Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 8 năm 2022
Trường THCS Lê Lợi
-
Câu 1:
Cho 0,2 mol kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 49 gam axit sunfuric. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc).
A. 2,24l
B. 4,48l
C. 3,32l
D. 5,53l
-
Câu 2:
Cho 13 g kẽm tác dụng với 0,3 mol HCl, khối lượng muối ZnCl2 được tạo thành trong phản ứng này là
A. 20g
B. 20,2g
C. 20,4g
D. 20,6g
-
Câu 3:
Cho 3,6 g một oxit sắt vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,35 g một muối sắt clorua. Hãy xác định công thức phân tử của oxit sắt.
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe2O
D. FeO3
-
Câu 4:
Tính lượng natri hiđroxit thu được khi cho 0,3 mol natri tác dụng với nước :
A. 11g
B. 12g
C. 13g
D. 14g
-
Câu 5:
Cho những hiện tượng sau:
1) Mưa đá
2) Mặt trời mọc phía Đông, lặn phía Tây
3) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.
4) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Những hiện tượng vật lí là
A. 1,2
B. 2,4
C. 3,4
D. 1,4
-
Câu 6:
Cho những oxit sau: SO2, K2O, Na2O, N2O5, P2O5, BaO. Dãy gồm những oxit tác dụng với H2O, tạo ra bazơ là:
A. SO2, CaO, K2O
B. K2O, N2O5, P2O5
C. Na2O, K2O, BaO
D. K2O, SO2, P2O5
-
Câu 7:
Để nhận biết các dung dịch: HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:
A. Quỳ tím
B. Phenolphtalein
C. Kim loại
D. Phi kim
-
Câu 8:
Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Số muối là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 9:
Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các muối trung hòa?
A. NaCl, MgSO4, Fe(NO3)3.
B. NaHCO3, MgCO3, BaCO3.
C. NaOH, ZnCl2, FeCl2.
D. NaCl, HNO3, BaSO4.
-
Câu 10:
Chất rắn màu vàng cháy trong bình đựng khí oxi với ngọn lửa sáng xanh, có khí không màu, mùi hắc bay ra là hiện tượng của phản ứng:
A. S + O2 → SO2 (to)
B. 4P + 5O2 → 2P2O5 (to)
C. C + O2 → CO2 (to)
D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (to)
-
Câu 11:
Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?
A. 16 gam
B. 32 gam
C. 48 gam
D. 64 gam
-
Câu 12:
Chất nào sau đây cháy mạnh trong khí oxi, sáng chói, tạo ra các hạt nóng chảy màu nâu?
A. Fe
B. CH4
C. H2
D. P
-
Câu 13:
Khi đốt cháy mẫu dây sắt trong bình đựng khí oxi, dây sắt cháy mạnh, sáng chói, tạo ra:
A. Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đỏ là sắt (III) oxit.
B. Các hạt nhỏ nóng chảy màu đỏ là oxit sắt từ.
C. Các hạt nhỏ nóng chảy màu xám là sắt (III) oxit.
D. Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen là sắt từ oxit.
-
Câu 14:
Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Điện phân nước.
C. Điện phân dung dịch NaOH.
D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.
-
Câu 15:
Chất nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong công nghiệp?
A. CaCO3.
B. H2O.
C. KMnO4.
D. KClO3
-
Câu 16:
Đốt cháy 6,2 gam P trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành P2O5. Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu
A. 15,4 gam.
B. 16 gam.
C. 14,2 gam.
D. 13,3 gam.
-
Câu 17:
Đốt cháy 6,2 gam P trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành P2O5. Chât nào còn dư, chất nào hết?
A. P còn dư, O2 phản ứng hết.
B. P hết, O2 dư.
C. Cả 2 chất vừa đủ.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 18:
Tính số gam kali clorat cầm thiết để điều chế được 48 gam khí oxi?
A. 183,75 gam
B. 122,5 gam
C. 147 gam
D. 196 gam.
-
Câu 19:
Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích khí CO2 và SO2 tạo thành (ở điều kiện tiêu chuẩn)
A. 43904 lít.
B. 49388 lít.
C. 43988 lít.
D. 44904 lít
-
Câu 20:
Đốt cháy hỗn hợp khí gồm có CO và H2 cần dùng 9,6 gam khí oxi. Khí sinh ra có 8,8 gam CO2. Hãy tính khối lượng H2 trong hỗn hợp khí?
A. 0,6g
B. 0,5g
C. 0,8g
D. 0,7g
-
Câu 21:
Tính m1 + m2 + m3 biết đốt cháy hoàn toàn m1 gam khí etilen (C2H4) cần 7,392 lít khí oxi (đktc), thu được m2 gam khí CO2 và m3 gam khí H2O.
