Đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 năm 2022-2023
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số ở nước ta?
A. Giảm tốc độ gia tăng dân số.
B. Phân bố dân cư hợp lí.
C. Mở rộng thị trường lao động.
D. Nâng cao chất lượng dân số.
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây thể hiện phương hướng để thực hiện chính sách dân số?
A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kế hoạch hóa gia đình.
B. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
-
Câu 3:
Nhà nước ta đặt mục tiêu tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số là vì:
A. Quy mô dân số lớn.
B. Mật độ dân số nhanh.
C. Kết quả giảm sinh chưa vững chắc.
D. Chất lượng dân số cao.
-
Câu 4:
Nhà nước ta thực hiện nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, nhằm góp phần:
A. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. Giảm quy mô dân số.
C. Nâng cao chất lượng dân số.
D. Phân bố dân số hợp lí.
-
Câu 5:
Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân trong việc góp phần thực hiện chính sách dân số?
A. Sinh thật nhiều con để tạo nguồn lao động cho gia đình.
B. Sống tập trung ở thành phố vì có điều kiện kinh tế tốt.
C. Lựa chọn giới tính, chỉ sinh con trai để nối dõi tông đường.
D. Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
-
Câu 6:
Hành vi nào dưới đây chưa thực hiện đúng chính sách dân số?
A. Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.
B. Sẵn sàng đi xây dựng vùng kinh tế mới.
C. Sinh nhiều con vì đông con hơn nhiều của.
D. Không có quan niệm trọng nam khinh nữ.
-
Câu 7:
Nội dung nào sau đây thể hiện đúng thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay?
A. Nguồn nhân lực hiện đại, có chất lượng cao.
B. Thừa lao động, thiếu việc làm là vấn đề bức xúc.
C. Tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo cao.
D. Thị trường lao động rộng mở, nhiều cơ hội cho người lao động.
-
Câu 8:
Nội dung nào không phải là mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Phát triển nguồn nhân lực.
B. Mở rộng thị trường lao động.
C. Giữ nguyên tỉ lệ thất nghiệp.
D. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
-
Câu 9:
Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm của nước ta?
A. Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. Phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số.
D. Tăng thu nhập bình quân đầu người cho nhân dân.
-
Câu 10:
Đâu là phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
A. Mở rộng thị trường lao động.
B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.
C. Nâng cao chất lượng dân số.
D. Giảm tỉ lệ thất nghiệp.
-
Câu 11:
Để thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm, công dân cần:
A. Kiên quyết bám trụ ở thành phố, không chịu đi các tỉnh xa.
B. Làm giàu bằng bất kì cách nào.
C. Tích cực tham gia lao động sản xuất, gia tăng thu nhập.
D. Sinh nhiều con cho vui cửa vui nhà.
-
Câu 12:
Anh X nhà hàng xóm sắp đi xuất khẩu lao động. Trong cuộc nói chuyện, thấy anh X có ý định sẽ bỏ trốn ra ngoài tìm việc làm chui để kiếm thu nhập cao hơn, em sẽ làm gì?
A. Ý kiến của anh X không đúng nhưng là việc cá nhân nên không quan tâm.
B. Ủng hộ ý kiến của anh vì đã biết chủ động tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.
C. Khen ngợi vì việc làm ấy sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho gia đình.
D. Không đồng tình, giải thích và khuyên anh không nên làm như vậy.
-
Câu 13:
Bạn T rất tự hào và có ý định tiếp nối, phát triển nghề đan mây truyền thống của gia đình sau khi tốt nghiệp THPT nhưng cha mẹ T lại không đồng ý. Cha mẹ T muốn bạn theo học ngành kế toán, sau này ở lại thành phố làm việc nhẹ lương cao. Theo em, T nên làm thế nào?
A. Nghe lời bố mẹ, theo học ngành kế toán để xin việc ở thành phố.
B. Cứ thực hiện ý định mà không cần quan tâm đến cha mẹ.
C. Dùng mọi cách để bố mẹ cho mình thực hiện nguyện vọng.
D. Vận động mọi người trong gia đình cùng mình thuyết phục bố mẹ.
-
Câu 14:
Mỗi công dân cần tích cực nâng cao tri thức, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp để:
A. Nâng cao chất lượng lao động, tăng thu nhập.
B. Tạo nhiều việc làm cho người khác.
C. Mở rộng thị trường lao động.
D. Chống những hành vi vi phạm chính sách giải quyết việc làm.
-
Câu 15:
Do đặc điểm khí hậu và địa hình nên nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta được đánh giá là:
A. Rất đa dạng, phong phú.
B. Hạn chế, nghèo nàn.
C. Vô cùng khắc nghiệt.
D. Dồi dào vĩnh viễn.
-
Câu 16:
Thực trạng tài nguyên của nước ta hiện nay là gì?
A. Tài nguyên đa dạng, phong phú.
B. Tài nguyên dồi dào, không bao giờ cạn kiệt.
C. Tài nguyên bị hạn chế, không thể khai thác hết.
D. Tài nguyên bị suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt.
-
Câu 17:
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đưa đến kết quả gì?
