Đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Hiền
-
Câu 1:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, là câu nói của ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Phạm Văn Đồng.
C. Trường Chinh.
D. Lê Duẩn.
-
Câu 2:
Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm nào?
A. Thương yêu và quý giá nhất đối với con người.
B. Sâu sắc nhất và gắn bó đối với con người.
C. Chân thật nhất và gần gũi nhất đối với con người.
D. Bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người.
-
Câu 3:
Mục đích cao nhất của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang phấn đấu đạt tới là gì?
A. con người được tự do làm theo ý mình
B. con người được phát triển tự do
C. con người được sống trong một xã hội công bằng và tự do.
D. con người được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và được tự do phát triển toàn diện cá nhân.
-
Câu 4:
Chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng (…………) trong văn bản dưới đây: “Đạo đức giúp cá nhân năng lực và ý thức ………, tăng thêm tình yêu đối với tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại"
A. sống tự giác, sống gương mẫu
B. tự hoàn thiện mình
C. sống thiện, sống có ích
D. sống thiện, sống tự chủ
-
Câu 5:
Tự điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống?
A. Các quy tắc, chuẩn mực xác định
B. Các quy ước, thoả thuận đã có
C. Các nề nếp, thói quen xác định
D. Các quy định mang tính bắt buộc của nhà nước
-
Câu 6:
Xây dựng giờ học tốt, đó là biểu hiện của nội dung nào sau đây?
A. Hạnh phúc.
B. Sự hợp tác.
C. Sống nhân nghĩa.
D. Pháp luật.
-
Câu 7:
Hãy chọn cụm từ đúng với phần chấm lửng (….) trong văn bản dưới đây: “Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân……cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.”
A. nhắc nhở mình
B. điều chỉnh suy nghĩ của mình
C. suy xét hành vi của mình
D. điều chỉnh hành vi của mình
-
Câu 8:
Vợ chồng bình đẳng với nhau, nghĩa là gì?
A. Vợ và chồng có nghĩa vụ giống nhau trong gia đình
B. Vợ và chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình
C. Vợ và chồng bình đẳng theo pháp luật
D. Vợ và chồng làm việc và hưởng thụ như nhau
-
Câu 9:
Chọn câu trả lời đầy đủ nhất: Các chức năng cơ bản của gia đình là gì?
A. Duy trì nòi giống, kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dạy và giáo dục con cái
B. Chăm lo nuôi dạy con nên người
C. Duy trì nòi giống, kinh tế, nuôi dưỡng và giáo dục con cái
D. Duy trì nòi giống, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng con cái
-
Câu 10:
Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là gì?
A. Chiến tranh biên giới
B. Cải tạo xã hội
C. Các cuộc cách mạng xã hội
D. Thay đổi chế độ xã hội
-
Câu 11:
Các cuộc cách mạng có vai trò nào dưới đây?
A. Thay thế phương thức sản xuất
B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột
C. Thiết lập giai cấp thống trị
D. Thay đổi cuộc sống
-
Câu 12:
Con người tạ ra các giá trị tinh thần dựa trên cơ sở nào?
A. Sự mách bảo của thần linh
B. Bản năng sinh tồn của con người
C. Các quy luật tự nhiên
D. Đời sống sinh hoạt hằng ngày, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh…
-
Câu 13:
Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được ...........
A. Quan tâm
B. Chăm sóc
C. Tôn trọng
D. Yêu thương
-
Câu 14:
Chủ thể nào sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần?
A. Thần linh
B. Các nhà khoa học
C. Do tự nhiên ban cho
D. Con người
-
Câu 15:
Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội?
A. Nhu cầu khám phá tự nhiên
B. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn
C. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp
D. Nhu cầu lao động
-
Câu 16:
Lịch sử loài người được hình thành khi nào?
A. Con người tạo ra tiền tệ
B. Con người biết sáng tạo ra các giá trị tinh thần
C. Chúa tạo ra Adam và Eva
D. Con người biết chế tạo ra công cụ lao động
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Học thầy không tày học bạn
C. Có chí thì nên
D. Có công mài sắt, có ngày nên kim
-
Câu 18:
Theo quan điểm triết học Mac – Lenin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn thành người?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Cuộc sống quần cư thành bầy đàn
C. Phát triển khoa học
D. Lao động
-
Câu 19:
Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người?
A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần
B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật
C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất
D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống
-
Câu 20:
Sản xuất của cải vật chất là quá trình lao động ............
A. Có động cơ và không ngừng sáng tạo
B. Có mục đích và không ngừng sáng tạo
C. Có kế hoạch và không ngừng sáng tạo
D. Có tổ chức và không ngừng sáng tạo
-
Câu 21:
Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là gì?
