Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 KNTT năm 2023-2024
Trường THPT Phan Bội Châu
-
Câu 1:
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật như thế nào?
A. Phát triển kích thước theo thời gian
B. Tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
C. Tích lũy năng lượng
D. Vận động tự do trong không gian
-
Câu 2:
Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm nào?
A. Nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng
B. Nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng
C. Nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng
D. Nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng
-
Câu 3:
Lực nào đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực thoát hơi nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
D. Áp suất rễ
-
Câu 4:
Đâu là vai trò của kali trong cơ thể thực vật?
A. Là thành phần của protein và axit nucleic
B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng
C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim
-
Câu 5:
Pha sáng của quang hợp có vai trò ra sao?
A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã đươc caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP
-
Câu 6:
Những cây nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?
A. Lúa, khoai, sắn, đậu
B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng
D. Lúa, khoai, sắn, đậu
-
Câu 7:
Chu trình Crep diễn ra trong bào quan nào?
A. Chất nền của ti thể
B. Tế bào chất
C. Lục lạp
D. Nhân
-
Câu 8:
Chu trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung nào?
A. Chuỗi truyền electron
B. Chương trình Crep
C. Đường phân
D. Tổng hợp Axetyl - CoA
-
Câu 9:
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng để làm gì?
A. Từ thức ăn cho cơ thể
B. Và năng lượng cho cơ thể
C. Cho cơ thể
D. Có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được
-
Câu 10:
Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi ra sao?
A. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
B. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
C. Biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
D. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào
-
Câu 11:
Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh
B. Vận tốc lớn và được điều hành
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh
D. Vận tốc bé và được điều hành
-
Câu 12:
Đâu là động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá?
A. Lực đẩy (áp suất rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ
D. Do sự phối hợp của ba lực: lực đẩy, lực hút, lực liên kết
-
Câu 13:
Chuỗi truyền electron tạo ra bao nhiêu ATP?
A. 32 ATP
B. 34 ATP
C. 36 ATP
D. 38 ATP
-
Câu 14:
Diễn biến nào không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2
B. Quá trình khử CO2
C. Quá trình quang phân li nước
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước)
-
Câu 15:
Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?
(1) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
(2) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
(3) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
(4) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ
B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ
C. Con người, vật nuôi, cây trồng
D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ
-
Câu 17:
Đâu là cơ quan thoát hơi nước của cây?
A. Cành
B. Lá
C. Rễ
D. Thân
-
Câu 18:
Vì sao nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất?
A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được
C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được
D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác
-
Câu 19:
Vai trò nào không phải của quang hợp?
A. Tích lũy năng lượng
B. Tạo chất hữu cơ
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường
D. Điều hòa không khí
-
Câu 20:
Cấu tạo ngoài nào sau đây của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Có cuống lá
B. Có diện tích bề mặt lớn
C. Phiến lá mỏng
D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới
-
Câu 21:
Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào?
(1) Lizôxôm.
(2) Ribôxôm.
(3) Lục lạp
(4) Perôxixôm.
(5) Ti thể.
(6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là:
A. (3), (4) và (5)
B. (1), (4) và (5)
C. (2), (3) và (6)
D. (1),(4) và (6)
-
Câu 22:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào dưới đây?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep
C. Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi truyền electron hô hấp
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân
-
Câu 23:
Bộ phận nào được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A. Dạ cỏ
B. Dạ lá sách
C. Dạ tổ ong
D. Dạ múi khế
-
Câu 24:
Ở loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Thực quản
B. Tuyến nước bọt
C. Khoang miệng
D. Dạ dày
-
Câu 25:
Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 26:
Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là gì?
A. Hoocmôn thực vật
B. Axit amin, vitamin và ion kali
C. Saccarôzơ
D. Cả A, B và C
-
Câu 27:
Đâu là các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
A. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
B. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
C. Thải các chất ra ngoài môi trường và điều hòa cơ thể
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 28:
Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào?
A. Phối hợp với các clorophyl để hấp thụ ánh sáng
B. Là chất nhận e đầu tiên của pha sáng
C. Là thành viên của chuỗi truyền e để hình thành ATP
D. Mang e đến chu trình canvil
-
Câu 29:
Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào sau đây?
A. Khí carbon dioxide, nước tiểu, mô hôi
B. Khí oxygen, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt
C. Khí oxygen, khí carbon dioxide, nước tiểu
D. Khí oxygen, phân, nước tiểu, mồ hôi
-
Câu 30:
Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở những loài sinh vật nào sau đây?
A. Động vật
B. Thực vật
C. Vi sinh vật
D. Tất cả các sinh vật trên
-
Câu 31:
Quá trình trao đổi chất là quá trình như thế nào?
A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường
B. Quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường
C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể
D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường
-
Câu 32:
Lông hút ở rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ
B. Tế bào mạch cây ở rễ
C. Tế bào nội bì
D. Tế bào biểu bì
-
Câu 33:
Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Hoạt động trao đổi chất
B. Chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng
D. Hoạt động thẩm thấu
-
Câu 34:
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua miền nào?
A. Miền lông hút
B. Miền chóp rễ
C. Miền sinh trưởng
D. Miền trưởng thành
-
Câu 35:
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp như thế nào?
A. Lớn hơn cường độ hô hấp
B. Cân bằng với cường độ hô hấp
C. Nhỏ hơn cường độ hô hấp
D. Lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp
-
Câu 36:
Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào?
A. Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
B. Xoang tilacoit là noi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
C. Chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
D. Cả ba phương án trên
-
Câu 37:
Đâu là trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin?
A. Khử APG thành AlPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)
B. Cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → khử APG thành AlPG
C. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → cố định CO2
D. Cố định CO2 → khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → cố định CO2
-
Câu 38:
Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa ra sao?
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
C. Làm sạch môi trường
D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O
-
Câu 39:
Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra sản phẩm nào?
A. Chỉ rượu etylic
B. Rượu etylic hoặc axit lactic
C. Chỉ axit lactic
D. Đồng thời rượu etylic và axit lactic
-
Câu 40:
Bào quan nào thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí?
A. Không bào
B. Ti thể
C. Trung thể
D. Lạp thể