Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Quang Trung
-
Câu 1:
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi tan trong nước
B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hóa lỏng
D. Khí oxi nhẹ hơn nước
-
Câu 2:
Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là
A. CaO, CuO
B. NaO, CaO
C. NaO, CO3
D. CuO, CO3
-
Câu 3:
Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:
A. Là chất khí không màu, không mùi, không vị
B. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
C. Là khí tan rất ít trong nước
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 4:
Kim loại luôn đóng vai trò là chất gì trong phản ứng oxi hóa – khử?
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. chất xúc tác.
D. chất môi trường.
-
Câu 5:
Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng:
A. Zn + HCl
B. Fe + H2SO4
C. Điện phân nước
D. Khí dầu hỏa
-
Câu 6:
Cách đọc tên nào sau đây sai?
A. CO2: cacbon (II) oxit
B. CuO: đồng (II) oxit
C. FeO: sắt (II) oxit
D. CaO: canxi oxit
-
Câu 7:
Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự quang hợp của cây xanh
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga
C. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt
D. Sự hô hấp của động vật
-
Câu 8:
Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 (g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ
A. NO2
B. N2O3
C. N2O
D. N2O5
-
Câu 9:
Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Oxygen nặng hơn không khí.
B. Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
C. Oxygen tan nhiều trong nước.
D. Oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.
-
Câu 10:
Dẫn 4,48 lít khí H2 (đktc) qua đồng (II) oxit thu được m gam kim loại. Giá trị m là
A. 6,40.
B. 9,60.
C. 12,8.
D. 19,2.
-
Câu 11:
Thành phần của không khí gồm những khí gì?
A. 20% khí oxi, 79% khí nitơ, 1% các khí khác.
B. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác.
C. 1% khí nitơ, 78% khí oxi, 21% các khí khác.
D. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác.
-
Câu 12:
Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là
A. natri sunfat.
B. natri sunfit.
C. sunfat natri.
D. natri sunfuric.
-
Câu 13:
Tên gọi của axit HClO3 là
A. Axit pecloric
B. Axit clohidric
C. Axit clorơ
D. Axit cloric
-
Câu 14:
Cho phản ứng sau, xác định chất khử: Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
A. Fe2O3
B. H2
C. Fe
D. H2O
-
Câu 15:
Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?
A. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
B. SO3 + H2O → H2SO4.
C. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
D. Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O.
-
Câu 16:
Dãy chất nào sau đây chỉ gồm bazơ
A. HCl, H2SO4, HNO3, NaOH.
B. HCl, H2SO4, HNO3, HBr
C. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, H2SO4
-
Câu 17:
Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Không màu
-
Câu 18:
Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 3 có tên là
A. Mono.
B. Tri.
C. Tetra.
D. Đi.
-
Câu 19:
Đốt cháy m1 gam kẽm bằng khí oxi vừa đủ, thu được 12,15 gam ZnO. Hòa tan toàn bộ lượng ZnO ở trên vào dung dịch chứa m2 gam HCl vừa đủ thu được sản phẩm là ZnCl2 và nước. Tính m1 + m2
A. 20,7 gam.
B. 10,95 gam.
C. 9,75 gam.
D. 10,35 gam
-
Câu 20:
Bếp lửa bùng cháy lên khi ta thổi hơi vào là do:
A. Cung cấp thêm khí CO2
B. Cung cấp thêm khí O2
C. Cung cấp thêm khí N2
D. Cung cấp thêm khí H2
-
Câu 21:
Một hợp chất oxit chứa 50% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit.
A. SO3.
B. SO4.
C. SO2.
D. SO.
-
Câu 22:
Thể tích không khí ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,2 kg C là? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí
A. 112 (lít)
B. 11200 (lít)
C. 22400 (lít)
D. 22,4 (lít)
-
Câu 23:
Cho phản ứng sau, xác định chất khử: Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
A. Fe2O3
B. H2
C. Fe
D. H2O
-
Câu 24:
Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?
A. 16 gam.
B. 32 gam.
C. 64 gam.
D. 48 gam.
-
Câu 25:
Cho phản ứng: C + O2 → CO2. Phản ứng trên là:
A. Phản ứng hóa hợp
B. Phản ứng toả nhiệt
C. Phản ứng cháy.
D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 26:
Thành phần theo thể tích của khí nitơ, oxi, các khí khác trong không khí lần lượt là:
A. 78%, 20%, 2%
B. 78%, 21%, 1%
C. 50%, 40%, 10%
D. 68%, 31%, 1%
-
Câu 27:
Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là
A. CaO, CuO
B. NaO, CaO
C. NaO, CO3
D. CuO, CO3
-
Câu 28:
Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là
A. Chất gây nghiện
B. Dung môi
C. Chất tan
D. Chất tạo màu
-
Câu 29:
Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 (g/mol), trong A có 2 nguyên tử Nitơ
A. NO2
B. N2O3
C. N2O
D. N2O5
-
Câu 30:
Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ:
A. yếu
B. rất yếu
C. bình thường
D. mạnh
-
Câu 31:
Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?
A. CO2
B. SO2
C. CuO
D. CuS
-
Câu 32:
Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A. KMnO4, KClO3, KNO3.
B. CaCO3, KClO3, KNO3.
C. K2MnO4, Na2CO3, CaHPO4.
D. KMnO4, FeCO3, CaSO4.
-
Câu 33:
Sự cháy là:
A. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
B. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng
C. Sự oxi hóa nhưng không phát sáng
D. Sự oxi hóa nhưng không tỏa nhiệt
-
Câu 34:
Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất:
A. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra một chất mới
B. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới
C. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
D. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra
-
Câu 35:
Công thức của bạc clorua là:
A. AgCl2
B. Ag2Cl
C. Ag2Cl3
D. AgCl
-
Câu 36:
Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là
A. muối NaCl.
B. nước.
C. muối NaCl và nước.
D. dung dịch nước muối thu được.
-
Câu 37:
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là
A. H2SO3.
B. H2SO4.
C. HSO3.
D. SO3.2H2O.
-
Câu 38:
Chọn câu sai:
A. Axit luôn chứa nguyên tử H.
B. Tên gọi của H2S là axit sunfuhiđric.
C. Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.
D. Công thức hóa học của axit dạng HnA.
-
Câu 39:
Al2O3 có bazơ tương ứng là
A. Al(OH)2.
B. Al2(OH)3.
C. AlOH.
D. Al(OH)3.
-
Câu 40:
Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?
A. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
B. SO3 + H2O → H2SO4.
C. Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.
D. Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O.