Đề thi giữa HK2 môn Hoá học 8 năm học 2022-2023
Trường THCS Hai Bà Trưng
-
Câu 1:
Chất có công thức hóa học nào sau đây là oxit?
A. ZnO
B. Zn(OH)2
C. ZnSO4
D. ZnCl2
-
Câu 2:
Cho các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
1) CaCO3 → CaO + CO2
2) Fe + S → FeS
3) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
4) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Trong các phản ứng trên: số phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy lần lượt là:
A. 3; 1.
B. 2; 1.
C. 1; 3.
D. 1; 2.
-
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) trong khí oxi (vừa đủ). Sản phẩm của phản ứng là:
A. CO2.
B. H2O.
C. CO2 và H2O.
D. CO2, H2O và O2.
-
Câu 4:
Thành phần thể tích của không khí gồm:
A. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm,...).
B. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm,...).
C. 21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
D. 21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
-
Câu 5:
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí CH4 trong bình chứa khí oxi. Thể tích khí oxi (đo ở đktc) cần dùng là:
A. 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
-
Câu 6:
Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit bazơ?
A. SO3; P2O5.
B. Na2O; SO3
C. SO2; CaO.
D. Na2O; CaO.
-
Câu 7:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm. Hãy xác định 1, 2, 3, 4?
A. (1): KMnO4 hoặc KClO3; (2): đèn cồn; (3): bông; (4): Khí oxi
B. (1): KCl hoặc KCl; (2): đèn cồn; (3): bông; (4): Khí oxi
C. (1): KMnO4 hoặc KClO3; (2): đèn cồn; (3): bông; (4): Khí clo
D. (1): KMnO4 hoặc KCl; (2): đèn cồn; (3): bông; (4): Khí clo
-
Câu 8:
Cho các oxit có công thức hóa học sau: SO2; Fe2O3, CO2, CaO. Chất nào thuộc loại oxit bazơ?
A. CO2, CaO.
B. Fe2O3, CO2.
C. SO2; Fe2O3.
D. Fe2O3, CaO.
-
Câu 9:
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí dựa vào tính chất nào sau đây của oxi:
A. Khí O2 nhẹ hơn không khí
B. Khí O2 là khí không mùi.
C. Khí O2 dễ hoà tan trong nước.
D. Khí O2 nặng hơn không khí
-
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Sắt (Fe) trong không khí. Khối lượng sản phẩm thu được là
A. 22,2gam
B. 24,2gam
C. 23,2gam
D. 26,2gam
-
Câu 11:
P2O5 có tên gọi là
A. diphotpho pentaoxit
B. diphotpho tetraoxit
C. photpho (V) oxit
D. photpho oxit
-
Câu 12:
Phản ứng thế là phản ứng giữa hợp chất với:
A. H2
B. O2
C. Cu
D. Đơn chất
-
Câu 13:
Cho 13g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl. Thể tích khí H2(đktc) thu được là:
A. 1,12lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
-
Câu 14:
Trong các oxit sau, oxit nào tác dụng với nước: K2O, Al2O3, P2O5, SO3, CaO
A. K2O, Al2O3, P2O5, SO3, CaO
B. K2O, P2O5, SO3, CaO
C. K2O, Al2O3, P2O5.
D. P2O5, SO3, CaO
-
Câu 15:
Cho 3,25 g Zn tác dụng với một lượng HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra cho đi qua 6g CuO đun nóng. Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là
A. 3,5 gam
B. 4,2 gam
C. 3,2 gam
D. 5,2 gam
-
Câu 16:
Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. H3PO4, HNO3, HCl, NaCl, H2SO4
B. H3PO4, HNO3, KCl, NaOH, H2SO4
C. H3PO4, HNO3, HCl, H3PO3, H2SO4
D. H3PO4, KNO3, HCl, NaCl, H2SO4
-
Câu 17:
Cho các oxit có công thức: Fe2O3, MgO, CO2, SO3, P2O3, K2O, NO2. Cho đâu là oxit axit
A. Fe2O3, MgO, CO2
B. CO2, SO3, P2O3, NO2
C. SO3, P2O3, K2O, NO2
D. Fe2O3, MgO, CO2, SO3, P2O3, K2O, NO2
-
Câu 18:
Phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. Đun nóng KMnO4 hoặc KClO3 ở nhiệt độ cao
B. Đi từ không khí
C. Điện phân nước
D. Nhiệt phân CaCO3
-
Câu 19:
Cho các phản ứng sau
1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
2) Na2O + H2O → 2NaOH
3) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
4) CuO+ 2HCl → CuCl2 + H2O
5) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
6) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
7) CaO + CO2 → CaCO3
8) HCl+ NaOH → NaCl+ H2OSố phản ứng thuộc loại phản ứng thế là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
-
Câu 20:
Fe2O3 có tên gọi là
A. sắt (III) oxit
B. sắt (III) dioxit
C. sắt (II) oxit
D. oxit sắt từ
-
Câu 21:
Khi dẫn luồng khí H2 qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng, sản phẩm thu được là
A. Cu, H2O
B. H2O
C. Cu(OH)2
D. Cu, H2O2
-
Câu 22:
Hỗn hợp của hiđro và oxi nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2: O2 là
A. 1:1
B. 2:1
C. 3:1
D. 4:1
-
Câu 23:
Điền vào dấu .... trong PT phản ứng sau: KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + …..
A. O2
B. KOH
C. K2O
D. H2O
-
Câu 24:
Cho các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
1) CaCO3 → CaO + CO2
2) Fe + S → FeS
3) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
4) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Trong các phản ứng trên: số phản ứng thế là:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí C2H4 trong bình chứa khí oxi. Thể tích khí cacbonic (đo ở đktc) thu được là:
A. 3,36 lit
B. 4,48 lit
C. 2,24 lit
D. 6,72 lit
-
Câu 26:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 phản ứng trên thuộc loại phản ứng
A. phân huỷ
B. hoá học
C. thế
D. hoá hợp
-
Câu 27:
SO3 là một
A. oxit axit
B. oxit bazo
C. oxit trung tính
D. oxit lưỡng tính
-
Câu 28:
Sản phẩm khi cho Na2O vào nước là
A. NaOH
B. NaCl
C. H2
D. Na
-
Câu 29:
Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Oxi nặng hơn không khí.
B. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.
C. Oxi tan nhiều trong nước.
D. Oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
-
Câu 30:
Chọn phát biểu đúng?
A. Oxit là một hợp chất của 2 nguyên tố.
B. Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
C. Oxit là hỗn hợp của oxi với các nguyên tố khác.
D. Oxit là hợp chất có chứa nguyên tố oxi.