Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 Cánh Diều năm 2023-2024
Trường THPT Minh Long
-
Câu 1:
Chuyển hoá cơ bản là gì?
A. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
B. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
C. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi
D. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi
-
Câu 2:
Thành phần nào là chất thải của hệ hô hấp?
A. Nước tiểu
B. Mồ hôi
C. Khí ôxi
D. Khí cacbonic
-
Câu 3:
Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào yếu tố nào?
A. Cơ quan bài tiết để thải ra ngoài
B. Nước mô và mao mạch máu
C. Máu và cơ quan bài tiết
D. Tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết
-
Câu 4:
Loại mạch dẫn nào làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
A. Quản bào và mạch gỗ
B. Mạch gỗ và tế bào kèm
C. Ống rây và mạch gỗ
D. Mạch ống và quản bào
-
Câu 5:
Đâu là đặc điểm của ống rây?
A. Tế bào có thành thứ cấp, thoái hoá nhân, nhiều tấm rây
B. Tế bào có thành sơ cấp, không bào nằm ở trang tâm, có một nhân
C. Tế bào có thành sơ cấp, có lỗ viền, có một nhân
D. Tế bào có thành sơ cấp, nhiều tấm rây, nhân và không bào bị thoái hoá
-
Câu 6:
Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần gì?
A. Các quản bào và ống rây
B. Mạch gỗ và tế bào kèm
C. Ống rây và mạch gỗ
D. Ống rây và tế bào kèm
-
Câu 7:
Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật ra sao?
A. Sự vận chuyển chất trong thân cây
B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng
C. Quá trình thoát hơi nước ở lá
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 8:
Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?
A. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất
B. Trong phân bón
C. Được tổng hợp ở lá
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 9:
Nhiệt độ ảnh hướng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật ra sao?
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng
B. Quá trình thoát hơi nước ở lá
C. Sự hấp thụ nước ở rễ
D. Sự vận chuyển nước trong thân
-
Câu 10:
Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Tất cả khi khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
B. Có diện tích bề mặt lá lớn
C. Phiến lá mỏng
D. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn
-
Câu 11:
Cấu tạo nào của lá có những đặc điểm thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
1. Tất cả khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
2. Có diện tích bề mặt lớn
3. Phiến lá mỏng
4. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn
A. 1,3,4
B. 1,2
C. 2,3
D. 2,3,4
-
Câu 12:
Đặc điểm hình thái nào của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng?
A. Có khí khổng
B. Có hệ gân lá
C. Có lục lạp
D. Diện tích bề mặt lớn
-
Câu 13:
Trong hô hấp quá trình đường phân xảy ra ở bào quan nào?
A. Chất nền của ti thể
B. Tế bào chất
C. Màng trong của ti thể
D. Màng ngoài của ti thể
-
Câu 14:
Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm gì?
A. Kị khí và xảy ra trong ti thể
B. Hiếu khí và xảy ra trong ti thể
C. Kị khí và xảy ra trong tế bào chất
D. Hiếu khí và xảy ra trong tế bào chất
-
Câu 15:
Đâu là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu ở thực vật?
A. Rễ
B. Lá
C. Thân
D. Hoa
-
Câu 16:
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm như thế nào?
A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh
-
Câu 17:
Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất vào chiều tối. Điều này cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự đóng mở khí khổng?
A. Ion khoáng
B. Nước
C. Nhiệt độ
D. Ánh sáng
-
Câu 18:
Có bao nhiêu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây?
A. 20
B. 17
C. 21
D. 13
-
Câu 19:
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có tất cả bao nhiêu đặc điểm?
I. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
II. Là nguyên tố không thể thay thế được.
III. Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
IV. Gồm các nguyên tố như C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, …
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Khi thiếu nguyên tố vi lượng nào sau đây lá cây chuyển sang sắc vàng, nâu đỏ như gỉ sắt?
A. Canxi
B. Magiê
C. Cacbon
D. Clo
-
Câu 21:
Điền số liệu thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Trong không khí, nitơ phân tử chiếm khoảng … về thể tích.
A. 16%
B. 75%
C. 80%
D. 30%
-
Câu 22:
Nitơ trong đất tồn tại ở mấy dạng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Chất nào không phải là sản phẩm của quá trình quang hợp?
