Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 7 năm 2020
Trường THCS Hùng Vương
-
Câu 1:
Tại sao chân giả của trùng kiết lị ngắn hơn trùng biến hình?
A. Do trùng kiết lị nuốt hồng cầu
B. Do trùng kiết lị sống kí sinh nên chân giả tiêu giảm
C. Do trùng kiết lị có cấu tạo đơn giảm
D. Do trùng kiết lị sống ngoài thiên nhiên
-
Câu 2:
Tại sao nói sán lá gan lưỡng tính?
A. Vì trên một cơ thể có cơ quan sinh dục đực hoặc cái
B. Vì trên cùng một cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái
C. Vì chúng đẻ nhiều trứng
D. Vì chúng có cơ quan sinh dục phát triển
-
Câu 3:
Sán lá máu sống kí sinh ở đâu?
A. Ở ruột non lợn
B. Ở gan mật trâu, bò
C. Ở ruột người
D. Ở trong máu người
-
Câu 4:
Khi nói về động vật Thân mềm, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. có vỏ đá vôi bảo vệ
B. cơ thể phân đốt
C. có thân mềm
D. cơ thể thường đối xứng hai bên
-
Câu 5:
Động vật nguyên sinh là những động vật như thế nào?
A. cơ thể nhỏ bé, không nhìn thấy được bằng mắt thường
B. cấu tạo chỉ gồm một tế bào
C. phân bố ở mọi nơi trên Trái Đất
D. có khả năng thích nghi cao
-
Câu 6:
Hô hấp của giun đất được thực hiện qua bộ phận nào?
A. da
B. bằng hệ thống ống khí
C. phổi
D. da và mang
-
Câu 7:
Đại diện nào sau đây vừa có đặc điểm của thực vật vừa có đặc điểm của động vật?
A. Trùng roi
B. Trùng biến hình
C. Trùng kiết lị
D. Trùng sốt rét
-
Câu 8:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm giúp sán là gan thích nghi với đời sống kí sinh?
A. mắt và lông bơi tiêu giảm
B. các cơ co dãn giúp sán chui rúc trong môi trường kí sinh
C. giác bám, cơ quan sinh dục, cơ quan tiêu hóa phát triển
D. có lông bơi giúp sán dễ di chuyển
-
Câu 9:
Động vật nào dưới đây xuất hiện từ rất sớm trên hành tinh và được xem là “ hóa thạch sống”?
A. ốc sên
B. ốc vặn
C. ốc bươu vàng
D. ốc anh vũ
-
Câu 10:
Bộ phận nào dưới đây giúp châu chấu thực hiện quá trình hô hấp?
A. da
B. phổi
C. hệ thống ống khí
D. mang
-
Câu 11:
Động vật nguyên sinh nào sau đây có lối sống tự dưỡng?
A. trùng kiết lị
B. trùng biến hình
C. trùng giày
D. trùng roi thực vật
-
Câu 12:
Trùng biến hình di chuyển nhờ bộ phận nào?
A. Roi
B. Lông bơi
C. Chân giả
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 13:
Sán dây và sán bã trầu xâm nhập vào vật chủ chính thức qua con đường nào?
A. Qua con đường ăn uống
B. Qua da vào máu
C. Qua da bàn chân
D. Qua đường hô hấp
-
Câu 14:
Sán lá gan kí sinh ở đâu? Gây tác hại gì?
A. Ở ruột già người, gây ngứa ngáy khó chịu
B. Ở rễ lúa, gây “bệnh vàng lụi” ở lúa
C. Ở tá tràng người, làm người bệnh xanh xao, vàng vọt
D. Ở gan, mật của trâu bò, làm trâu bò gầy rạc chậm lớn
-
Câu 15:
Loài ruột khoang nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ mới di chuyển được?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. Hải quì
D. San hô
-
Câu 16:
Loài ruột khoang nào dưới dây có cơ thể hình dù, lỗ miệng ở phía dưới?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. Hải quì
D. San hô
-
Câu 17:
Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì?
A. Có kích thước hiển vi
B. Bộ phận di chuyển tiêu giảm hoặc không có, lấy chất dinh dưỡng của vật chủ
C. Có cấu tạo cơ thể chỉ có 1 tế bào
D. Có bộ phận di chuyển, thức ăn là vi khuẩn, vụn hữu cơ
-
Câu 18:
Trùng roi xanh giống thực vật ở điểm nào?
A. Cơ thể đa bào
B. Cơ thể đơn bào
C. Có diệp lục
D. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng
-
Câu 19:
Trai sông di chuyển bằng bộ phận nào?
A. cách bơi nhờ cử động của hai mảnh vỏ
B. cách xoay cơ thể trên bùn
C. chân lưỡi rìu thò ra ngoài sau khi mở vỏ và chân
D. phối hợp cử động của hai mảnh vỏ và chân
-
Câu 20:
Tuyến bài tiết của tôm nằm ở đâu?
A. đỉnh của đôi râu thứ nhất
B. đỉnh của tấm lái
C. gốc của đôi càng
D. gốc của đôi râu thứ hai
-
Câu 21:
Khi sống trong ruột mối, trùng roi sẽ thực hiện quá trình gì?
A. gây bệnh đường ruột cho mối
B. ăn hết chất dinh dưỡng của mối
C. tiết enzim giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ
D. tạo mùi cho phân mối
-
Câu 22:
Điểm mắt của trùng roi có vai trò gì?
A. quang hợp
B. bài tiết
C. trao đổi khí
D. nhận biết ánh sáng
-
Câu 23:
Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như thế nào?
A. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người
B. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới
C. Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 24:
Điểm nào sau đây là giống nhau giữa động vật và thực vật?
A. Cơ thể sổng có cấu tạo từ tế bào
B. Có khả năng di chuyển
C. Có khả năng dị dưỡng
D. Có hệ thần kinh và giác quan
-
Câu 25:
Cách dinh dưỡng của trùng biến hình?
A. Chân giả thứ nhất tiếp cận mồi lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi
B. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh
C. Không bào tiêu hoá, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 26:
Nêu các triệu chứng kiết lị?
A. Đau quặn bụng
B. Đi ngoài nhiều
C. Phân có lẫn máu và chất nhày
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 27:
Trùng sốt rét có cẩu tạo như thế nào để thích nghi với lối kí sinh trong máu người?
A. Kích thước rất nhỏ
B. Không có bộ phận di chuyển
C. Không có không bào
D. Cà A, B và C đều đúng
-
Câu 28:
Sự đa dạng của động vật nguyên sinh?
1, Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).
2, Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả.
3, Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau.
4, Hình dạng ổn định.
5, Dinh dưỡng dị dưỡng.
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4
C. 1, 2, 3
D. 1, 2, 4
-
Câu 29:
Đặc điểm khác biệt của sứa so với san hô là gì?
A. Sống bơi lội
B. Sống bám
C. Sống đơn độc
D. Cả A và C đúng
-
Câu 30:
Loài nào sau đây có hình thức di chuyển theo kiểu co bóp dù?
A. Thuỷ tức
B. San hô
C. Sứa
D. Tất cả đều đúng