Đề thi giữa HK1 môn Sinh 11 năm 2021-2022
Trường THPT Ngô Lễ Tân
-
Câu 1:
Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng ở thực vật, cần có sự tham gia của yếu tố nào sau đây:
I. Năng lượng là ATP II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi IV. Enzim hoạt tài (chất mang).
A. I, II, IV
B. II, IV
C. I, III, IV
D. I, IV
-
Câu 2:
Khi nói về đặc điểm của tế bào lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chỉ có một không bào trung tâm lớn
B. Thành tế bào mỏng không thấm cutin
C. Có nhiều không bào lớn
D. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ
-
Câu 3:
Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng nào sau đây?
A. rỉ nhựa và ứ giọt
B. rỉ nhựa
C. thoát hơi nước
D. ứ giọt
-
Câu 4:
Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bào quan nào?
A. Lông hút của rễ
B. Chóp rễ
C. Khí khổng
D. Toàn bộ bề mặt cơ thể
-
Câu 5:
Điều nào sau đây không đúng với dạng nước tự do?
A. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào
B. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn
C. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào
D. Là dạng nước bị hút bởi các phần tử tích điện
-
Câu 6:
Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do đâu?
I. lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
II. có sự bão hòa hơi nước trong không khí.
III. hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá.
IV. lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.
A. I, III
B. II, IV
C. I, II
D. II, III
-
Câu 7:
Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mạch gỗ vận chuyển đường glucozơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác
B. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ
C. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ
D. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động
-
Câu 8:
Ở thực vật, dòng mạch rây vận chuyển các chất từ bộ phận nào đến bộ phận nào?
A. lá → thân → củ, quả
B. rễ → thân → lá
C. củ, quả → thân → lá
D. thân → rễ → lá
-
Câu 9:
Các tế bào chết là quản bào và mạch ống là thành phần cấu tạo của bào quan nào?
A. Mạch rây
B. Mạch gỗ
C. Cành cây
D. Rễ cây
-
Câu 10:
Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy ở mép lá có các giọt nước. Đây là hiện tượng gì?
A. rỉ nhựa và ứ giọt
B. thoát hợi nước
C. rỉ nhựa
D. ứ giọt
-
Câu 11:
Một số cây chỉ có khí khổng ở mặt dưới của lá nhưng vẫn thoát nước ở cả 2 mặt lá, chứng tỏ điều gì?
A. Hơi nước có thể thoát qua khí khổng và tầng cutin mỏng của lá
B. Hơi nước thoát ra không phụ thuộc vào khí khổng
C. Quá trình thoát hơi nước ở cây là một quá trình bị động
D. Sự thoát hơi nước chỉ phụ thuộc vào độ ẩm không khí
-
Câu 12:
Đặc điểm nào ít gặp ở thực vật sa mạc?
A. Lá tiêu giảm và có lớp cutin dày
B. Dự trữ nước trong thân, lá
C. Hệ rễ ít phát triển
D. Sinh sản chỉ 1 lần trong năm
-
Câu 13:
Biện pháp nào quan trọng giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ
B. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất
C. Vun gốc và xới xáo cho cây
D. Tất cả các biện pháp trên
-
Câu 14:
So sánh lượng nước hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B), cây cân bằng nước khi nào?
A. A > B
B. A=B
C. A<B
D. A nhỏ hơn B một ít
-
Câu 15:
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Phôtpho
B. Nitơ
C. Hiđrô
D. Sắt
-
Câu 16:
Photpho được hấp thụ dưới dạng nào sau đây?
A. Hợp chất chứa photpho
B. H3PO4
C. PO43- , H2PO4-
D. Photphat vô cơ
-
Câu 17:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến hậu quả của việc bón với liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây?
(1) Gây độc hại đối với cây.
(2) Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
(3) Làm cây hấp thu quá nhiều dẫn đến phát triển mạnh mẽ hơn
(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 18:
Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
I. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống
II. các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác
III. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây
IV. các nguyên tố này phải tham gia vào cấu tạo các chất hữu cơ đại phân tử
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 19:
Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ đậu vì sao?
A. Đây là cây ngắn ngày nên nhanh chóng thu hoạch
B. Chúng có vi khuẩn cố định nito cộng sinh ở rễ nên phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng
C. Chúng có vi khuẩn cố định nito cộng sinh ở rễ nên có thể bổ sung đạm cho đất
D. Ít phải bón phân
-
Câu 20:
Quá trình gắn phân tử NH3 vào 1 axit amin dicacboxilic có ý nghĩa sinh học quan trọng là gì?
A. Tránh cho tế bào không bị đầu độc bởi NH3
B. Dự trữ axit amin cho cơ thể
C. Là bước trung gian để tổng hợp các axit amin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Thực vật không thể cố định nito vì sao?
A. Thực vật chỉ hấp thụ nito qua rễ
B. Quá trình này đòi hỏi diễn ra ở nhiệt độ cao
C. Thực vật không có enzyme nitrogenase
D. Thực vật chỉ có thể hấp thụ các chất hòa tan trong nước
-
Câu 22:
Nito có vai trò điều tiết vì chúng mang yếu tố gì?