A. 15,47 gam
B. 16,72 gam.
C. 13,67 gam
D. 12,7 gam
-
Câu 22:
Hãy xác định số gam khí oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ?
A. 0,64 gam
B. 0,32 gam
C. 0,16 gam
D. 1,6 gam
-
Câu 23:
Tên của Fe2O3 ?
A. Sắt oxit.
B. Sắt (II) oxit.
C. Sắt (III) oxit.
D. Sắt từ oxit.
-
Câu 24:
Đốt cháy photpho trong lọ khí oxi, thu được sản phẩm thuộc loại oxit nào?
A. Oxit lưỡng tính
B. Oxit trung tính
C. Oxit axit
D. Oxit bazo
-
Câu 25:
Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48 lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để có khối lượng nhỏ nhất:
A. KClO3
B. KMnO4
C. KNO3
D. H2O2
-
Câu 26:
Trong phòng thí nghiệm có 1 lớp học có 6 nhóm học sinh cần điều chế O2 từ hóa chất KClO3 để làm thí nghiệm. Mỗi nhóm cần thu 2 bình khí oxi, mỗi bình chứa 280 ml. Khối lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu? Biết các khí đo được ở đktc.
A. 2,04 gam
B. 12,25 gam
C. 18,375 gam
D. 21,75 gam
-
Câu 27:
Đốt cháy hoàn toàn 5,4 g Al. Tính thể tích oxi cần dùng.
A. 3,32l
B. 2,24l
C. 3,36l
D. 4,48l
-
Câu 28:
Cho các chất sau: FeO (1), KClO3 (2), KMnO4 (3), CaCO3 (4), không khí (5), H2O (6). Những chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A. 2, 3
B. 2, 3, 5, 6
C. 1, 2, 3, 5
D. 2, 3, 5
-
Câu 29:
Thí nghiệm nung nóng mạnh Thuốc tím trong ống nghiệm sau đó đưa tàn đỏ que diêm vào miệng ống nghiệm có hiện tượng:
A. Tàn đỏ tắt.
B. Tàn đỏ nổ to.
C. Tàn đỏ giữ nguyên.
D. Tàn đỏ bùng sáng.
-
Câu 30:
Tính m oxit thu được khi đốt 3,1 gam photpho ?
A. 7,1 gam.
B. 4,8 gam.
C. 6,8 gam.
D. 4,9 gam.
-
Câu 31:
Tính m oxi tham gia phản ứng khi cho 7,5 gam hai kim loại là Al và Mg thấy thu được 13,1 gam oxit.
A. 5,6 gam.
B. 6,5 gam.
C. 2,8 gam.
D. 6,4 gam.
-
Câu 32:
Tính %C trong than đá biết đốt 0,6kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic?
A. 94,6 %
B. 97,2 %
C. 95,7 %
D. 89,7 %
-
Câu 33:
Điều giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm?
A. Phát sáng
B. Cháy
C. Tỏa nhiệt
D. Sự oxi hóa xảy ra chậm
-
Câu 34:
Cho 8 gam CuO tác dụng với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 0,64
B. 6,4
C. 7,2
D. 0,72
-
Câu 35:
Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hidro tác dụng với 2,8 lít khí oxi (đktc)?
A. 4,5g
B. 7g
C. 5,6g
D. 8,9g
-
Câu 36:
Khử 50 g hỗn hợp đồng(II) oxit và sắt(II) oxit bằng khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro cần dùng, biết rằng trong hỗn hợp, đồng(II) oxit chiếm 20% về khối lượng.
A. 15,334 (lít).
B. 16,334 (lít).
C. 14,334 (lít).
D. 13,334 (lít).
-
Câu 37:
Phương trình hóa học sau: Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Nguyên tử của đơn chất Zn đã thay thế nguyên tử nào của muối FeSO4?
A. Zn
B. S
C. O
D. Fe
-
Câu 38:
Vì sao khi thu khí hidro bằng cách đẩy không khí, ta phải đặt bình đứng, miệng bình hướng xuống?
A. Vì hidro tan rất ít trong nước
B. Vì hidro tan nhiều trong nước
C. Vì hidro nhẹ hơn không khí
D. Vì hidro nặng hơn không khí
-
Câu 39:
Tính mNa cần để tác dụng với nước để thu được 4,48(l) khí?
A. 9,2g
B. 4,6g
C. 2g
D. 9,6g
-
Câu 40:
Xác định A, biết MA = 108(g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ và khi hóa hợp với hidro tạo axit nitric.
A. NO2
B. N2O3
C. N2O
D. N2O5