Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2020
Trường THPT Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Điểm bão hòa ánh sáng là gì?
A. Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.
B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu.
C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.
-
Câu 2:
Các chất hữu cơ của thực vật được hình thành từ chất nào?
A. Nitơ.
B. Nước.
C. Cácbônic.
D. Các chất khoáng.
-
Câu 3:
Lông hút có vai trò chủ yếu là gì?
A. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.
B. Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.
C. Lách vào kẽ hở của đất giúp cho rễ lấy được ôxi để hô hấp.
D. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.
-
Câu 4:
Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2của nước khi đi qua mang?
A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.
B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.
C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiểu với dòng nước.
D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.
-
Câu 5:
Động mạch là gì?
A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điểu hoà lượng máu đến các cơ quan.
C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi các sản phẩm bài tiết của các cơ quan.
-
Câu 6:
Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
A. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
B. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm.
C. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng.
D. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm.
-
Câu 7:
Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Tích luỹ năng lượng.
B. Cân bằng nhiệt độ của môi trường,
C. Điều hòa không khí.
D. Tạo chất hữu cơ.
-
Câu 8:
Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep tạo ra sản phẩm nào?
A. \(C{O_2} + ATP + NADH\)
B. \(C{O_2} + ATP + NADH + FAD{H_2}\)
C. \(C{O_2} + ATP + FAD{H_2}\)
D. \(C{O_2} + NADH + FAD{H_2}\)
-
Câu 9:
Chu kỳ Crep diễn ra trong bào quan nào?
A. Tế bào chất.
B. Nhân.
C. Ti thể.
D. Lục lạp.
-
Câu 10:
Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ
A. Sự va đẩy của các tế bào máu.
B. Năng lượng co tim.
C. Dòng máu chảy liên tục.
D. Co bóp của mạch.
-
Câu 11:
Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở màng ngoài.
B. Ở màng trong.
C. Ở chất nền.
D. Ở tilacôit.
-
Câu 12:
Điều nào sau đây không đúng với dạng nước tự do?
A. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào.
B. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn.
C. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào.
D. Là dạng nước bị hút bởi các phần tử tích điện.
-
Câu 13:
Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng bao nhiêu độ?
A. 30 - 35°C.
B. 40 - 45°C.
C. 45 - 50°C
D. 35 - 40°C.
-
Câu 14:
Canxi có vai trò như thế nào đối với thực vật?
A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
B. Thành phần của axit nucleic, ATP, phôtpholipit, coenzim cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. Thành phần của prôtêin, axit nuclêic.
D. Thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.
-
Câu 15:
Cân bằng nội môi là gì?
A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.
B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể
C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.
-
Câu 16:
Ý nào dưới đây không đúng với sự đóng mở khí khổng?
A. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.
B. Nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại.
C. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.
D. Một số cây khi thiếu nước, khi ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.
-
Câu 17:
Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào?
A. Lục lạp, lizôxôm, ti thể.
B. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ti thể.
D. Lục lạp, ribôxôm, ti thể.
-
Câu 18:
Tụy tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?
A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận.
B. Điều hoà pH máu.
C. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.
D. Điều hoà hâp thụ Na+ ở thận.
-
Câu 19:
Ý nào dưới đây không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất?
A. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp O2 và CO2
B. Quá trình khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2
C. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong tê bào thấp hơn bên ngoài cơ thể.
D. Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn sinh ra CO2 làm cho phân áp CO2 trong tế bào cao hơn bên ngoài cơ thể.
-
Câu 20:
Khử nitrat là quá trình quan trọng của sự đồng hóa nitơ trong mô thực vật. Đó là quá trình nào?
A. Tổng hợp nitrat từ các nguồn nito khác nhau
B. Biến đổi nitrat thành ammoniac
C. Biến đổi nitrat thành nitrit
D. Chuyển ammoniac thành nitrat
-
Câu 21:
Khi đất thiếu nitơ, lá cây có màu vàng nhạt, cách sử lý tốt nhất là gì?
A. Bón phân hữu cơ vào trong đất
B. Bón phân nitrat vào trong đất
C. Phun nước ngâm phân lên lá
D. Phun dung dịch đạm vô cơ lên lá
-
Câu 22:
Bón thúc cho cây ta nên tiến hành như thế nào?