A. Lao động
B. Thực tiễn
C. Cải tạo
D. Nhận thức
-
Câu 22:
Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình?
A. Là cơ sở cho sự phát triển của mỗi người trong gia đình
B. Làm cho mọi người gần gũi nhau
C. Nền tảng đạo đức gia đình
D. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn
-
Câu 24:
Nghĩa vụ là gì?
A. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân này đối với cá nhân khác trong xã hội
B. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cộng đồng đối với yêu cầu lợi ích chung của xã hội
C. Nghĩa vụ là bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng của xã hội
D. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng
-
Câu 25:
Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây: “Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là . . . . . . . . cao cả của chủ nghĩa xã hội”.
A. nguyên tắc
B. điều kiện
C. lý do
D. mục tiêu
-
Câu 26:
Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực ..........
A. Sống thiện
B. Sống tự lập
C. Sống tự do
D. Sống tự tin
-
Câu 27:
Biểu hiện nào trong những câu dưới đây không phù hợp với chuẩn mực đạo đức?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Ăn cháo đá bát
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
D. Một miếng khi đói bằng gói khi no
-
Câu 28:
Các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là đúng nhất?
A. Con người thay đổi lịch sử với sự trợ giúp của các vị thần.
B. Các vị thần đã quyết định sự biến đổi của lịch sử.
C. Chỉ có cá nhân kiệt xuất mới làm nên lịch sử.
D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động theo các quy luật khách quan.
-
Câu 29:
Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hòa nhập?
A. Chia ngọt sẻ bùi.
B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
D. Nhường cơm sẻ áo.
-
Câu 30:
Theo em, “nhân” có nghĩa là gì?
A. Tình cảm giữa con người với thiên nhiên.
B. Cách xử thế hợp lẽ phải.
C. Lòng yêu nước.
D. Lòng thương người.
-
Câu 31:
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói về vấn đề gì?
A. Nhâm phẩm.
B. Nhân nghĩa.
C. Trách nhiệm.
D. Lương tâm.
-
Câu 32:
Biểu hiện của hợp tác là gì?
A. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B. Mọi người cùng làm một nơi, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau.
C. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết.
D. Mọi người cùng bàn bạc với nhau, phân công nhiệm vụ, biết về nhiệm vụ của nhau.
-
Câu 33:
Sự đánh giá của xã hội đối với người có nhân phẩm thể hiện như thế nào?
A. Đặc biệt tôn trọng và nể phục
B. Người điển hình trong xã hội
C. Rất cao và khâm phục
D. Rất cao, được kính trọng và có vinh dự lớn
-
Câu 34:
Tại ngã tư đường phố, bạn A nhìn thấy một cụ già chống gậy qua đường bị té ngã. Hành động nào sau đây làm cho lương tâm bạn A được thanh thản, trong sáng?
A. Trách cụ: sao cụ không ở nhà mà ra đường đi đâu lung tung làm cản trở giao thông
B. Đứng nhìn xem làm sao cụ qua đường được
C. Chờ cụ già đứng dậy rồi đưa cụ qua đường
D. Chạy đến đỡ cụ lên và đưa cụ qua đường
-
Câu 35:
Ô nhiễm môi trường sẽ gây ra hậu quả gì?
A. Dịch bệnh, mất cân bằng sinh thái.
B. Thất học.
C. Thất nghiệp.
D. Thiếu chỗ ở.
-
Câu 36:
Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:“Cuộc cách mạng xã hội thay thế (1) . . . . . . lỗi thời bằng (2). . . . . . . mới tiến bộ hơn.”
A. (1) công cụ lao động; (2) công cụ lao động
B. (1) đối tượng lao động; (2) đối tượng lao động
C. (1) tư liệu lao động; (2) tư liệu lao động
D. (1) quan hệ sản xuất; (2) quan hệ sản xuất
-
Câu 37:
Gia đình là gì?
A. Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau cùng hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống
B. Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là hôn nhân và huyết thống
C. Là một cộng động người chung sống và gắn bó với nhau từ hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống
D. Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ kết hôn và ly hôn
-
Câu 38:
Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình thì được coi là người có phẩm chất nào sau đây?
A. Tinh thần tự chủ
B. Tính tự tin
C. Lòng tự trọng
D. Bản lĩnh
-
Câu 39:
Chọn từ đúng với phần chấm lửng (.....) trong văn bản dưới đây: “Người sống hoà nhập sẽ có thêm niềm vui và … vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống”.
A. hạnh phúc
B. sự ủng hộ
C. tình yêu
D. sức mạnh
-
Câu 40:
Hợp tác giữa Việt Nam – Nhật là hợp tác gì?
A. Hợp tác giữa các quốc gia.
B. Hợp tác giữa các nước.
C. Hợp tác giữa các cá nhân.
D. Hợp tác giữa các nhóm.