Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2023 - 2024
Trường THPT Đinh Thiện Lý
-
Câu 1:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát
-
Câu 2:
Những nước nào tham gia phe Liên minh?
A. Anh, Pháp, Nga
B. Anh, Đức, Italia
C. Đức, Áo – Hung, Italia
D. Đức, Pháp, Nga
-
Câu 3:
Những nước nào tham gia phe hiệp ước?
A. Anh, Pháp, Đức
B. Anh, Pháp, Nga
C. Mĩ, Đức, Nga
D. Anh, Pháp, Mĩ
-
Câu 4:
Duyên cớ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội
B. Mâu thuẫn giữa tư sản với chúa phong kiến ở các nước tư bản
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản
D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát
-
Câu 5:
Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Đánh nhanh thắng nhanh/đánh chớp nhoáng
B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán
C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước
D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng
-
Câu 6:
Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại (12 – 1916)
B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên song Máchủ nghĩaơ (9 – 1914)
C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức – Áo – Hung (1915)
D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915)…
-
Câu 7:
Phe Liên minh Đức – Áo – Hung đánh mất quyền chủ động, lâm vào thế bị động trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ thời điểm nào?
A. Đầu năm 1915
B. Cuối năm 1915
C. Đầu năm 1916
D. Cuối năm 1916
-
Câu 8:
Ngày 3 – 3 – 1918, Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa
A. Nga và Pháp
B. Nga và Đức
C. Anh và Pháp
D. Đức và Mĩ
-
Câu 9:
Cuối tháng 9 – 1918, quân Đức ở vào tình thế như thế nào?
A. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ
B. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Thổ Nhĩ Kì
C. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Bungari
D. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Ba Lan
-
Câu 10:
Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 9-11-1918?
A. Cách mạng bùng nổ, Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan
B. Chính phủ mới được thành lập
C. Đức kí hiệp ước thừa nhận thất bại với Mĩ
D. Đức kí hiệp định đầu hang không điều kiện
-
Câu 11:
Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 11-11-1918?
A. Cách mạng bùng nổ
B. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện
C. Chính phủ mới được thành lập
D. Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan
-
Câu 12:
Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào?
A. Kí Hiệp ước liên minh với Đức
B. Tuyên chiến với Pháp
C. Tuyên chiến với Đức
D. Tuyên chiến với Anh
-
Câu 13:
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi khi
A. Kênh đào Xuyê hoàn thành
B. Chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu
C. Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ
D. Kênh đào Panama hoàn hành
-
Câu 14:
Các nước phương Tây xâm chiếm hệ thống thuộc địa ở châu Phi theo thứ tự là
A. Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ
B. Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ
C. Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Bỉ
D. Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha
-
Câu 15:
Khu vực Mĩ Latinh bao gồm
A. Toàn bộ khu vực phía Tây của châu Mĩ
B. Toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ
C. Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê
D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ
-
Câu 16:
Thực dân phương Tây đã thống trị các nước Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII là
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B. Anh, Tây Ban Nha
C. Pháp, Bồ Đào Nha
D. Đức, Hà Lan
-
Câu 17:
Cuộc khởi nghĩa của Ápđen Cađe ở Angiêri (1830 – 1847) nhằm chống lại kẻ thù nào?
A. Thực dân Anh
B. Thực dân Bồ Đào Nha
C. Thực dân Pháp
D. Thực dân Tây Ban Nha
-
Câu 18:
Người đứng đầu tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ” là
A. Đại tá Átmét Arabi
B. Ápđen Cađe
C. Muhamét Átmét
D. Ápđen Phata en Sisi
-
Câu 19:
Sau khi giành được độc lập từ các thực dân châu Âu, các nước Mỹ Latinh đứng trước sự xâm lược của
A. Mỹ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Hà Lan.
-
Câu 20:
Mục đích của Mĩ trong việc đề xướng học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” ở thế kỉ XIX là
A. Giúp đỡ nhân dân các nước Mĩ Latinh
B. Vì quyền lợi của mọi công dân Mĩ Latinh
C. Bảo vệ độc lập, chủ quyền cho các nước Mĩ Latinh
D. Độc chiếm khu vực Mĩ Latinh, biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ
-
Câu 21:
Cuối thế kỉ XIX cuộc đấu tranh nào của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây được xem là tiêu biểu nhất?
