Đề thi giữa HK1 môn Tin học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Viết Xuân
-
Câu 1:
Hãy chọn phương án ghép đúng. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ
A. Cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí
B. Dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp
C. Diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện
D. Có tên là "ngôn ngữ thuật toán" hay còn gọi là "ngôn ngữ lập trình bậc cao" gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính
-
Câu 2:
Phát biểu nào không đúng trong các phát biểu dưới đây?
A. Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó sang chương trình trên ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa của chương trình nguồn
B. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình
C. Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình
D. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
-
Câu 3:
Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về biên dịch và thông dịch?
A. Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ
B. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
C. Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được
D. Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh
-
Câu 4:
Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất khi nói về biến?
A. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi
-
Câu 5:
Trong tin học, hằng là đại lượng
A. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
B. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
C. Được đặt tên
D. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán
-
Câu 6:
Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là
A. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch
B. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
C. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
D. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa
-
Câu 7:
Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng
A. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt
B. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
C. Tên dành riêng là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
D. Tên dành riêng là các hằng hay biến
-
Câu 8:
Khai báo nào sau đây là đúng về tên chuẩn?
A. Tên chuẩn là tên do người lập trình đặt
B. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác
C. Tên chuẩn là tên đã được ngôn ngữ lập trình qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại
D. Tên chuẩn là các hằng hay biến
-
Câu 9:
Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất
A. Biến dùng trong chương trình phải khai báo
B. Biến được chương trình dịch bỏ qua
C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
D. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
-
Câu 10:
Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất?
A. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
B. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi.
C. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện.
D. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau.
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây chắc chắn sai?
A. Mọi bài toán đều có thể giải được bằng máy tính;
B. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải;
C. Không thể viết được chương trình để giải một bài toán nếu như không biết thuật toán để giải bài toán đó;
D. Chương trình là một mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình;
-
Câu 12:
Trong những biểu diễn dưới đây, biểu diễn nào là từ khóa trong Pascal?
A. Crt
B. Sqrt
C. End
D. LongInt
-
Câu 13:
Phát biểu nào dưới đây chắc chắn sai?
A. Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình;
B. Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó sang chương trình trên ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa của chương trình nguồn;
C. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình;
D. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch;
-
Câu 14:
Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau?
A. Phát hiện được lỗi cú pháp
B. Phát hiện được lỗi cú pháp
C. Tạo được chương trình đích
D. Thông báo lỗi cú pháp
-
Câu 15:
Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu nào?
A. { và }
B. /* và */
C. ( và )
D. [ và ]
-
Câu 16:
Biến x nhận giá trị nguyên trong đoạn [-300 ; 300], kiểu dữ liệu nào sau đây là phù hợp nhất để khai báo biến x?
A. Longint
B. Integer
C. Word
D. Real
-
Câu 17:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, giả sử x:= a/b; thì x phải khai báo kiểu dữ liệu nào?
A. Longint
B. integer
C. word
D. real
-
Câu 18:
Hãy chọn phương án đúng. Biểu thức: 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :
A. 8.0;
B. 15.5;
C. 15.0;
D. 8.5;
-
Câu 19:
Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?
A. ( 20 > 19 ) and ( ‘B’ < ‘A’ );
B. ( 4 > 2 ) and not( 4 + 2 < 5 ) or ( 2 >= 4 div 2 );
C. ( 3 < 5 ) or ( 4 + 2 < 5 ) and ( 2 < 4 div 2 );
D. 4 + 2 * ( 3 + 5 ) < 18 div 4 * 4 ;
-
Câu 20:
Biến x có thể nhận các giá trị -5, 100, 15, 20. Hãy chọn kiểu dữ liệu phù hợp với biến x?
A. Char
B. LongInt
C. Integer
D. Word
-
Câu 21:
Để tính diện tích S của hình vuông có cạnh A với giá trị nguyên nằm trong phạm vi từ 10 đến 100, cách khai báo S nào dưới đây là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất
A. Var S : integer;
B. Var S : real;
C. Var S : longint;
D. Var S : word;
-
Câu 22:
Trong Turbo Pascal, để lưu một chương trình:
A. Nhấn tổ hợp phím Alt + F5
B. Nhấn tổ hợp phím Alt + F2
C. Nhấn phím F2
D. Nhấn phím F5
-
Câu 23:
Để đưa ra màn hình giá trị của biến a kiểu nguyên và biến b kiểu thực ta dùng lệnh
A. Write(a:8:3, b:8);
B. Readln(a,b);
C. Writeln(a:8, b:8:3);
D. Writeln(a:8:3, b:8:3);
-
Câu 24:
Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì ?