A. Con người được cải thiện sức khỏe.
B. Cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
C. Ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của con người.
D. Thiên nhiên được phục hồi.
-
Câu 18:
Nội dung nào dưới đây là mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm.
B. Sử dụng hợp lý tài nguyên.
C. Mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
D. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
-
Câu 19:
Việc sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân là:
A. Giải pháp để bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
C. Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
D. Các thức để bảo vệ tài nguyên và môi trường.
-
Câu 20:
Một trong những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường là:
A. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
B. Thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác, quản lí tài nguyên.
D. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
-
Câu 21:
Nội dung nào không phải là phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải.
C. Thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên cho công dân.
D. Giảm lượng gia tăng dân số để giảm áp lực lên môi trường và tài nguyên.
-
Câu 22:
Nhà nước thực hiện giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân bằng cách:
A. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
B. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
C. Ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường.
D. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên.
-
Câu 23:
Đối với toàn nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng, bảo vệ môi trường là:
A. Điều bắt buộc thực hiện.
B. Vấn đề bức thiết.
C. Vấn đề cần chú ý.
D. Điều nên thực hiện.
-
Câu 24:
Nội dung nào sau đây không phải trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
C. Tố cáo các hành vi vi phạm luật bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D. Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
-
Câu 25:
Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết bảo vệ tài nguyên và môi trường?
A. Vứt rác không đúng nơi quy định.
B. Tích cực sử dụng các sản phẩm từ mật gấu.
C. Không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
D. Sử dụng lãng phí năng lượng.
-
Câu 26:
Hành vi nào dưới đây không góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Tích cực trồng nhiều cây xanh ở khu dân cư.
B. Vứt pin đã dùng hết ra môi trường.
C. Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch.
D. Tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
-
Câu 27:
Một người thân của em luôn ca ngợi sừng tê giác có tác dụng chữa bách bệnh, vô cùng thần kì và tìm cách săn lùng, đặt mua bằng được. Biết được hành động đó, em sẽ làm gì?
A. Đồng tình, khuyến khích người thân đặt mua để về chữa bệnh.
B. Không đồng tình nhưng im lặng coi như không biết.
C. Phân tích, thuyết phục để người thân hiểu đó là hành vi trái pháp luật.
D. Không quan tâm vì đó là việc tự do cá nhân.
-
Câu 28:
Hành động của em Nguyễn Nguyệt Linh (cựu học sinh trường Merie Curie – Hà Nội) viết thư, tìm địa chỉ email và gửi đến 40 hiệu trưởng ở Hà Nội với mong muốn trường không thả bóng bay dịp lễ khai giảng để bảo vệ môi trường là hành động thể hiện công dân biết:
A. Tiết kiệm tiền bạc.
B. Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên.
C. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm.
D. Tiết kiệm tài nguyên.
-
Câu 29:
Ở nước ta, giáo dục và đào tạo được coi là:
A. Quốc sách hàng đầu.
B. Công việc quan trọng.
C. Vấn đề cần chú ý.
D. Mục tiêu quan trọng.
-
Câu 30:
Vai trò của giáo dục và đào tạo là:
A. Nâng cao dân trí.
B. Đào tạo nhân lực.
C. Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại.
D. Bồi dưỡng nhân tài.
-
Câu 31:
Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Nâng cao dân trí.
B. Phát huy nguồn lực con người.
C. Đào tạo nhân lực.
D. Bồi dưỡng nhân tài.
-
Câu 32:
Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là gì?
A. Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại.
B. Tạo điều kiện để phát huy nguồn lực con người.
C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
D. Thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-
Câu 33:
Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
B. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
D. Nâng cao dân trí.
-
Câu 34:
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần:
A. Có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.
B. Huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo.
C. Mở rộng quy mô giáo dục.
D. Tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập.
-
Câu 35:
Để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, Nhà nước cần:
A. Hiện đại hóa nhà trường.
B. Tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
C. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập.
D. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
-
Câu 36:
Tại sao cần tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo?
A. Giúp xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
B. Tạo điều kiện để người giỏi được phát huy tài năng.
C. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới.
D. Tạo điều kiện để người nghèo được đi học.
-
Câu 37:
Những phương hướng cơ bản của chính sách giáo dục và đào tạo giúp:
A. Kinh tế đất nước phát triển.
B. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện.
C. Đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.
D. Tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới.
-
Câu 38:
Nhà nước ta coi khoa học và công nghệ là:
A. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
B. Vấn đề nổi bật trong thời đại kinh tế tri thức phát triển.
C. Yêu cầu bắt buộc để hòa nhập với thế giới.
D. Nhiệm vụ hàng đầu của đất nước.
-
Câu 39:
Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ là:
A. Huy động các nguồn lực trong xã hội.
B. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
C. Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
D. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
-
Câu 40:
Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ?
A. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.
B. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.
C. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
D. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.