Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020
Trường THPT Việt Đức
-
Câu 1:
Điện năng được đo bằng
A. vôn kế.
B. công tơ điện.
C. ampe kế.
D. tĩnh điện kế.
-
Câu 2:
Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Niutơn (N).
B. Jun (J).
C. Oát (W).
D. Culông (C).
-
Câu 3:
Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động?
A. Bóng đèn dây tóc.
B. Quạt điện.
C. Bàn ủi điện.
D. Acquy đang nạp điện
-
Câu 4:
Công suất của nguồn điện được xác định bằng
A. lượng điện tích mà nguồn điện sản ra trong một giây.
B. công mà lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
C. lượng điện tích chạy qua nguồn điện trong một giây.
D. công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương chạy trong mạch điện kín trong một giây.
-
Câu 5:
Khi một động cơ điện đang hoạt động thì điện năng được biến đổi thành
A. năng lượng cơ học.
B. năng lượng cơ học và năng lượng nhiệt.
C. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng điện trường.
D. năng lượng cơ học, năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.
-
Câu 6:
Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 8 A liên tục trong 1 h thì phải nạp lại. Tính suất điện động của acquy này nếu thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 86,4 kJ.
A. 9 V
B. 12 V
C. 6 V
D. 3 V
-
Câu 7:
Một acquy thực hiện một công là 12 J khi dịch chuyển lượng điện tích 1 C trong toàn mạch. Từ đó có thể kết luận là:
A. suất điện động của acquy là 12 V.
B. hiệu điện thế giữa hai cực của nó luôn luôn là 12 V.
C. công suất của nguồn điện này là 6 W.
D. hiệu điện thế giữa hai cực để hở của acquy là 24 V.
-
Câu 8:
Một acquy có suất điện động là 24 V. Tính công mà acquy này thực hiện khi dịch chuyển một electron bên trong acquy từ cực dương đến cực âm của nó.
A. 1,92.10-18 J.
B. 1,92.10-17 J.
C. 3,84.10-18 J.
D. 3,84.10-17 J.
-
Câu 9:
Một acquy có suất điện động là 12 V. Công suất của acquy này là bao nhiêu nếu có 3,4.1019 electron dịch chuyển bên trong acquy từ cực dương đến cực âm của nó trong một phút ?
A. 6,528 W.
B. 1,28 W.
C. 7,528 W.
D. 1,088 W.
-
Câu 10:
Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 2 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là 6 V.
A. 18,9 kJ và 6 W.
B. 21,6 kJ và 6 W.
C. 18,9 kJ và 9 W.
D. 43,2 kJ và 12 W.
-
Câu 11:
Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
A. Không khí khô
B. Nước tinh khiết
C. Thủy tinh
D. Đồng
-
Câu 12:
Trong các trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?
A. Hai thanh nhựa đặt cạnh nhau.
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.
D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.
-
Câu 13:
Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực là 9.10−3N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.
A. \({q = \pm {{10}^{ - 4}}C}\)
B. \({q = \pm {{10}^{ - 5}}C}\)
C. \({q = \pm {{10}^{ - 6}}C}\)
D. \({q = \pm {{10}^{ - 7}}C}\)
-
Câu 14:
Trong các đại lượng vật lí sau đây, đại lượng nào là véctơ?
A. Đường sức điện
B. Điện tích
C. Cường độ điện trường
D. Điện trường
-
Câu 15:
Hai điện tích điểm q1 = 4q và q2 = -q đặt tại hai điểm A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0 cách B một khoảng
A. 27cm
B. 9cm
C. 18cm
D. 4,5cm
-
Câu 16:
Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J, thì thế năng của nó tại B là
A. 0J
B. -2.5 J
C. 5 J
D. -5J
-
Câu 17:
Một vật mang điện âm là do
A. hạt nhân nguyên tử của nó có số nơtrôn nhiều hơn số prôtôn.
B. hạt nhân nguyên tử của nó có số prôtôn nhiều hơn số nơtrôn
C. nó có dư electrôn.
D. nó thiếu electrôn.
-
Câu 18:
Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC. Hỏi hiệu điện thế trên hai bản tụ điện bằng bao nhiêu?
A. U = 27,2V
B. U = 37,2V
C. U = 47,2V
D. U = 17,2V
-
Câu 19:
Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của nó bằng 4,8.10-18 C. Hỏi điện trường giữa hai tấm đó, lấy g = 10m/s2.
A. E = 750 V/m
B. E = 7500 V/m
C. E = 75 V/m
D. E = 1000 V/m
-
Câu 20:
Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sai?
A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức của điện trường
B. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau
C. Khi một điện tích chuyển động trong điện trường từ điểm M đến điểm N thì công của lực điện trường càng lớn khi quãng đường đi từ M đến N của điện tích càng dài
D. Nói chung, các đường sức điện xuất phát từ các điện tích dương, tận cùng tại các điện tích âm
-
Câu 21:
Hai điện tích điểm q1 = 10-9 C và q2 = -2.10-9C hút nhau bằng lực có độ lớn 10-5N khi đặt trong không khí. Khoảng cách giữa chúng là
A. 3√2 cm
B. 4√2 cm
C. 3 cm
D. 4 cm
-
Câu 22:
Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 500V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách của hai bản tụ điện tăng gấp hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó
A. tăng hai lần
B. tăng bốn lần
C. giảm bốn lần
D. giảm hai lần
-
Câu 23:
Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4cm có một hiệu điện thế không đổi 200V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5000V/m
B. 50V/m
C. 800V/m
D. 80V/m
-
Câu 24:
Biết hiệu điện thế UMN = 3 V. Hỏi đẳng thức nào sau đây chắc chắn đúng ?
