Đề thi giữa HK1 môn Sinh 7 năm 2020
Trường THCS Hoàng Diệu
-
Câu 1:
Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ:
A. 1 tế bào
B. 2 tế bào
C. 3 tế bào
D. Đa bào
-
Câu 2:
Cách sinh sản của trùng roi:
A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
B. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.
C. Tiếp hợp
D. Mọc chồi
-
Câu 3:
Nơi kí sinh của trùng sốt rét là
A. Phổi người.
B. Ruột động vật.
C. Máu người
D. Khắp mọi nơi trong cơ thể.
-
Câu 4:
Cấu tạo ngoài của thuỷ tức
A. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu
B. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu sâu đo.
C. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng toả tròn, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu.
D. Cơ thể của Thuỷ tức có đối xứng hai bên, di chuyển kiểu lộn đầu.
-
Câu 5:
Cơ thể của Sứa có dạng?
A. Hình trụ
B. Hình dù
C. Hình cầu
D. Hình que
-
Câu 6:
Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì:
A. Giun đất không thích nghi với đời sống ở cạn gặp mưa giun đất chui lên mặt đất tìm nơi ở mới.
B. Giun đất hô hấp qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ô xi nên giun đất phải chui lên mặt đất.
C. Giun đất chui lên mặt đất để dễ dàng bơi lội.
D. Báo hiệu thời tiết khi có nắng kéo dài.
-
Câu 7:
Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng
A. Thức ăn của giun đất là: Vụn thực vật và mùn đất
B. Thức ăn chủ yếu của đỉa là: sinh vật phù du trong nước
C. Thức ăn của vắt là: nhựa cây
D. Thức ăn chủ yếu của giun là: đất
-
Câu 8:
Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào?
A. Thuỷ tức sinh sản vô tính đơn giản.
B. Thuỷ tức sinh sản hữu tính.
C. Thuỷ tức sinh sản kiểu tái sinh.
D. Thuỷ tức vừa sinh sản vô tính vừa hữu tính và có khả năng tái sinh.
-
Câu 9:
Trùng biến hình di chuyển bằng bộ phận nào?
A. roi
B. lông bơi
C. chân giả
D. không có bộ phận di chuyển
-
Câu 10:
Đặc điểm cơ quan sinh dục của Giun đũa là:
A. chưa phân hóa
B. phân tính
C. lưỡng tính
D. cả câu B và C
-
Câu 11:
Ruột khoang có số lượng loài khoảng
A. 10000 loài
B. 15000 loài
C. 20000 loài
D. 25000 loài
-
Câu 12:
Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?
A. Vùng ôn đới
B. Vùng Bắc cực
C. Vùng Nam cực
D. Vùng nhiệt đới
-
Câu 13:
Giun đũa là sinh vật phân tính hay lưỡng tính?
A. Lưỡng tính
B. Phân tính
C. Lưỡng tính hoặc phân tính
D. Cả a,b và c
-
Câu 14:
Các động vật nguyên sinh nào có khả năng vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng?
A. Trùng giày
B. Trùng biến hình
C. Trùng sốt rét
D. Trùng roi xanh
-
Câu 15:
Các động vật nguyên sinh nào sau đây có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp?
A. Trùng giày
B. Trùng biến hình
C. Trùng sốt rét
D. Trùng roi xanh
-
Câu 16:
Đặc điểm nào sau đây có ở trùng biến hình?
A. Có roi
B. Có chân giả
C. Có lông bơi
D. Bộ phận di chuyển tiêu giảm
-
Câu 17:
Đặc điểm nào ở đây không có ở sứa?
A. Cơ thể đối xứng toả tròn
B. Sống di chuyển thường xuyên
C. Kiểu ruột hình túi
D. Sống thành tập đoàn
-
Câu 18:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở sán lá gan và sán dây?
A. Giác bám phát triển
B. Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên
C. Mắt và lông bơi phát triển
D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
-
Câu 19:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở sán lông?
A. Cơ thể dẹp đối xứng 2 bên
B. Có giác bám phát triển
C. Mắt và lông bơi phát triển
D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn
-
Câu 20:
Nơi kí sinh của giun kim
A. Ruột non
B. Ruột già
C. Ruột thẳng
D. Tá tràng
-
Câu 21:
Nơi kí sinh của giun đũa
A. Dạ dày
B. Ruột non
C. Ruột già
D. Ruột thẳng
-
Câu 22:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở thuỷ tức?
A. Hình trụ
B. Miệng ở dưới
C. Đối xứng tỏa tròn
D. Di chuyển bằng tua miệng
-
Câu 23:
Khi mưa to đất ngập nước giun chui lên mặt đất vì
A. Tìm kiếm thức ăn
B. Thiếu ánh sáng
C. Do thiếu không khí để hô hấp
D. Do đất ngập nước
-
Câu 24:
Kiểu di chuyển của thuỷ tức là:
A. Kiểu sâu đo
B. Kiểu lộn đầu
C. Kiểu bơi
D. Cả A và B
-
Câu 25:
Giun đất hô hấp bằng:
A. Da
B. Mang
C. Da và mang
D. phổi
-
Câu 26:
Cấu tạo của trùng roi là:
A. Cơ thể hình dù, có lông bơi.
B. Cơ thể hình trụ, có chân giả.
C. Cơ thể hình thoi, có diệp lục, có roi.
D. Cơ thể hình thoi, có lông bơi.
-
Câu 27:
Khi gặp điều kiện sống không thuận lợi, động vật nguyên sinh
A. Nằm im bất động
B. Sẽ chết
C. Sẽ dồn vào một chỗ
D. Sẽ kết bào xác
-
Câu 28:
Người bị nhiễm sán dây là do ăn phải:
A. Trứng sán có trong rau
B. Nang sán có trong thịt của lợn, bò
C. Ốc có ấu trùng của sán
D. Các loại thức ăn rau, ốc, thịt có trứng sán
-
Câu 29:
Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì:
A. Cơ thể chia làm 2 phần: đầu ngực và bụng.
B. Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau.
C. Thở bằng mang.
D. Chân chia làm nhiều khớp khác nhau.
-
Câu 30:
Chấu chấu có những hình thức di chuyển nào?
A. Bay
B. Bò
C. Nhảy
D. Cả A, B, C