A. Chia lấy phần nguyên
B. Chia lấy phần dư
C. Làm tròn số
D. Thực hiện phép chia
-
Câu 25:
Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là :
A. Sqrt(x);
B. Sqr(x);
C. Abs(x);
D. Exp(x);
-
Câu 26:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa Var dùng để:
A. Khai báo hằng
B. Khai báo thư viện
C. Khai báo biến
D. Khai báo tên chương trình
-
Câu 27:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hằng và biến khác nhau cơ bản như thế nào?
A. Hằng và biến là hai đại lượng mà giá trị đều có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình
B. Hằng không cần khai báo còn biến phải khai báo
C. Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình, biến là đại lượng có giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo
-
Câu 28:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khoá CONST dùng để:
A. Khai báo tên chương trình
B. Khai báo hằng
C. Khai báo biến
D. Khai báo thư viện.
-
Câu 29:
Từ khóa USES dùng để:
A. Khai báo tên chương trình
B. Khai báo hằng
C. Khai báo biến
D. Khai báo thư viện
-
Câu 30:
Khai báo hằng nào là đúng trong các khai báo sau:
A. Const A : 50;
B. CONst A=100;
C. Const : A=100;
D. Tất cả đều sai
-
Câu 31:
Tệp f có dữ liệu 5 9 15 để đọc 3 giá trị trên từ tệp f và ghi các giá trị này vào 3 biến x, y, z ta sử dụng câu lệnh:
A. Read(f, ‘x’, ‘y’, ‘z’);
B. Read(f, x, y, z);
C. Read(‘x’, ‘y’, ‘z’);
D. Read(x, y, z);
-
Câu 32:
Câu lệnh dùng thủ tục đọc có dạng?
A. Read( );
B. Read( , );
C. Read( );
D. Read( , );
-
Câu 33:
Giả sử trên thư mục gốc của đĩa C có tệp f đã nội dung sẵn. Khi thực hiện thủ tục Rewrite(f);
A. Nội dung mới sẽ được ghi tiếp theo phía dưới tệp đã có sẵn
B. Nội dung trong tệp f sẽ hiện ra trên màn hình
C. Nội dung trong tệp cũ vẫn còn nguyên
D. Nội dung trong tệp cũ sẽ bị xoá để chuẩn bị ghi dữ liệu mới
-
Câu 34:
Câu lệnh dùng thủ tục ghi có dạng nào?
A. Writeln( );
B. Writeln( ,( );
C. Writeln( );
D. Writeln( , );
-
Câu 35:
Trong Pascal để khai báo ba biến tệp văn bản f1, f2, f3 cần sử dụng cách viết nào sau đây?
A. Var f1,f2,f3:text;
B. Var f1 f2 f3:text;
C. Var f1; f2;f3:text;
D. Var f1:f2:f3:text;
-
Câu 36:
Trong NNLT Pascal, chương trình sau có kết quả gì?
If (5 mod 2=0) then write (‘Sai’)
Else write (‘Dung’);
A. Sai
B. Dung
C. ‘Sai’
D. ‘Dung’
-
Câu 37:
Để nhập giá trị biến a từ bàn phím , ta viết như thế nào?
A. Write(Nhap a = ) ; Readln(a);
B. Write(‘ Nhap a = ‘ ); Readln(a);
C. Read( ‘Nhap a = ‘); Writeln(a);
D. Writeln(‘Nhap a = ‘ , a);
-
Câu 38:
Lệnh dùng để in giá trị biến thực M ra màn hình có 2 chữ số thập phân và với độ rộng là 5?
A. write (M,5,2);
B. rite (M:2:5);
C. writeln (M:2:5);
D. write (M:5:2);
-
Câu 39:
Với i là biến kiểu thực( i=3) Khi chạy đoạn chương trình lệnh Write(i:5:2); sẽ được kết quả là:
A. 3.0
B. 3.00
C. 3.5+01
D. 3.75E+01
-
Câu 40:
Lệnh Write( ‘5 x 4 = ‘ , 5*4 ) ; sẽ viết gì ra màn hình?
A. 5 x 4 = 20
B. 5 x 4 = 5*4
C. 20 = 20
D. 20 = 5 * 4