Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 11 năm 2021
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Chủ trương cứu nước nào của Phan Châu Trinh có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
A. Tự lực khai hóa
B. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh
C. Chấn hưng dân trí
D. Khai dân trí, chấn hưng tinh thần dân tộc
-
Câu 2:
So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì tiến bộ?
A. Do các sĩ phu tiến bộ lãnh đạo
B. Gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội
C. Chủ trương đoàn kết quốc tế
D. Xác định công- nông là động lực của cách mạng
-
Câu 3:
Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
A. Bạch Thái Bưởi
B. Nguyễn Hữu Hào
C. Lê Phát Đạt
D. Trần Hữu Định
-
Câu 4:
Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp khai mỏ
B. Nông nghiệp
C. Giao thông vận tải
D. Công nghiệp chế biến
-
Câu 5:
Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đã:
A. Giúp các sĩ phu phong kiến Việt Nam chuyển hẳn sang lập trường tư sản.
B. Thúc đẩy phong trào công nhân từng bước chuyển từ tự phát sang tự giác.
C. Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-
Câu 6:
Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển
C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại
D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
-
Câu 7:
Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển
C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại
D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
-
Câu 8:
Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp
C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất.
D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên
-
Câu 9:
Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?
A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết
B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế
C. Vì họ chưa quan tâm đòi các quyền tự do dân chủ
D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp
-
Câu 10:
Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp
A. Nông dân
B. Thợ thủ công
C. Nô tì
D. Binh lính
-
Câu 11:
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Địa chủ phong kiến và nông dân
D. Công nhân và nông dân
-
Câu 12:
Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?
A. giai cấp tư sản dân tộc
B. đại địa chủ phong kiến
C. giai cấp nông dân
D. giai cấp công nhân
-
Câu 13:
Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ
A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.
-
Câu 14:
Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Tiểu thương, địa chủ.
C. Nhà báo, nhà giáo.
D. Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.
-
Câu 15:
Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam
A. Phát triển nhanh, cân đối.
B. Phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.
C. Không phụ thuộc vào chính quốc.
D. Cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.
-
Câu 16:
Giai cấp mới nào trong xã hội Việt Nam ra đời ngay trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Giai cấp công nhân và tư sản.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp tiểu tư sản.
D. Giai cấp công nhân.
-
Câu 17:
Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
A. Cầu Chương Dương
B. Cầu Long Biên
C. Cầu Tràng Tiền
D. Cầu Hàm Rồng
-
Câu 18:
Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?
A. Tư bản nhà nước
B. Tư bản tư nhân
C. Tư bản ngân hàng
D. Tư bản công nghiệp
-
Câu 19:
Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa
B. Kinh tế phong kiến
C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân
-
Câu 20:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển
B. Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh
D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng
-
Câu 21:
Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
-
Câu 22:
Đâu không phải mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
A. Bù đắp thiệt hại của quá trình xâm lược và bình định quân sự
B. Bóc lột để làm giàu cho chính quốc
C. Khuếch trương công lao khai hóa của Pháp
D. Bù đắp thiệt hại từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Câu 23:
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. 1895 - 1918
B. 1896 - 1914
C. 1897 - 1914
D. 1898 – 1918
-
Câu 24:
Hạn chế của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam là
A. chỉ diễn ra trên địa bàn rừng núi hiểm trở.
B. tinh thần chiến đấu của nghĩa quân chưa quyết liệt.
C. nặng về phòng thủ, ít chủ động tiến công.
D. chưa được quần chúng nhân dân ủng hộ.
-
Câu 25:
Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây được Nguyễn Ái Quốc đánh giá là “còn mang nặng cốt cách phong kiến”
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa Ba Đình
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy
-
Câu 26:
Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời không xuất phát từ lí do nào sau đây?
A. Thực dân Pháp đang bận đàn áp phong trào Cần Vương
B. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lý thuận lợi
C. Phương thức tác chiến linh hoạt
D. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp
-
Câu 27:
Nội dung nào không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)?
A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.
B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.
C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.
D. Nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.
-
Câu 28:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là
A. Thiếu đường lối đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiến bộ.
B. Nhân dân thiếu quyết tâm chống thực dân Pháp xâm lược.
C. Đi ngược lại với truyền thống đấu tranh vũ trang dân tộc.
D. Phải chủ chiến không liên kết được với quần chúng nhân dân.
-
Câu 29:
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
B. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào.
C. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
D. Nhà Thanh bắt tay với Pháp, đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
-
Câu 30:
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là
A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia
B. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh
C. hình thức, phương pháp đấu tranh
D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào
-
Câu 31:
Yếu tố nào quy định khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát?
A. Mục tiêu đấu tranh
B. Kết quả
C. Quy mô
D. Lãnh đạo
-
Câu 32:
Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX bùng nổ mạnh mẽ đã có tác động như thế nào đến thực dân Pháp?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam
B. Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
C. Để lại những bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau
D. Chứng tỏ xã hội Việt Nam đang lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
-
Câu 33:
Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?
A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp
B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập
C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất
D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp
-
Câu 34:
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương
B. Chống lại chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua
-
Câu 35:
Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
-
Câu 36:
Phong trào Cần vương chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Hương Khê.
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
-
Câu 37:
Để có thêm thời gian chuẩn bị và củng cố lực lượng, Đề Thám đã có chủ trương gì?
A. Di chuyển lực lượng để các vùng tự do
B. Tổ chức phản công để phá vòng vây
C. Chủ động giảng hòa với thực dân Pháp
D. Chủ động liên lạc với các phong trào đấu tranh trên cả nước
-
Câu 38:
Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888 nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
-
Câu 39:
Căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy được xây dựng trên vùng địa hình như thế nào?
A. Vùng đầm, hồ, lau sậy um tùm.
B. Vùng núi cao hiểm trở.
C. Vùng sông nước.
D. Vùng trung du có nhiều rừng rậm.
-
Câu 40:
Nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) được tổ chức như thế nào?
A. Tập trung thành những đội quân lớn.
B. Phiên chế thành những phân đội nhỏ.
C. Vừa tập trung vừa phân tán.
D. Tổ chức thành các quân thứ.