Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Đổng Chi
-
Câu 1:
Cho lưu huỳnh lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H2, O2, Hg, H2SO4 loãng, Al, Fe, F2, HNO3 đặc, nóng; H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng chứng minh được tính khử của lưu huỳnh?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 2:
Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là
A. 7,4
B. 8,7
C. 9,1
D. 10.
-
Câu 3:
Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 8,0 gam.
B. 11,2 gam.
C. 5,6 gam.
D. 4,8 gam
-
Câu 4:
Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch H2SO4 dư, đặc, nóng, thu được 0,035 mol SO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 0,02 và 0,03
B. 0,01 và 0,02
C. 0,01 và 0,03
D. 0,02 và 0,04
-
Câu 5:
Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng:
S + KOH→ K2S + K2SO3 + H2O.
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử S bị oxi hoá với số nguyên tử S bị khử là
A. 2:1
B. 1:2
C. 1:3
D. 2:3
-
Câu 6:
Có các chất và dung dịch sau: NaOH (1), O2 (2), dung dịch Br2 (3), dung dịch CuCl2 (4), dung dịch FeCl2 (5). H2S có thể tham gia phản ứng với bao nhiêu chất?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 7:
Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với H2SO4 dư, đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:
A. 8
B. 6
C. 5
D. 7
-
Câu 8:
Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là:
A. 2,7 gam.
B. 5,4 gam.
C. 8,1 gam.
D. 6,75 gam.
-
Câu 9:
Cho phương trình phản ứng:
SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Sau khi cân bằng với hệ số là các giá trị tối giản, hệ số của chất oxi hoá và chất khử là
A. 5 và 2.
B. 2 và 5.
C. 2 và 2.
D. 5 và 5.
-
Câu 10:
Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:
A. 0,5
B. 0,6
C. 0,4
D. 0,3
-
Câu 11:
Đốt cháy đơn chất X trong oxi thu được khí Y. Mặt khác, X phản ứng với H2 (khi đun nóng) thu được khí Z. Trộn hai khí Y và Z thu được chất rắn màu vàng. Đơn chất X là:
A. lưu huỳnh.
B. cacbon.
C. photpho.
D. nitơ.
-
Câu 12:
Cho các chất: Fe2O3, CuO, FeSO4, Na2SO4, Ag, Na2SO3, Fe(OH)3. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là:
A. 5
B. 2
C. 3
D. 7
-
Câu 13:
Cho các chất: C, Cu, ZnS, Fe2O3, CuO, NaCl rắn, Mg(OH)2. Có bao nhiêu chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, tạo khí?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Cho các chất và hợp chất: Fe, CuO, Al, Pt, CuS, BaSO4, NaHCO3, NaHSO4. Số chất và hợp chất không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 15:
Cho các chất khí sau đây: Cl2, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brom là:
A. CO2
B. SO3
C. Cl2
D. SO2
-
Câu 16:
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
A. 23,2
B. 12,6
C. 18,0
D. 24,0
-
Câu 17:
Vị trí của nguyên tố Oxi trong bảng tuần hoàn hóa học là :
A. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA
B. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA
C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA
D. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA
-
Câu 18:
Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Oxi
B. Lưu huỳnh
C. Clo
D. Flo
-
Câu 19:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là :
A. Na
B. Cl
C. O
D. S
-
Câu 20:
Số oxi hoá của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7 là :
A. -2
B. +4
C. +6
D. +8
-
Câu 21:
Chất nào sau đây không phản ứng với O2 là
A. SO3
B. P
C. Ca
D. C
-
Câu 22:
Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây?
A. Mg, Cl2
B. Al, C
C. Ca, Br2
D. Au, S
-
Câu 23:
Có bao nhiêu gam SO2 hình thành khi cho 128 gam S phản ứng hoàn toàn với O2 dư?
A. 228 g
B. 200 g
C. 100 g
D. 256 g
-
Câu 24:
Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl, khí bay ra là
A. H2S
B. Cl2
C. SO2
D. H2
-
Câu 25:
Thể tích dung dịch KOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 0,3 mol SO2 là:
A. 150ml
B. 250ml
C. 300ml
D. 450ml
-
Câu 26:
Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường?
A. Al
B. Fe
C. Hg
D. Cu
-
Câu 27:
Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là
A. Hg, O2, HCl
B. Pt, Cl2, KClO3
C. Zn, O2, F2
D. Na, Br2, H2SO4 loãng
-
Câu 28:
Câu nào sau đây đúng khi nói về tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh không có tính oxi hoá, tính khử
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá
C. Lưu huỳnh có tính oxi hoá và tính khử
D. Lưu huỳnh chỉ có tính khử
-
Câu 29:
Đơn chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
A. F2
B. O3
C. S
D. H2O
-
Câu 30:
Đun nóng 11,2 gam Fe trong lưu huỳnh dư, khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
A. 8,8 gam
B. 17,6 gam
C. 4,4 gam
D. 35,2 gam
-
Câu 31:
Axit sufuric đặc, nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng
A. Cu
B. Ag
C. Ca
D. Al
-
Câu 32:
Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng?
A. Zn, Al
B. Na, Mg
C. Cu, Hg
D. Mg, Fe
-
Câu 33:
Axit H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:
A. Fe2(SO4)3 và H2
B. FeSO4 và H2
C. FeSO4 và SO2
D. Fe2(SO4)3 và SO2
-
Câu 34:
Cho phản ứng hóa học:
S + H2SO4 đặc → X + H2O.
Vậy X là chất nào sau đây?
A. SO2
B. H2S
C. H2SO3
D. SO3
-
Câu 35:
Đốt 6,5 gam Zn trong lưu huỳnh . Khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là:
A. 3,2
B. 1,6
C. 6,4
D. 4
-
Câu 36:
Khí nào sau đây có thể thu được bằng phương pháp dời chỗ nước?
A. O2
B. HCl
C. H2S
D. SO2
-
Câu 37:
Cho 1,3 gam kẽm tác dụng với 0,32 gam lưu huỳnh chất thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. ZnS
B. ZnS và S
C. ZnS và Zn
D. ZnS, Zn và S
-
Câu 38:
Tiến hành phản ứng hết a gam ozon thì thu được 94,08 lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của a.
A. 2,8g
B. 134,4g
C. 13,44g
D. 280g
-
Câu 39:
Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là
A. Al
B. Fe
C. Cu
D. Ca
-
Câu 40:
Trong những câu sau, câu nào sai khi nói về tính chất hóa học của ozon?
A. Ozon oxi hóa tất cả các kim loại
B. Ozon oxi hóa Ag thành Ag2O
C. Ozon kém bền hơn oxi
D. Ozon oxi hóa ion I- thành I2