Đề thi giữa HK2 môn Công nghệ 11 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Yên Thế
-
Câu 1:
Động cơ 1 hàng xi lanh, động cơ chữ V, động cơ hình sao, ... là các động cơ đốt trong được phân loại theo tiêu chí nào?
A. Theo nhiên liệu sử dụng
B. Theo chu trình công tác
C. Theo số xi lanh
D. Theo cách bố trí xi lanh
-
Câu 2:
Ở động cơ Diesel 4 kì, xupap nạp mở ở kì nào?
A. Kì 1
B. Kì 2
C. Kì 3
D. Kì 4
-
Câu 3:
Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các ........ của các chi tiết để .......... làm giảm ma sát, mài mòn và tăng .......... của các chi tiết máy.
A. tuổi thọ - bề mặt ma sát - thực hiện làm mát
B. bề mặt ma sát - tuổi thọ - thực hiện bôi trơn
C. bề mặt ma sát - thực hiện bôi trơn - tuổi thọ
D. bề mặt ma sát - thực hiện làm mát - tuổi thọ
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thân máy là chi tiết cố định
B. Nắp máy là chi tiết cố định
C. Thân máy và nắp máy là chi tiết cố định
D. Thân máy là chi tiết cố định, nắp máy là chi tiết chuyển động
-
Câu 5:
Máy công tác nào chỉ là một bộ phận công tác?
A. Chân vịt tàu thủy
B. Máy xay xát
C. Máy bơm nước
D. Máy phát điện
-
Câu 6:
Bộ phận nào của động cơ đốt trong có chức năng cung cấp nhiên liệu (xăng, diesel, ...) để duy trì hoạt động của động cơ?
A. Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền
B. Cơ cấu phân phối khí
C. Hệ thống nhiên liệu
D. Hệ thống bôi trơn
-
Câu 7:
Máy công tác phức tạp (như một máy hoàn chỉnh) là
A. Bánh xe ô tô
B. Bánh xe máy
C. Máy bơm nước
D. Chân vịt tàu thủy
-
Câu 8:
Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, thay thế, điều chỉnh, ... các bộ phận của máy, thiết bị cơ khí động lực là?
A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
B. Sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực
C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
-
Câu 9:
Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa?
A. Tạo tia lửa điện cao áp đúng thời điểm
B. Tạo tia lửa điện hạ áp đúng thời điểm
C. Tạo tia lửa điện cao áp để đốt cháy hòa khí trong xilanh động cơ đúng thời điểm
D. Tạo tia lửa điện cao áp để đốt cháy xăng đúng thời điểm
-
Câu 10:
Hiện nay, nguồn động lực được sử dụng phổ biến là?
A. Động cơ hơi nước
B. Động cơ đốt trong
C. Động cơ phản lực
D. Động cơ thủy lực
-
Câu 11:
Thân máy và nắp máy trong động cơ đốt trong có vai trò gì?
A. Là nơi lắp đặt, bố trí các cơ cấu, hệ thống của động cơ
B. Duy trì nhiệt độ của các chi tiết máy của động trong giới hạn nhất định
C. Tạo mômen quay để dẫn động đến máy công tác
D. Thực hiện khởi động để động cơ tự làm việc
-
Câu 12:
Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành cụm lắp ráp hoặc máy hoàn chỉnh là?
A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
B. Sản xuất máy thiết bị cơ khí động lực
C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
-
Câu 13:
Loại máy cơ khí động lực trong đó máy công tác là cánh quạt để hoạt động trên mặt nước là?
A. Ô tô
B. Xe chuyên dụng
C. Tàu thủy
D. Máy bay
-
Câu 14:
Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là loại động cơ đốt trong nào?
A. Động cơ thẳng hàng
B. Động cơ chữ V
C. Động cơ hình sao
D. Động cơ làm mát bằng nước
-
Câu 15:
Nghề nghiệp của những người thực hiện công việc xây dựng các bản vẽ, tính toán, mô phỏng, ... các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực là?
A. Thiết kế kĩ thuật cơ khí động lực
B. Chế tạo máy thiết bị cơ khí động lực
C. Lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực
D. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực
-
Câu 16:
Hệ thống khởi động trong động cơ đốt trong có vai trò gì?
A. Là nơi lắp đặt, bố trí các cơ cấu, hệ thống của động cơ
B. Duy trì nhiệt độ của các chi tiết máy của động trong giới hạn nhất định
C. Tạo mômen quay để dẫn động đến máy công tác
D. Thực hiện khởi động để động cơ tự làm việc
-
Câu 17:
Chọn đáp án sai: Pit-tông được trục khuỷu dẫn động ở kì nào?
A. Kì nạp
B. Kì nén
C. Kì nổ
D. Kì thải
-
Câu 18:
Các chi tiết nào dưới đây cùng với xilanh và đỉnh piston tạo thành buồng cháy của động cơ?
A. Piston
B. Thanh truyền
C. Nắp máy
D. Thân xilanh
-
Câu 19:
Công suất định mức của động cơ là gì?
A. Tốc độ quay tại đó động cơ phát động công suất lớn nhất
B. Công suất lớn nhất của động cơ theo thiết kế
C. Công suất của động cơ phát ra từ trục khuỷu truyền tới máy công tác
D. Khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một đơn vị thời gian
-
Câu 20:
Tỉ số nén là?
