Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2020
Trường THPT Trần Cao Vân
-
Câu 1:
Trong hô hấp tế bào, sau quá trình đường phân thì mỗi phân tử glucôzơ ban đầu tạo ra bao nhiêu phân tử axit piruvic?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 2:
Sau chu trình Crep, sản phẩm nào của hô hấp tế bào sẽ không tham gia vào chuỗi chuyền êlectron hô hấp?
A. NADH và FADH2
B. ATP và NADH
C. NADH
D. ATP
-
Câu 3:
Quá trình quang hợp ở thực vật trải qua mấy pha?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 4:
Cần bao nhiêu phân tử ATP để hoạt hoá một phân tử glucôzơ ở giai đoạn đầu của đường phân?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 5:
Các giai đoạn chính của hô hấp hiếu khí ở tế bào diễn ra theo trình tự từ sớm đến muộn như thế nào?
A. Đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
B. Chu trình Crep, đường phân, chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp, đường phân, chu trình Crep.
D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp, chu trình Crep, đường phân.
-
Câu 6:
Trong chu trình Canvin (xảy ra trong pha tối của quang hợp ở nhiều loài thực vật), chất kết hợp với khí cacbônic đầu tiên là gì?
A. Axit phôtphoglixêric.
B. Anđêhit phôtphoglixêric.
C. Ribulôzơđiphôtphat.
D. Axêtyl – côenzimA.
-
Câu 7:
Cấu trúc của enzyme gồm các chất nào sau đây?
A. Adenin, pentose, phosphate
B. Protein, phospholipit
C. Cơ chất, protein, ribose
D. Protein, coenzyme
-
Câu 8:
Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzyme, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó enzyme có hoạt tính như thế nào?
A. Enzyme bắt đầu hoạt động
B. Enzyme ngừng hoạt động
C. Enzyme có hoạt tính cao nhất
D. Enzyme có hoạt tính thấp nhất
-
Câu 9:
Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme trong cơ thể người là bao nhiêu?
A. 15oC- 20oC
B. 20oC- 25oC
C. 20oC- 35oC
D. 35oC- 40oC
-
Câu 10:
Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của enzyme lên các phản ứng là gì?
A. Tạo các sản phẩm trung gian.
B. Tạo ra enzyme - cơ chất.
C. Tạo sản phẩm cuối cùng.
D. Giải phóng enzyme khỏi cơ chất.
-
Câu 11:
Cơ chất là gì?
A. Chất tham gia cấu tạo enzyme.
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác.
C. Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác.
D. Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại.
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
A. Enzyme là một chất xúc tác sinh học.
B. Enzyme được cấu tạo từ các đisaccrit.
C. Enzyme sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng.
D. Ở động vật, enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra.
-
Câu 13:
Hoạt động nào sau đây là của enzyme?
A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất.
B. Tham gia vào thành phần của các chất tổng hợp được.
C. Điều hoà các hoạt động sống của cơ thể.
D. Cả 3 hoạt động trên.
-
Câu 14:
Cơ chế nào giúp tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất?
A. nhiệt độ tế bào.
B. độ pH của tế bào.
C. nồng độ cơ chất
D. nồng độ enzyme trong tế bào.
-
Câu 15:
Khi enzyme xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với bào quan nào?
A. Cofactơ
B. Protein.
C. Coenzyme.
D. Trung tâm hoạt động.
-
Câu 16:
Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là gì?
A. xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
B. điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C. điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào
D. điều hoà bằng ức chế ngược.
-
Câu 17:
Chất nào dưới đây là enzyme?
A. Saccaraza
B. Prôteaza
C. Nuclêôtiđaza
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 18:
Enzyme có đặc tính nào sau đây?
A. Tính thoái hóa.
B. Tính chuyên hoá.
C. Tính bền với nhiệt độ cao.
D. Hoạt tính yếu.
-
Câu 19:
Enzyme nào sau đây hoạt động trong môi trường axít?
A. Amilaza
B. Saccaraza
C. Pepsin
D. Mantaza
-
Câu 20:
Hậu quả nào sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzyme?
A. Hoạt tính enzyme tăng lên
B. Hoạt tính enzyme giảm dần và có thể mất hoàn toàn
C. Enzyme không thay đổi hoạt tính
D. Phản ứng luôn dừng lại
-
Câu 21:
Quá trình phân giải axit nuclêic thành nuclêôtit được xúc tác bởi enzyme nào?
