Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 10 năm 2021
Trường THPT Vĩnh Linh
-
Câu 1:
Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a : b bằng
A. 2 : 1
B. 1 : 1
C. 3 : 1
D. 3 : 2
-
Câu 2:
Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế chất X:
Chất X là
A. O2.
B. H2S.
C. H2.
D. Cl2.
-
Câu 3:
Chất nào sau đây có tên gọi là lưu huỳnh trioxit?
A. H2S
B. SO2
C. Na2S
D. SO3
-
Câu 4:
Dẫn khí H2S vào dung dịch muối Pb(NO3)2, hiện tượng quan sát được là
A. dung dịch có màu vàng.
B. có kết tủa màu vàng.
C. có kết tủa màu đen.
D. có kết tủa màu trắng.
-
Câu 5:
Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp chứa các chất tan:
A. NaCl và Na2SO4.
B. NaCl và KCl.
C. KCl và KClO3.
D. NaCl và NaClO.
-
Câu 6:
Tiến hành thí nghiệm với axit H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để ngăn chặn khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường dùng bông tẩm dung dịch chất X để nút miệng ống nghiệm. X có thể là chất nào sau đây ?
A. CH3COOH.
B. NaCl.
C. C2H5OH.
D. NaOH
-
Câu 7:
Nguyên tắc pha loãng axit sunfuric đặc là
A. rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ.
B. rót nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ.
C. rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ.
D. rót nhanh axit vào nước và khuấy nhẹ.
-
Câu 8:
Chất khí Y được tìm thấy nhiều lần ở tầng bình lưu của khí quyển, có vai trò như một tấm lá chắn ngăn các bức xạ có hại từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, chất Y là:
A. ozon.
B. oxi.
C. clo.
D. flo.
-
Câu 9:
Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clorua vôi?
A. Dùng trong tinh chế dầu mỏ.
B. Tẩy trắng vải, sợi, giấy.
C. Tẩy uế cống rãnh, chuồng trại.
D. Dùng để diệt khuẩn, bảo vệ môi trường.
-
Câu 10:
Hòa tan hết 0,1 mol Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được bao nhiêu lít (đktc) khí H2?
A. 3,36 lít
B. 2,24 lít
C. 1,12 lít
D. 4,48 lít
-
Câu 11:
Halogen có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. I2.
B. F2.
C. Cl2.
D. Br2.
-
Câu 12:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là:
A. ns2np4.
B. ns2np3.
C. ns2np6.
D. ns2np5.
-
Câu 13:
Khí clo không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2
B. Mg
C. O2
D. Dung dịch NaOH
-
Câu 14:
Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O.
C. PbS + 2HCl → H2S + PbCl2.
D. S + 2Na → Na2S.
-
Câu 15:
Khi điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm (sơ đồ hình bên), người ta thường thu khí O2 bằng cách đẩy nước là do khí oxi:
A. nhẹ hơn nước.
B. ít tan trong nước.
C. tan nhiều trong nước.
D. khó hóa lỏng.
-
Câu 16:
Cho 0,1 mol SO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Chất tan có trong dung dịch sau phản ứng là:
A. NaHSO3.
B. NaOH và Na2SO3.
C. Na2SO3.
D. NaHSO3 và Na2SO3.
-
Câu 17:
Chất nào sau đây khi cho vào hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh?
A. Cl2
B. F2
C. I2
D. Br2
-
Câu 18:
Ở điều kiện thường, trạng thái vật lí nào sau đây là của clo?
A. Khí, màu vàng lục
B. Lỏng, màu nâu đỏ
C. Khí, màu lục nhạt
D. Rắn, màu tím đen
-
Câu 19:
Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu trắng ?
A. HCl
B. KBr
C. NaF
D. KI
-
Câu 20:
Nhóm gồm các chất đều có khả năng phản ứng với axit H2SO4 đặc, nguội là:
A. Cu và Al2O3.
B. Al và Fe2O3.
C. Fe và MgO.
D. Fe và CuO.
-
Câu 21:
Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
A. 4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2P2O5.
B. 2Cl2 + 7O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2Cl2O7.
C. 2Mg + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2MgO.
D. CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CO2 + 2H2O.
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lưu huỳnh ?