A. Là thành phần quan trọng của diệp lục
B. Cấu tạo nên axit nucleic
C. Là thành phần cấu tạo nên màng sinh học.
D. Có trong thành phần của các coenzyme
-
Câu 23:
Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là gì?
A. có khí khổng
B. có hệ gân lá
C. có lục lạp
D. diện tích bề mặt lớn
-
Câu 24:
Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ gì?
A. chuyển hóa năng lượng ở dạng hoá năng thành quang năng
B. tổng hợp glucôzơ.
C. tiếp nhận CO2
D. hấp thụ năng lượng ánh sáng
-
Câu 25:
Sắc tố quang hợp (diệp lục) hòa tan hoàn toàn trong môi trường nào?
A. nước
B. muối NaCl
C. HCl
D. cồn 900
-
Câu 26:
Lá cây có màu xanh lục vì sao?
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
C. hệ sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
D. hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
-
Câu 27:
Vai trò của pha tối đối với cây xanh là gì?
A. Khử CO2 để hạn chế ô nhiễm môi trường
B. Tạo ra nước để cây tiến hành quang hợp
C. Giải phóng oxi phân tử
D. Tổng hợp các chất hữu cơ
-
Câu 28:
Ở nhóm thực vật CAM, quá trình tổng hợp các axit hữu cơ trong quá trình cố định CO2 xảy ra vào lúc nào?
A. Trong pha sáng
B. Ban đêm
C. Ban ngày
D. Liên tục
-
Câu 29:
Chu trình Calvin ở nhóm thực vật C4 xảy ra chủ yếu ở đâu?
A. Lục lạp tế bào mô giậu
B. Lục lạp tế bào quanh bó mạch
C. Lục lạp của khí khổng
D. Tế bào biểu bì
-
Câu 30:
Chu trình Canvin (chu trình C3) có Ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn như thế nào?
A. Khử - phục hồi chất nhận CO2 - tạo sản phẩm đầu tiên
B. Tạo sản phẩm đầu tiên - khử - phục hồi chất nhận CO2
C. Tạo sản phẩm đầu tiên - phục hồi chất nhận CO2 - khử
D. Phục hồi chất nhận CO2 - khử - tạo sản phẩm đầu tiên (cacboxyl hóa)
-
Câu 31:
Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp?
A. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin
B. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ
C. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat
D. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau
-
Câu 32:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối
-
Câu 33:
Đối với quang hợp, nước không có vai trò nào?
A. là nguyên liệu tham gia phản ứng quang phân li nước, cung cấp êlectron và H+ cho pha sáng
B. ảnh hưởng đến kích thước của lá và khả năng hấp thu năng lượng qua bề mặt lá
C. ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng và tốc độ hấp thụ CO2 cho quang hợp
D. cung cấp nguồn cacbon cho quá trình cố định CO2 trong pha tối
-
Câu 34:
Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia sáng màu gì?
A. tia đỏ
B. tia vàng
C. tia tím
D. tia xanh
-
Câu 35:
Người ta trồng 1ha lúa trong 120 ngày thì thu hoạch được 100 tạ sinh khối trong đó có 65 tạ thóc. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế theo đơn vị kg/ngày/ha là bao nhiêu?
A. 83,33 và 54,17
B. 54,17 và 83,33
C. 0,83 và 0,54
D. 12000 và 6500
-
Câu 36:
Năng suất cây trồng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp
B. Khả năng quang hợp của giống cây trồng
C. Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế
D. Thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn
-
Câu 37:
Câu nào sau đây là đúng về năng suất kinh tế?
A. Năng suất kinh tế luôn bằng năng suất sinh học
B. Năng suất kinh tế luôn lớn hơn hoặc bằng năng suất sinh học
C. Năng suất kinh tế luôn lớn hơn năng suất sinh học
D. Năng suất kinh tế luôn nhỏ hơn năng suất sinh học
-
Câu 38:
Hô hấp tỷ lệ thuận với nhiệt độ môi trường nhưng nhiệt độ quá cao ( trên \(45^oC\)) lại ức chế quá trình hô hấp vì sao?
A. Tế bào bị hủy hoại
B. Các enzyme oxi hóa khử bị biến tính
C. Nó thúc đẩy quá trình lên men
D. Nó làm đông đặc tế bào chất
-
Câu 39:
Hô hấp hiếu khí sẽ chuyển sang hô hấp kị khí khi nào?
A. Nồng độ \(O_2\) trong không khí giảm xuống dưới 5%
B. Nồng độ \(CO_2\) trong không khí cao quá 0,05%
C. Nhiệt độ môi trường đạt mức 45 – 50%
D. Độ ẩm trong không khí bão hòa
-
Câu 40:
Cho các dữ kiện: \(CO_2,O_2\), nước, ánh sáng, nhiệt độ. Các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm là gì?
A. O2, nước, ánh sáng, nhiệt độ
B. O2, nước, nhiệt độ
C. \(CO_2,O_2\), nước, nhiệt độ
D. Nước, nhiệt độ, ánh sáng