A. VM = 3 V.
B. VM – VN = 3 V.
C. VN = 3 V.
D. VN – VM = 3 V.
-
Câu 25:
Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 12 V thì tụ tích được một điện lượng
A. 4 μC.
B. 5 μC.
C. 8 μC.
D. 6 μC.
-
Câu 26:
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là
A. -1 μJ
B. 1J
C. -1 mJ
D. 1 mJ
-
Câu 27:
Chọn phát biểu sai
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.
-
Câu 28:
Khi nói về electron phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt êlectron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 C
B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31kg.
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion
D. Êlectron không thể di chuyển từ vật này sang vật khác
-
Câu 29:
Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
A. U = E.d
B. U = E/d
C. U = q.E.d
D. U = q.E/q
-
Câu 30:
Một điện tích q = 10-6 C di chuyển từ điểm A đến điểm B trong một điện trường, thì được năng lượng 2.10-4 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là
A. 200 V
B. -40 V
C. -20 V
D. 400 V
-
Câu 31:
Hai quả cầu nhỏ tích điện giống nhau đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1m, đẩy nhau một lực 7,2 N. Điện tích tổng cộng của chúng là 6.10-5 C. Tìm điện tích mỗi quả cầu ?
A. q1 = 2.10-5 C; q2 = 4.10-5 C
B. q1 = 3.10-5 C; q2 = 2.10-5 C
C. q1 = 5.10-5 C; q2 = 1.10-5 C
D. q1 = 3.10-5 C; q2 = 3.10-5 C
-
Câu 32:
Hai điện tích điểm đặt cách nhau 20 cm trong không khí, tác dụng lên nhau một lực nào đó. Hỏi phải đặt hai điện tích trên cách nhau bao nhiêu ở trong dầu để lực tương tác giữa chúng vẫn như cũ, biết rằng hằng số điện môi của dầu bằng ε = 5.
A. 0,894 cm
B. 8,94 cm
C. 9,94 cm
D. 9,84 cm
-
Câu 33:
Trong một điện trường đều bằng 60000V/m. Tính công của điện trường khi làm dịch chuyển điện tích q0 = 4.10-9 C trên đoạn thẳng dài 5 cm. Biết rằng góc giữa phương dịch chuyển và đường sức điện trường là α = 60o
A. 10-6 J
B. 6.106 J
C. 6.10-6 J
D. -6.10-6 J
-
Câu 34:
Hai tụ điện có điện dung C1 = 2μF, C2 = 3μF được mắc nối tiếp. Tích điện cho bộ tụ điện bằng nguồn điện có hiệu điện thế 50 V. Tính hiệu điện thế của các tụ điện trong bộ.
A. U1 = 20 V; U2 = 30 V.
B. U1 = 30 V; U2 = 20 V.
C. U1 = 10 V; U2 = 20 V.
D. U1 = 30 V; U2 = 10 V
-
Câu 35:
Cho ba tụ điện C1 = 20 pF, C2 = 10 pF, C3 = 30 pF ghép nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện này là
A. 5,45 pF.
B. 60 pF.
C. 5,45 nF.
D. 60 nF.
-
Câu 36:
Đơn vị của điện tích q là
A. Fara (F)
B. Culong (C)
C. Henry(H)
D. Niuton (N)
-
Câu 37:
Một quả cầu tích điện 6,4.10-7C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hòa về điện?
A. Thừa 4.1012 electron.
B. Thiếu 4.1012 electron.
C. Thừa 25.1012 electron.
D. Thiếu 25.1013 electron.
-
Câu 38:
Đặc điểm tương tác của hai điện tích cùng dấu là
A. chúng đẩy nhau.
B. chúng hút nhau.
C. bị kéo về phía điện tích âm.
D. bị kéo về phía điện tích có độ lớn lớn bé hơn.
-
Câu 39:
Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau một khoảng r. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng 1,44.10-7 N. Tính r.
A. 1 cm
B. 4 cm
C. 2 cm
D. 3 cm
-
Câu 40:
Hai quả cầu kim loại nhỏ A và B giống hệt nhau, được treo vào một điểm O bằng hai sợi dây dài bằng nhau. Khi cân bằng, ta thấy hai sợi dây chỉ làm với đường thẳng đứng những góc α bằng nhau (xem hình vẽ). Trạng thái nhiễm điện của hai quả cầu sẽ ở trạng thái nào đây?
A. Hai quả cầu nhiễm điện cùng dấu.
B. Hai quả cầu nhiễm điện trái dấu.
C. Hai quả cầu không nhiễm điện.
D. Một quả cầu nhiễm điện, một quả cầu không nhiễm điện.