A. Tỉ số giữa thể tích buồng cháy và thể tích toàn phần
B. Tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy
C. Tỉ số giữa thể tích công tác và thể tích buồng cháy
D. Tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích công tác
-
Câu 21:
Đâu là nguồn động lực?
A. Động cơ tua bin .
B. Bánh xe.
C. Chân vịt.
D. Cánh quạt.
-
Câu 22:
Đâu là máy cơ khí động lực hoạt động trên mặt đất?
A. Máy bay.
B. Xe chuyên dụng.
C. Tàu thủy.
D. Máy bay, xe chuyên dụng, tàu thủy.
-
Câu 23:
Xe chuyên dụng là
A. Ô tô.
B. Xe nông nghiệp.
C. Máy bay.
D. Tàu thủy.
-
Câu 24:
Người làm việc trong nhóm nghiên cứu thiết kế, phát triển sản phẩm cơ khí động lực cần:
A. Có trình độ cao, sự sáng tạo, cẩn thận, tỉ mỉ.
B. Có sức khỏe tốt, có trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, tuân thủ quy trình và nội quy lao động.
C. Có sức khỏe tốt, trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, kĩ năng giao tiếp tốt, tuân thủ quy trình và nội quy lao động cao.
D. Không yêu cầu gì.
-
Câu 25:
Người làm việc trong nhóm sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực cần:
A. Có trình độ cao, sự sáng tạo, cẩn thận, tỉ mỉ.
B. Có sức khỏe tốt, có trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, tuân thủ quy trình và nội quy lao động.
C. Có sức khỏe tốt, trình độ phù hợp, kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, kĩ năng giao tiếp tốt, tuân thủ quy trình và nội quy lao động cao.
D. Không yêu cầu gì.
-
Câu 26:
Động cơ đốt trong:
A. Là động cơ nhiệt.
B. Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra trong xi lanh.
C. Là động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu và quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra bên trong xilanh của động cơ.
D. Là động cơ nhiệt mà quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra trong xi lanh.
-
Câu 27:
Động cơ xăng phân loại theo:
A. Theo nhiên liệu.
B. Theo số hành trình của pit-tông.
C. Theo cách bố trí xilanh.
D. Theo phương pháp làm mát.
-
Câu 28:
Động cơ đốt trong có cơ cấu là
A. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
B. Cơ cấu khởi động.
C. Cơ cấu bôi trơn.
D. Cơ cấu làm mát.
-
Câu 29:
Động cơ đốt trong không có hệ thống nào sau đây?
A. Hệ thống phối khí.
B. Hệ thống khởi động.
C. Hệ thống bôi trơn.
D. Hệ thống làm mát.
-
Câu 30:
Điểm chết trên:
A. Là điểm chết mà tại đó pit tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
B. Là điểm chết mà tại đó pit tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
C. Là vị trí mà tại đó pit tông đổi chiều chuyển động.
D. Là vị trí mà tại đó pit tông dừng chuyển động.
-
Câu 31:
Mối quan hệ giữa hành trình pit tông và bán kính trục khuỷu:
A. S = 2R.
B. R = 2S.
C. S = R/2
D. S=1/2R
-
Câu 32:
Thể tích công tác của xi lanh:
A. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCT.
B. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCD.
C. Là không gian được giới hạn bởi hai điểm chết.
D. Là tổng thể tích công tác của các xi lanh trong động cơ nhiều xi lanh.
-
Câu 33:
Thể tích toàn phần:
A. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCT.
B. Là không gian được giới hạn bởi nắp máy, xi lanh và đỉnh pit tông khi pit tông ở ĐCD.
C. Là không gian được giới hạn bởi hai điểm chết.
D. Là tổng thể tích công tác của các xi lanh trong động cơ nhiều xi lanh.
-
Câu 34:
Khi động cơ xăng 4 kì làm việc, ở kì thải, xupap đóng hay mở?
A. Xupap đóng.
B. Xupap mở.
C. Xupap nạp đóng, xupap thải mở.
D. Xupap nạp mở, xupap thải đóng.
-
Câu 35:
Rãnh xéc măng được bố trí ở vị trí nào trên pit tông?
A. Đỉnh.
B. Đầu.
C. Thân.
D. Không bố trí trên pit tông.
-
Câu 36:
Chi tiết nào là nơi lắp đầu to thanh truyền?
A. Cổ khuỷu .
B. Chốt khuỷu.
C. Má khuỷu.
D. Đối trọng.
-
Câu 37:
Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là
A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.
B. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ đốt trong.
C. Làm quay trục khủy của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được.
D. Tạo ra tia lửa điện năng lượng cao để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.
-
Câu 38:
Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là
A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết.
B. Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ đốt trong.
C. Làm quay trục khủy của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được.
D. Tạo ra tia lửa điện năng lượng cao để đốt cháy hòa khí trong xi lanh động cơ xăng đúng thời điểm.
-
Câu 39:
Kí hiệu của thể tích toàn phần là
A. Vc.
B. Vs.
C. Va.
D. Vh.
-
Câu 40:
Đơn vị tính mô men có ích là
A. kW.
B. kJ/s.
C. Nm.
D. g/kW.h.