A. Chất rắn, màu vàng.
B. Không tan trong các dung môi hữu cơ.
C. Không tan trong nước.
D. Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
-
Câu 23:
Lưu huỳnh là chất khử trong phản ứng nào sau đây ?
A. S + O2 → SO2.
B. S + 2Na → Na2S.
C. S+ H2 → H2S.
D. S + Mg → MgS.
-
Câu 24:
Nhóm chất đều tác dụng với dung dịch HCl là
A. Mg và KCl.
B. Fe và NaCl.
C. Cu và K2CO3.
D. Zn và NaOH.
-
Câu 25:
X là một loại muối clorua, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia-ven,…. Đặc biệt, X có vai trò quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức ăn. X là:
A. KCl.
B. NaCl.
C. AlCl3.
D. ZnCl2.
-
Câu 26:
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm H2 và H2S, có tỉ lệ mol 1 : 1. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp Y.
A. 2,24
B. 22,4
C. 3,36
D. 33,6
-
Câu 27:
Người ta đã sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm
B. Thổi không khí nén vào lò nung vôi
C. Tăng nồng độ khí CO2
D. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 900 độ C
-
Câu 28:
Các chất đốt như than, củi,...có kích thước nhỏ hơn sẽ cháy nhanh hơn. yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là?
A. áp suất
B. nhiệt độ
C. nồng độ
D. diện tích bề mặt
-
Câu 29:
Dung dịch axit tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Zn, CuO, S
B. CaO, Ag, Fe(OH)2
C. Fe, Au, MgO
D. CuO, Mg, CaCO3
-
Câu 30:
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 thu được 2,24 lít khí SO2. Gía trị của m là?
A. 1,2
B. 60
C. 12
D. 6
-
Câu 31:
Phương pháp để điều chế khí O2 trong PTN là?
A. Điện phân H2O
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
C. Điện phân dung dịch NaCl
D. Nhiệt phân KMnO4
-
Câu 32:
Người ta lợi dụng yếu tố nào sau đây để làm tăng tốc độ phản ứng khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất vôi sống?
A. Nhiệt độ.
B. Diện tích bề mặt
C. Áp suất
D. Nồng độ
-
Câu 33:
Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HBr
B. HF
C. HCl
D. H2SO4
-
Câu 34:
Chất nào sau đây tan trong nước nhiều nhất?
A. O2
B. Cl2
C. H2S
D. SO2
-
Câu 35:
S + H2SO4đ → X + H2O. Vậy X là?
A. H2SO3
B. SO3
C. SO2
D. H2S
-
Câu 36:
Chất X là chất khí ở điều kiện thường, có màu vàng lục dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Chất X là?
A. SO2
B. O3
C. Cl2
D. O2
-
Câu 37:
Nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình e lớp ngoài cùng là?
A. ns2np6
B. ns2np7
C. ns2np4
D. ns2np5
-
Câu 38:
Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Ban đầu nồng độ của Br2 là 0,096 mol/l, sau 2 phút nồng độ Br2 là 0,012 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong thời gian trên là?
A. 7 * 10-4 mol/(l.s)
B. 8 * 10-4 mol/(l.s)
C. 6 * 10-4 mol/(l.s)
D. 5 * 10-4 mol/(l.s)
-
Câu 39:
Có 3 bình đựng 3 chất khí riêng biệt : O2, O3, H2S lần lượt cho từng chất này qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, chất khí làm dung dịch chuyển màu xanh là?
A. O3
B. O3 và O2
C. O2
D. H2S
-
Câu 40:
Cặp thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch không màu sau: NaCl, Na2SO4, H2SO4 là?
A. NaOH, HCl
B. AgNO3, quỳ tím
C. Qùy tím, BaCl2
D. H2SO4, AgNO3