Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 10 năm 2021
Trường THPT Cao Bá Quát
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ozon tan trong nước ít hơn oxi
B. Ozon là chất khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng
C. Ozon là một dạng thù hình của oxi
D. Tầng ozon có khả năng hấp thụ tia tử ngoại.
-
Câu 2:
Hiện tượng quan sát được khi sục khí SO2 vào H2S là?
A. không có hiện tượng gì xảy ra
B. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen
D. Có bọt khí bay lên
-
Câu 3:
Để pha loãng H2SO4 đặc, người ta dùng cách nào sau đây?
A. Rót từ từ nước vào axit H2SO4 đặc
B. Đổ nhanh nước vào axit đặc, khuấy đều
C. Rót từ từ axit H2SO4 đặc vào nước, khuấy đều
D. Đổ nhanh H2SO4 đặc vào nuóc
-
Câu 4:
Ở điều kiện thường chất nào là chất rắn, màu vàng?
A. S
B. H2S
C. SO3
D. H2SO4
-
Câu 5:
Khi tác dụng với phi kim có hoạt động mạnh hơn, S thể hiện tính chất hóa học nào?
A. +1, +6
B. -2, +6
C. -2, +4
D. +4, +6
-
Câu 6:
Hidrosunfua là chất khí
A. Không độc
B. Có màu vàng
C. Nhẹ hơn không khí
D. có mùi trứng thối.
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Oxi tan nhiều trong nước
B. Oxi có vai tro quyết định sự sống của con người và động vật
C. Oxi nặng hơn không khí
D. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị
-
Câu 8:
Cho 2,8 gam Fe tác dụng hết với S, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối?
A. 5,5 g
B. 4,4 g
C. 2,2 g
D. 8,8 g
-
Câu 9:
Chất khí nào sau đây có mùi hắc, tan nhiều trong nước?
A. O2
B. H2S
C. CO2
D. SO2
-
Câu 10:
Oxi (Z =8) thuộc nhóm nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. V A
B. IV A
C. VI A
D. VII A
-
Câu 11:
Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2S là?
A. -2
B. +2
C. +4
D. +1
-
Câu 12:
Hóa chất dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4, NaCl là?
A. CuCl2
B. KNO3
C. MgSO4
D. BaCl2
-
Câu 13:
Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với cả hai chất nào sau đây?
A. Ba(OH)2, Ag
B. CuO, NaCl
C. Na2CO3, FeS
D. FeCl3, Cu
-
Câu 14:
Cấu hình e lớp ngoài cùng của lưu huỳnh là?
A. 2s22p4
B. 3s23p4
C. 2s22p6
D. 3s23p6
-
Câu 15:
Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế, thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là?
A. Lưu huỳnh
B. Vôi sống
C. Muối ăn
D. Đường tinh luyện
-
Câu 16:
Dung dịch H2S không thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Cl2
B. NaOH
C. O2
D. SO2
-
Câu 17:
Người ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước là vì khí oxi
A. nặng hơn nước
B. khó hóa lỏng
C. tan ít trong nước
D. nhẹ hơn nước
-
Câu 18:
Hai chất nào sau đây đều phản ứng được với oxi?
A. Mg, Cl2
B. CO, CO2
C. H2,Na
D. Mg, Au
-
Câu 19:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim
B. Những phản ứng mà oxi tham gia đều là phản ứng oxi hóa khử
C. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại
D. Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh, có tính OXH mạnh
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưu huỳnh chỉ có tính OXH
B. Lưu huỳnh vừa có tính khử và tính OXH
C. Lưu huỳnh chỉ có tính khử
D. Lưu huỳnh không có tính OXH, khử
-
Câu 21:
Cặp kim loại nào sau đây thụ động với H2SO4 đặc nguội?
A. Cu, Ag
B. Cu, Cr
C. Al, Fe
D. Zn, Al
-
Câu 22:
Chất nào sau đây không tan trong nước?
A. FeSO4
B. BaSO4
C. Na2SO4
D. CuSO4
-
Câu 23:
Nguyên liệu dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là?
A. H2O
B. H2SO4
C. KMnO4
D. O3
-
Câu 24:
Sục 0,125 mol khí SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng được dung dịch chứa chất tan là?
A. NaOH và Na2SO3
B. Na2SO3 và NaHSO3
C. NaHSO3
D. Na2SO3
-
Câu 25:
Phản ứng nào sau đây SO2 thể hiện tính khử?
A. SO2 + H2O → H2SO3
B. SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
C. SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
D. SO2 + H2S → S + H2O
-
Câu 26:
Trong công nghiệp, 90% lượng lưu huỳnh khai thác được dùng để điều chế chất nào sau đây?
A. H2S
B. FeS2
C. Na2SO3
D. H2SO4
-
Câu 27:
Dung dịch nào sau đây được dùng làm thuốc thử để phân biệt được khí O2 và O3 bằng phương pháp hóa học?
A. NaOH
B. CuSO4
C. KI + hồ tinh bột
D. H2SO4
-
Câu 28:
Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh H2S nhưng trong không khí lượng H2S rất ít. Nguyên nhân của sự việc này là do H2S
A. Sinh ra bị oxi không khí OXH chậm
B. Tan được trong nước
C. Bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo S và H2
D. Bị CO2 có trong không khí OXH thành chất khác
-
Câu 29:
Phản ứng được dùng để điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm là?
A. C + H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O
B. 4FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3
C. 3S + 2KClO3 → 2SO2 + 2KCl
D. Cu + 2H2SO4(đ) → CuSO4 + SO2 + 2H2O
-
Câu 30:
Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây?
A. NaHCO3
B. KClO3
C. (NH4)2SO4
D. CaCO3
-
Câu 31:
Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxi cao nhất của S là?
A. SO2
B. SO3
C. S2O5
D. SO
-
Câu 32:
Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa bột lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy sau đó cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh tiếp tục cháy cho ngọn lửa
A. Sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh trioxit
B. mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh dioxit
C. Sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh dioxit
D. Mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh tri oxit
-
Câu 33:
Phương trình phản ứng hóa học của lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng:
S + H2SO4 → SO2 + H2O
Trong phản ứng này, tỉ số giữa nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị OXH là:
A. 1:2
B. 2:1
C. 3:1
D. 1:3
-
Câu 34:
Người ta đã sử dụng nhiệt độ của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm
B. Thổi không khí nén vào lò nung vôi
C. Tăng nồng độ khí CO2
D. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 900 độ C
-
Câu 35:
Các chất đốt như than, củi... có kích thước nhỏ hơn sẽ cháy nhanh hơn. yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là?
A. áp suất
B. nhiệt độ
C. nồng độ
D. diện tích bề mặt
-
Câu 36:
Dung dịch axit tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Zn, CuO, S
B. CaO, Ag, Fe(OH)2
C. Fe, Au, MgO
D. CuO, Mg, CaCO3
-
Câu 37:
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 thu được 2,24 lít khí SO2. Gía trị của m là?
A. 1,2
B. 60
C. 12
D. 6
-
Câu 38:
Phương pháp để điều chế khí O2 trong PTN là?
A. Điện phân H2O
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
C. Điện phân dung dịch NaCl
D. Nhiệt phân KMnO4
-
Câu 39:
Người ta lợi dụng yếu tố nào sau đây để làm tăng tốc độ phản ứng khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao trong quá trình sản xuất vôi sống?
A. Nhiệt độ.
B. Diện tích bề mặt
C. Áp suất
D. Nồng độ
-
Câu 40:
Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HBr
B. HF
C. HCl
D. H2SO4