A. Phân chuồng chưa ủ
B. Phân hóa học
C. Phân hữu cơ đã hoại
D. Phân vi lượng
-
Câu 23:
Cây thừa đạm có những biểu hiện gì?
A. Lá nhỏ, vàng
B. Cành lá sum suê, xanh tốt nhưng chậm ra hoa
C. Cây ra hoa, kết quả sớm
D. Quả bé, hạt lép.
-
Câu 24:
Đặc điểm giống nhau chủ yếu ở thực vật C3 và thực vật C4 là gì?
A. Đều tổng hợp glucozo theo chu trình Calvin
B. Đều sử dụng chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP
C. Đều có quá trình hô hấp sáng rất mạnh
D. Đều chỉ có 1 loại lục lạp.
-
Câu 25:
Ti thể và lục lạp có những điểm giống nhau nào?
A. Tổng hợp ATP
B. Lấy electron từ H2O
C. Khử NAD+ thành NADH
D. Giải phóng O2
-
Câu 26:
Sản phẩm của quá trình hô hấp là gì?
A. CO2 và H2O
B. CO2, H2O và ATP
C. CO2, H2O, ATP và nhiệt
D. CO2, H2O và nhiệt
-
Câu 27:
Tại sao nói quá trình hô hấp ở thực vật được xem như là quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất?
A. Do quá trình hô hấp vừa cung cấp năng lượng dưới dạng ATP vừa cung cấp NADH và FADH2
B. Do quá trình hô hấp vừa cung cấp năng lượng dưới dạng ATP vừa cung cấp axit lactic và êtilic
C. Do quá trình hô hấp vừa cung cấp năng lượng dưới dạng ATP vừa cung cấp serin trong hô hấp sáng
D. Do quá trình hô hấp vừa cung cấp năng lượng dưới dạng ATP vừa cung cấp các sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể.
-
Câu 28:
Đối với mỗi loại nông sản người ta thường sử dụng những biện pháp bảo quản khác nhau nhưng cách hiệu quả nhất đôi với tất cả các loại nông sản là?
A. Bảo quản trong kho hoặc trong túi nilon kín có nồng độ CO2 cao.
B. Phun khí axetilen (đất đèn) lên đống nông sản.
C. Phơi khô.
D. Chứa trong kho lạnh.
-
Câu 29:
Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin đều diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
-
Câu 30:
Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?
A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
C. Máu được điều hoà và phân phối chậm đến các cơ quan.
D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
-
Câu 31:
Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra?
A. Được cung cấp năng lượng ATP.
B. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
C. Có các lực khử mạnh.
D. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.
-
Câu 32:
Ý nào không phải là sự sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
A. Hoạt động theo quy luật "tất cả hoặc không có gì".
B. Hoạt động tự động.
C. Hoạt động theo chu kì.
D. Hoạt động cần năng lượng.
-
Câu 33:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?
A. Manh tràng phát triển.
B. Dạ dày đơn.
C. Ruột ngắn.
D. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
-
Câu 34:
Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?
A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.
B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.
C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.
D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
-
Câu 35:
" Khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp..." Kết quả nào sau đây không đúng?
A. Làm thay đổi nồng độ CO2 và pH.
B. Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.
C. Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở
D. Làm tăng hàm lượng đường
-
Câu 36:
Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa?
A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.
B. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học
C. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.
D. Ống tiêu được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hoá về chức năng.
-
Câu 37:
Khi cây thiếu lưu huỳnh sẽ có biểu hiện, triệu chứng gì?
A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
-
Câu 38:
Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin?
A. Nhóm thực vật C4.
B. Nhóm thực vật C3
C. Nhóm thực vật CAM.
D. Nhóm thực vật C4 và CAM.
-
Câu 39:
Những cây nào thuộc nhóm thực vật C4?
A. Lúa, khoai, sắn, đậu.
B. Ngô, mía, cỏ gấu.
C. Rau dền, kê, các loại rau.
D. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng
-
Câu 40:
Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?
A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.