Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2020
Trường THPT Phan Tây Hồ
-
Câu 1:
Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa?
A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.
B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học
C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
D. Ống tiêu được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hoá về chức năng.
-
Câu 2:
Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin?
A. Nhóm thưc vật C4.
B. Nhóm thưc vật C3.
C. Nhóm thưc vật CAM.
D. Nhóm thưc vật C4 và CAM.
-
Câu 3:
Những cây nào thuộc nhóm thực vật C4?
A. Lúa, khoai, sắn, đậu.
B. Ngô, mía, cỏ gấu.
C. Rau dền, kê, các loại rau.
D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
-
Câu 4:
Biểu hiện nào là triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây?
A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
-
Câu 5:
Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.
-
Câu 6:
Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy cao.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
-
Câu 7:
Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.
B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.
C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.
-
Câu 8:
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu do đâu?
A. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
B. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
C. Qua mạch gỗ.
D. Từ mạch rây sang mạch gỗ.
-
Câu 9:
Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Trong điểu kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 không thuận lợi cho quang hợp.
D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
-
Câu 10:
Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng nào?
A. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.
B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.
C. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
D. Tác động vào bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.
-
Câu 11:
Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
-
Câu 12:
Tiêu hóa là gì?
A. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
B. Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
D. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
-
Câu 13:
Sự biến đổi thức ăn trong tế bào được gọi là gì?
A. Tiêu hóa nội bào
B. Đồng hóa
C. Chuyển hóa nội bào
D. Dị hóa
-
Câu 14:
Hệ tiêu hóa của động vật có ống tiêu hóa gồm các cơ quan nào?
A. Cơ quan tiêu hóa
B. Các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
C. Tuyến tiêu hóa và dạ dày, ruột
D. Túi tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
-
Câu 15:
Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học, sinh học. Biến đổi về mặt sinh học là quá trình nào?
A. Phân giải thức ăn trong cơ thể sống
B. Tiêu hóa nhờ enzyme
C. Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật
D. Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng.
-
Câu 16:
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào → tiêu hóa nội bào
B. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào
C. Tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào →tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào
D. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào.
-
Câu 17:
Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng nanh cắm và giữ mồi
B. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
C. Răng hàm nhai nát thịt.
D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
-
Câu 18:
Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là gì?
A. Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa
B. Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu
C. Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme
D. Hấp thụ nước để cô đặc chất thải
-
Câu 19:
Đường đi của cỏ trong dạ dày của động vật nhai lại theo con đường nào?
A. Dạ tổ ong → dạ cỏ → dạ lá sách → dạ múi khế
B. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế
C. Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ múi khế → dạ tổ ong
D. Dạ múi khế → dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách
-
Câu 20:
Đặc điểm thích nghi nào giúp cho bề mặt trao đổi khí của động vật ở cạn không bị khô?
A. Chúng có nhiều mao mạch
B. Cơ quan hô hấp thường nằm sâu trong khoang cơ thể
C. Chúng chỉ sống ở nơi ấm ướt
D. Có bề mặt mỏng
-
Câu 21:
Hệ hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Da của giun đất
B. Ếch nhái
C. Người
D. Chim
-
Câu 22:
Vì sao sự lan truyền xung thân kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc”?
A. Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie
B. Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
C. Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện
D. Tạo cho tốc độ truyền xung quanh
-
Câu 23:
Điểm khác biệt nào của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”?
A. chậm và tốn ít năng lượng.
B. chậm và tốn nhiều năng lượng.
C. nhanh và tốn ít năng lượng.
D. nhanh và tốn nhiều năng lượng.
-
Câu 24:
Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin
(1) tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”
(2) theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh
(3) tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin
(4) có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie
(5) không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục
Tổ hợp nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlin?
A. (1), (2), (3) và (4)
B. (1), (2), (3) và (5)
C. (1), (2), (4) và (5)
D. (1), (3), (4) và (5)
-
Câu 25:
Có bao nhiếu ý sau đây đúng về bơm Na – K?
(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào
(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp
(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
Phương án trả lời đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 26:
Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển ion nào?
A. Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào.
B. Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào.
C. K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
D. K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
-
Câu 27:
Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu và các hạch nào?
A. hạch ngực, hạch lưng
B. hạch thân, hạch lưng
C. hạch bụng, hạch lưng
D. hạch ngực, hạch bụng
-
Câu 28:
Ở côn trùng, hạch thần kinh có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác là hạch thần kinh nào?
A. đầu
B. lưng
C. ngực
D. bụng
-
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới
B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên
C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới
D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới
-
Câu 30:
Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình nào?
A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài
-
Câu 31:
Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính gì?
A. học được
B. bẩm sinh
C. hỗn hợp
D. Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp
-
Câu 32:
Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi nào?
A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên
B. kích thích của môi trường kéo dài
C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
D. kích thích của môi trường mạnh mẽ
-
Câu 33:
Xét các tập tính sau:
(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại
(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu
(3) Ve kêu vào mùa hè
(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc
(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
Trong các trường hợp trên, những trường hợp nào là tập tính bẩm sinh?
A. (2) và (5)
B. (3) và (5)
C. (3) và (4)
D. (4) và (5)
-
Câu 34:
Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?
A. Diễn ra ngang bằng.
B. Diễn ra chậm hơn một chút.
C. Diễn ra chậm hơn nhiều.
D. Diễn ra nhanh hơn.
-
Câu 35:
Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?
A. Co rút chất nguyên sinh.
B. Chuyển động cả cơ thể.
C. Tiêu tốn năng lượng.
D. Thông qua phản xạ.
-
Câu 36:
Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch?
A. Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.
B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.
C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
-
Câu 37:
Thân mềm và chân khớp có hạch thần kinh nào phát triển?
A. Hạch ngực.
B. Hạch não.
C. Hạch bụng.
D. Hạch lưng.
-
Câu 38:
Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành do đâu?
A. Các tế bào thần kinh rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
B. Các tế bào thần kinh phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
C. Các tế bào thần kinh rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
D. Các tế bào thần kinh phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.
-
Câu 39:
Tốc độ cảm ứng của động vật so với thực vật như thế nào?
A. Diễn ra ngang bằng.
B. Diễn ra chậm hơn một chút.
C. Diễn ra chậm hơn nhiều.
D. Diễn ra nhanh hơn.
-
Câu 40:
Bộ phận nào của não phát triển nhất?
A. Não trung gian.
B. Bán cầu đại não.
C. Tiểu não và hành não.
D. Não giữa.