A. Nuclêôtiđaza
B. Nuclêaza
C. Peptidaza
D. Amilaza
-
Câu 22:
Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người gây ra là do đâu?
A. Thức ăn không tiêu hóa được.
B. Enzyme không được tổng hợp hoặc bất hoạt.
C. Cơ chất đó tích lũy độc cho tế bào.
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 23:
Enzyme làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào?
A. Tạo nhiều phản ứng trung gian
B. Làm tăng tốc độ phản ứng
C. Cung cấp nhiệt độ cho phản ứng
D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 24:
Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ enzyme?
A. Bột giặt
B. Rượu
C. Sắt thép
D. Bánh mì
-
Câu 25:
Tại sao người bị đau dạ dày không nên ăn đu đủ xanh?
A. Vì đu đủ xanh cứng
B. Vì không tiêu hóa được
C. Vì trong nhựa đu đủ xanh làm cho bệnh nặng hơn
D. Vì ăn đu đủ xanh có chứa chất độc
-
Câu 26:
ATP được cấu tạo từ 3 thành phần nào?
A. ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat
B. ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.
C. ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.
D. ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.
-
Câu 27:
Vì sao ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất?
A. nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B. các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C. nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D. nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
-
Câu 28:
Đồng hoá là gì?
A. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. Quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
-
Câu 29:
Dị hoá là gì?
A. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
-
Câu 30:
Năng lượng là gì?
A. Năng lượng là khả năng sinh công
B. Năng lượng là sản phẩm các loại chất đốt
C. Năng lượng là sản phẩm của sự chiếu sáng.
D. Cả A,B và C.
-
Câu 31:
Có các trạng thái tồn tại của năng lượng nào?
A. Thế năng
B. Động năng
C. Quang năng
D. Cả A và B
-
Câu 32:
Trong tế bào, ATP được sử dụng vào việc chính nào?
A. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
B. Vận chuyển các chất qua màng.
C. Sinh công cơ học.
D. Tổng hợp nên các chất, vận chuyển và sinh công.
-
Câu 33:
Loại bào quan có thể chứa ADN trong tế bào của rễ cây là
A. nhân, ti thể, thể gôngi.
B. ribôxôm, lưới nội chất hạt.
C. Nhân, ti thể
D. Nhân, lục lạp, ribôxôm
-
Câu 34:
ATP là gì?
A. Là hợp chất cao năng
B. Gồm adenine , ribose và 3 gốc phosphate
C. Tham gia các phản ứng trong tế bào
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 35:
Chuyển hóa năng lượng là gì?
A. Là sự biến đổi năng lượng trong chu trình tuần hoàn vật chất
B. Là sự biến đổi năng lượng từ thế năng (hoặc động năng) thành nhiệt năng
C. Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống
D. Cả A và B.
-
Câu 36:
ATP là đồng tiền….. được sinh ra…….và được sử dụng trong….của tế bào.
Từ, cụm từ nào thích hợp?
A. Năng lượng, trong chuỗi truyền năng lượng, tất cả các phản ứng oxi hóa.
B. Năng lượng, trong quá trình hô hấp, quá trình dẫn truyền.
C. Năng lượng, trong chuỗi truyền điện tử, hoạt động trao đổi chất
D. Cả A,B,C đều đúng
-
Câu 37:
Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào
B. Nhân tế bào
C. Nhiễm sắc thể
D. Chất nguyên sinh
-
Câu 38:
Điều kiện nào cần và đủ quy định tính đặc trưng về cấu trúc hóa học của prôtêin?
A. Số lượng các aa trong phân tử
B. Thành phần các loại aa trong phân tử
C. Trật tự phân bố các aa trong phân tử
D. Cả A, B, C
-
Câu 39:
Thuật ngữ nào bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại?
A. Cacbohidrat
B. Tinh bột
C. Đường đa
D. Đường đơn, đường đa
-
Câu 40:
Chức năng chính của mỡ là gì?
A. Dự trữ năng lượng cho tế bào, cơ thể
B. Cấu tạo nên các loại màng tế bào
C. Tạo nên màng sinh chất hoặc hoocmon giới tính
D. Cả A, B và C