Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 7 năm 2021
Trường THCS Quang Trung
-
Câu 1:
Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:
A. Rất đều.
B. Đều.
C. Không đều.
D. Rất không đều.
-
Câu 2:
Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
A. Alaxca và Bắc Canada.
B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
D. Mê-hi-cô và Alaxca.
-
Câu 3:
Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắng liền với quá trình:
A. Di dân.
B. Chiến tranh.
C. Công nghiệp hóa.
D. Tác động thiên tai.
-
Câu 4:
Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:
A. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
D. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
-
Câu 5:
Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển:
A. Các ngành công nghiệp truyền thống.
B. Các ngành dịch vụ.
C. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
D. Cân đối giữa nông, công nghiệp và dịch vụ.
-
Câu 6:
Càng vào sâu trong lục địa thì:
A. Đô thị càng dày đặc.
B. Đô thị càng thưa thớt.
C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
D. Đô thị quy mô càng lớn.
-
Câu 7:
Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa:
A. Rất muộn.
B. Muộn.
C. Sớm.
D. Rất sớm.
-
Câu 8:
Các đô thị trên trên 10 triệu dân ở Bắc Mĩ là:
A. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Lốt-An-giơ-lét.
B. Niu-I-ooc, Mê-hi-cô City và Xan-di-a-gô.
C. Niu-I-ooc, Lốt-An-giơ-lét và Xan-di-a-gô.
D. Lốt-An-giơ-lét, Mê-hi-cô City và Si-ca-gô.
-
Câu 9:
Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:
A. Các khu công nghiệp tập trung.
B. Hình thành các dải siêu đô thị.
C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.
D. Hình thành các khu ổ chuột.
-
Câu 10:
Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:
A. Sự phát triển kinh tế.
B. Sự phân hóa về tự nhiên.
C. Chính sách dân số.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
-
Câu 11:
Thành phần nào chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung Mĩ và Nam Mĩ?
A. Các hộ nông dân.
B. Các đại điền chủ.
C. Các hợp tác xã.
D. Các công ti tư bản nước ngoài.
-
Câu 12:
Trung Mĩ và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về ngành:
A. Sản lượng lúa gạo
B. Doanh thu du lịch
C. Công nghiệp hóa
D. Đô thị hóa
-
Câu 13:
Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở vừng nào châu Mĩ?
A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
B. Quần đảo Ảng-ti.
C. Eo đất phía tây Trung Mĩ.
D. Miền núi An-đét.
-
Câu 14:
Các đồng bằng Nam Mĩ xếp theo thứ tự từ Nam tới Bắc lần lượt là:
A. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn
B. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.
C. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
D. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta
-
Câu 15:
Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống dãy Coóc-đi-e và dãy An-đét là:
A. Hướng phân bố núi.
B. Tính chất trẻ của núi.
C. Chiều rộng và độ cao của núi.
D. Thứ tự sắp xếp địa hình.
-
Câu 16:
Ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng "Vành đai Mặt Trời" là gì?
A. Dệt và thực phẩm.
B. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.
C. Luyện kim và cơ khí.
D. Điện tử và hàng không vũ trụ.
-
Câu 17:
Đặc điểm nào không phải hạn chế của nền nông nghiệp của khu vực Bắc Mỹ?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Nền nông nghiệp tiến tiến
C. Giá thành cao.
D. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
-
Câu 18:
Dân cư ngày càng chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở:
A. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
D. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
-
Câu 19:
Hệ thống dãy núi Cooc-đi-ê theo hướng nào dưới đây?
A. Đông – Tây.
B. Tây Bắc – Đông Nam.
C. Bắc – Nam.
D. Đông Bắc – Tây Nam.
-
Câu 20:
Chủ nhân của vùng châu Mĩ là người thuộc chủng tộc nào?
A. Nê-grô-ít
B. Môn-gô-lô-ít
C. Ơ-rô-pê-ô-ít
D. Ôt-xtra-lo-it
-
Câu 21:
“Tân thế giới” là tên gọi khác của châu lục nào?
A. Châu Mĩ.
B. Châu Á.
C. Châu Âu.
D. Châu Phi.
-
Câu 22:
Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ
A. Miền núi phía tây.
B. Ven biển Thái Bình Dương.
C. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.
-
Câu 23:
Ở Bắc Mĩ có hai vùng thưa dân, đó là những vùng nào?
A. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
B. Alaxca và Bắc Canada.
C. Mê-hi-cô và Alaxca.
D. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
-
Câu 24:
Quốc gia nào dưới đây có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất ở vùng Bắc Mĩ?
A. Canada.
B. Bra-xin
C. Mê-hi-cô.
D. Hoa Kì.
-
Câu 25:
Ngành công nghiệp nào của Mê-hi-cô có ưu thế phát triển nhất?
A. Dệt, thực phẩm,
B. Khai khoáng, luyện kim.
C. Cơ khí và điện tử.
D. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.
-
Câu 26:
Tổng diện tích của Trung và Nam Mĩ là 20,5 triệu km2, so với Bắc Mĩ thì:
A. Trung và Nam Mĩ có diện tích nhỏ hơn Bắc Mĩ.
B. Trung và Nam Mĩ có diện tích bằng diện tích Bắc Mĩ.
C. Trung và Nam Mĩ có diện tích lớn hơn Bắc Mĩ.
D. Khó so sánh với nhau vì diện tích Bắc Mĩ luôn biến động.
-
Câu 27:
Quốc gia nào dưới đây có diện tích hẹp ngang nhất ở Trung và Nam Mỹ?
A. Angentina.
B. Bra-xin.
C. Pa-na-ma.
D. Chi lê.
-
Câu 28:
Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ở Nam Mĩ?
A. Ôn đới
B. Cận xích đạo
C. Núi cao.
D. Xích đạo
-
Câu 29:
Điền trang là hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở khu vực nào?
A. Trung và Nam Mĩ.
B. Bắc Mĩ.
C. Trung và Nam Phi.
D. Bắc Á.
-
Câu 30:
Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mĩ là:
A. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.
B. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.
C. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.
D. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.