A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập
B. Cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri
C. Cuộc đấu tranh của nhân dân Môdămbích
D. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Êtiôpia
-
Câu 22:
Hai nước ở châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây ở cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. Êtiôpia và Ai Cập
B. Êtiôpia và Libêria
C. Xuđăng và Ănggôla
D. Angiêri và Tuynidi
-
Câu 23:
Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là
A. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ
B. Chưa có chính đảng lãnh đạo
C. Chưa có sự liên kết đấu tranh
D. Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch
-
Câu 24:
Sau khi giành độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là
A. Tình trạng nghèo đói
B. Kinh tế, xã hội lạc hậu
C. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo
D. Chính sách bành trướng của Mĩ
-
Câu 25:
Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Philíppin, Brunây, Xingapo
B. Việt Nam, Lào, Campuchia
C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia
D. Malaixia, Miến Điện (Mianma)
-
Câu 26:
Từ nửa sau thế kỉ XIX quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được độc lập, không bị thực dân thống trị ?
A. Bru-nây.
B. Phi-líp-pin.
C. Ma-lai-xia.
D. Xiêm (Thái Lan)
-
Câu 27:
Thực dân phương Tây đã có hành động gì đối với các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Đầu tư vào Đông Nam Á.
B. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á.
C. Đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á.
D. Thăm dò tình hình, chuẩn bị xâm lược các nước các nước Đông Nam Á.
-
Câu 28:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Hà Lan.
D. thực dân Tây Ban Nha.
-
Câu 29:
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cao nguyên Bô-lô-ven do ai lãnh đạo?
A. Com-ma-đam, Ong-Kẹo.
B. Pha-ca-đuốc.
C. Pu-côm-bô.
D. Si-vô-tha.
-
Câu 30:
Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Cam-pu-chia năm 1863?
A. Cam-pu-chia phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp.
B. Cam-pu-chia kí hiệp ước thừa nhận trở thành thuộc địa của Pháp.
C. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha bùng nổ mạnh mẽ khắp cả nước.
D. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa phát triển mạnh mẽ ở biên giới giáp Việt Nam.
-
Câu 31:
Cuộc khởi nghĩa nào là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam-Cam-pu-chia trong đấu tranh chống Pháp xâm lược?
A. Khởi nghĩa của Pha-ca đốc.
B. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa.
C. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.
D. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha.
-
Câu 32:
Sự kiện nổi bật nào đã diễn ra ở Cam-pu-chia năm 1884?
A. Khởi nghĩa của A-cha-Xoa bùng nổ.
B. Khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha kết thúc.
C. Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
D. Cam-pu-chia trở thành bảo hộ của thực dân Pháp.
-
Câu 33:
Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường nào?
A. Đấu tranh bạo động
B. Cách mạng vô sản
C. Đấu tranh ôn hòa
D. Dân chủ tư sản
-
Câu 34:
Sự kiện nào chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
-
Câu 35:
Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
-
Câu 36:
Hạn chế của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là?
A. Chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
B. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
C. Chưa tạo điều kiện cho CNTB phát triển, chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân.
D. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền
-
Câu 37:
Ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là
A. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
B. lật đổ phong kiến tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
C. lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại mới tiến bộ hơn.
D. lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
-
Câu 38:
Phong trào dân tộc ở Ấn Độ phải tạm ngừng vì
A. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa của Đảng Quốc đại.
B. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự can thiệp từ bên ngoài.
C. Sự đàn áp của thực dân Anh và sự thoả hiệp của Đảng quốc đại.
D. Sự đàn áp của thực dân Anh và B.Tilắc đã bị cắt.
-
Câu 39:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bombay và Cancútta năm 1905 là
A. Thực dân Anh đàn áp người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây.
B. Người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây bị áp bức, bóc lộ nặng nề.
C. Đạo luật về chia cắt Benga có hiệu lực.
D. Nhân dân ở Bombay và Cancútta muốn lật đổ chính quyền thực dân Anh giành độc lập, dân chủ.
-
Câu 40:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bombay (1908) là do nhân dân phản đối
A. Chính sách chia để trị
B. Bản án 6 năm tù đối với Tilắc
C. Đạo luật chia đôi xứ Benga
D. Đời sống nhân dân cực khổ