917 đã diễn ra sự kiện gì ở Nga?
A. Quân Đức tấn công dồn dập vào lục địa Nga.
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi.
C. Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức.
D. Nước Nga quyết định rút khỏi chiến tranh đế quốc.
-
Câu 22:
Liên Xô đã có thái độ như thế nào đối với các nước phát xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
-
Câu 23:
Để lấy cớ xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì , thực dân Pháp đã
A. Đổ lỗi cho triều đình cấm đạo và giết các đạo sĩ người Pháp
B. Vu cáo triều đình nhà Nguyễn đã vi phạm các cam kết trong Hiệp ước 1862
C. Vu cáo triều đình vẫn ngấm ngầm ủng hộ và tiếp tay cho nhân dân tiến hành kháng chiến chống Pháp
D. Vu cáo triều đình không giải tán các phong trào đấu tranh của nhân dân.
-
Câu 24:
Pháp đã liên quân với nước nào để tấn công Việt Nam?
A. Tây Ban Nha
B. Anh
C. Mĩ
D. Nga
-
Câu 25:
Đâu không phải là Thực dân Pháp chọn cửa biển Đà Nẵng mở đầu xâm lược nước ta vì
A. Chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ lấy đây làm bàn đạp để tấn công kinh thành Huế buộc triều đình nhà Nguyễn phải nhanh chóng đầu hàng
B. Đây là nơi Pháp đặt cơ sở giáo dân đầu tiên ở Việt Nam, Pháp sẽ được người dân ở đây ủng hộ
C. Cửa biển Đà Nẵng là một cảng sâu, rộng nên thuyền chiến của Pháp dễ dàng đi lại và hoạt động quân sự
D. Quân triều đình tập trung ở đây không nhiều.
-
Câu 26:
Sau năm 1862, thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định, Biên Hòa, Định Tường là:
A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp.
B. Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp
C. Yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp
D. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp.
-
Câu 27:
Sai lầm của quân triều đình khi thực dân Pháp gặp khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và châu Âu là
A. Triều đình không tổ chức phản công tiêu diệt giặc và không đoàn kết nhân dân cùng tham gia kháng chiến
B. Huy động quân đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa, tích cực phòng thủ
C. Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp
D. Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ máu”.
-
Câu 28:
Thực dân Pháp quyết định tấn công vào Kinh thành Huế vào năm 1883 nhằm mục đích gì?
A. Để buộc triều đình cắt thành Hà Nội cho Pháp.
B. Để trả thù cho Rivie.
C. Để buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc chiến tranh xâm lược nước ta.
D. Để buộc triều đình mở thêm cửa biển Thuận An cho Pháp vào buôn bán.
-
Câu 29:
Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì.
B. Tăng cường viện binh.
C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạ.
D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới.
-
Câu 30:
Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc.
D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
-
Câu 31:
Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhất ở Bắc Kì năm 1873?
A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội.
B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội).
C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội).
D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).
-
Câu 32:
Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
B. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
C. Sau khi kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
-
Câu 33:
Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian:
1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất.
2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước.
3. Đội tàu chiến của Gacnie kéo quân đến Hà Nội.
A. 1,2,3.
B. 2,1,3.
C. 3,2,1.
D. 3,1,2.
-
Câu 34:
Hiệp ước Hác măng (25-8-1883) và Hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) mà triều đình Huế kí với Pháp đều thể hiện
A. sự nhu nhược của triều đình Huế, không dám cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.
B. sự bán nước của triều đình Huế.
C. sự chấp nhận cho Pháp cai quản từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang.
D. sự nhu nhược của triều đình giữa lúc đất nước bị ngoại xâm.
-
Câu 35:
Âm mưu và quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp có đặc điểm là
A. lâu dài và liên tục.
B. nhất thời và ngắt quãng.
C. lâu dài và ngắt quãng.
D. nhất thời và liên tục.
-
Câu 36:
Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
-
Câu 37:
Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?
A. giai cấp tư sản dân tộc
B. đại địa chủ phong kiến
C. giai cấp nông dân
D. giai cấp công nhân
-
Câu 38:
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Địa chủ phong kiến và nông dân
D. Công nhân và nông dân
-
Câu 39:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển
B. Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh
D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng
-
Câu 40:
Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp
C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất.
D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên