Đề thi giữa HK2 môn KHTN 6 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Văn Lang
-
Câu 1:
Nấm chủ yếu sống ở môi trường
A. nóng ẩm, giàu dinh dưỡng.
B. lạnh ẩm, giàu dinh dưỡng.
C. nóng khô, giàu dinh dưỡng.
D. nóng ẩm, ít dinh dưỡng.
-
Câu 2:
Giới thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 3:
Ngành thực vật chiếm số lượng loài nhiều nhất ở Việt Nam là:
A. Ngành dương xỉ.
B. Ngành hạt trần.
C. Ngành hạt kín.
D. Ngành rêu.
-
Câu 4:
Đối xứng tỏa tròn là đặc điểm của ngành nào?
A. Ngành chân khớp.
B. Ngành ruột khoang.
C. Ngành giun đốt.
D. Ngành giun tròn.
-
Câu 5:
Cơ thể rất mềm, thường được bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài là đặc điểm của ngành nào?
A. Ngành chân khớp.
B. Ngành ruột khoang.
C. Ngành giun đốt.
D. Ngành thân mềm.
-
Câu 6:
Nhóm động vật có xương sống gồm những lớp nào?
A. Lớp cá, giun đốt, lưỡng cư, động vật có vú.
B. Lớp cá, lưỡng cư, động vật có vú, thân mềm.
C. Lớp cá, lưỡng cư, bò sát, động vật có vú.
D. Lớp thú, giun tròn, lưỡng cư, bò sát.
-
Câu 7:
Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở ……. của sinh vật.
A. số lượng loài.
B. chất lượng loài.
C. môi trường sống.
D. vai trò.
-
Câu 8:
Rêu sinh sản bằng cơ quan nào?
A. Lá.
B. Hoa.
C. Bào tử.
D. Quả.
-
Câu 9:
Cây ngô thuộc ngành thực vật nào?
A. Ngành rêu.
B. Ngành dương xỉ.
C. Thực vật hạt trần.
D. Thực vật hạt kín.
-
Câu 10:
Cá heo thuộc lớp động vật nào?
A. Lớp cá.
B. Lớp lưỡng cư.
C. Lớp thú.
D. Lớp bò sát.
-
Câu 11:
Con trưởng thành của lớp lưỡng cư hô hấp bằng cơ quan nào?
A. Mang.
B. Phổi.
C. Mang và phổi.
D. Da và phổi.
-
Câu 12:
Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể
A. đa bào, nhân thực.
B. đơn bào, nhân thực.
C. đơn bào, nhân sơ.
D. đa bào, nhân sơ.
-
Câu 13:
Cá cóc là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá
B. Lưỡng cư
C. Bò sát
D. Thú
-
Câu 14:
Đại diện nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?
A. Rêu tường
B. Tảo lục
C. Dương xỉ
D. Rong đuôi chó
-
Câu 15:
Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch
B. Rắn, cá heo, hổ
C. Ruồi, muỗi, chuột
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
-
Câu 16:
Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào.
B. Cây tam thất.
C. Cây hành.
D. Cây lá lốt.
-
Câu 17:
Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực
B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào
D. Có sắc tố quang hợp
-
Câu 18:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.
B. Gió thổi làm thuyền chuyển động.
C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
-
Câu 19:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………
A. Lực nâng
B. Lực kéo
C. Lực uốn
D. Lực đẩy
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.
B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.
D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.
-
Câu 21:
Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?
A. Vẫn đứng yên.
B. Chuyển động nhanh dần.
C. Chuyển động chậm dần.
D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.
-
Câu 22:
Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị ….
A. Biến dạng.
B. Thay đổi chuyển động.
C. Biến dạng và thay đổi chuyển động.
D. Dừng lại.
-
Câu 23:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hai thanh nam châm hút nhau.
B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.
-
Câu 24:
Việc làm nào dưới đây không cần dùng tới lực?
A. Cầm bút viết bài
B. Chơi nhảy dây
C. Bế em bé
D. Đọc một trang sách
-
Câu 25:
Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là?
A. Có lông vũ và không có lông vũ
B. Có mỏ và không có mỏ
C. Có cánh và không có cánh
D. Biết bay và không biết bay
-
Câu 26:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm
(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập
(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài
(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)
(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài
Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?
A. (1), (2), (4)
B. (1), (3), (4)
C. (5), (2), (4)
D. (5), (1), (4)
-
Câu 27:
Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:
(1) Biết bay hay không biết bay
(2) Có lông hay không có lông
(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ
(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi
(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn
(6) Phân tính hay không phân tính
Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?
A. (1), (4), (5)
B. (2), (5), (6)
C. (1), (2), (3)
D. (2), (3), (5)
-
Câu 28:
Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
-
Câu 29:
Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch
B. Vì chúng có hạt nằm trong quả
C. Vì chúng sống trên cạn
D. Vì chúng có rễ thật
-
Câu 30:
Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?
A. Quả
B. Hoa
C. Noãn
D. Rễ