A. Cacbohiđrat
B. Khí ôxi
C. Nước
D. Khí cacbônic
-
Câu 24:
Ở thực vật, bào quan nào sau đây đóng vai trò tối quan trọng trong quá trình quang hợp?
A. Không bào
B. Lục lạp
C. Lưới nội chất
D. Bộ máy Gôngi
-
Câu 25:
Sắc tố quang hợp nào sau đây là trung tâm của phản ứng quang hợp?
A. Xantôphyl
B. Diệp lục b
C. Carôten
D. Diệp lục a
-
Câu 26:
Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Thông thường, có khoảng ... lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước.
A. 80%
B. 90%
C. 95%
D. 98%
-
Câu 27:
Thoát hơi nước có vai trò ra sao đối với cơ thể thực vật?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp vận chuyển nước, các ion khoáng từ rễ lên lá, tạo môi trường liên kết các bộ phận trong cây và tạo độ cứng cho cây thân thảo
C. Nhờ có thoát hơi nước mà khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
D. Giúp hạ nhiệt độ của cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường
-
Câu 28:
Đâu là động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá?
A. Lực đẩy (áp suẩt rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch
D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết
-
Câu 29:
Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ là gì?
A. Thoát hơi nước
B. Áp suất rễ
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước
D. Lực liên kết giữa nước và thành mạch gỗ
-
Câu 30:
Cây nào sau đây thoát hơi nước qua khí khổng ở cả hai mặt lá?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Thược dược
C. Đoạn
D. Thường xuân
-
Câu 31:
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế nào sau đây?
A. Chủ động
B. Thẩm thấu
C. Cần tiêu tốn năng lượng
D. Nhờ các bơm ion
-
Câu 32:
Vai trò nào không thuộc của quá trình thoát hơi nước?
A. Là động lực phía trên của quá trình hút và vận chuyển nước
B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời
C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường
D. Giúp cây hấp thụ CO2 và giải phóng ôxi
-
Câu 33:
Cắt cây thân thảo (Bầu, bí, ngô…) đến gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt. Cho các phát biểu sau:
I. Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng ứ giọt.
II. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát.
III. Về thực chất các giọt nhựa rỉ ra chứa toàn bộ là nước, được rễ cây hút lên từ đất.
Số phát biểu đúng là:
A. 0
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 34:
Đâu là sản phẩm ổn định đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3?
A. Alđêhyt photpho glixêtic (AlPG)
B. Ribulozo 1,5 diphotphat
C. Axit photpho glixêric (APG)
D. Axil oxalo axêtic (AOA)
-
Câu 35:
Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi cơ chế nào?
A. Cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin
B. Cơ chế đóng mở khí khổng
C. Cơ chế cân bằng nước
D. Cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh
-
Câu 36:
Những nhận định nào dưới đây là đúng?
I. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.
II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu.
III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.
IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây.
A. I, II
B. I, II, IV
C. I, III
D. III
-
Câu 37:
Phát biểu nào dưới đây không đúng về các loại thực vật?
A. Pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật CAM chỉ diễn ra ở lục lạp của một loại tế bào
B. Ở thực vật CAM, quá trình cố định CO2 từ môi trường xảy ra vào ban đêm, quá trình tổng hợp đường xảy ra vào ban ngày
C. Pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật C4 diễn ra ở lục lạp của hai loại tế bào
D. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM
-
Câu 38:
Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ?
A. Quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá
B. Quá trình nitrat hoá và amôn hoá
C. Quá trình amôn hoá và hình thành axit amin
D. Quá trình cố định nitơ
-
Câu 39:
Nước và muối khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ theo gian bào thì tại bộ phận nào, hoạt động này buộc phải chuyển sang con đường tế bào chất?
A. Nội bì
B. Biểu bì
C. Vỏ
D. Tất cả các phương án còn lại
-
Câu 40:
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo cơ chế thụ động có đặc điểm ra sao?
I. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
II. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
III. Không cần tiêu tốn năng lượng.
IV. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
Phương án đúng là:
A. I, IV
B. II, III
C. I, III
D. II, IV