Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 năm 2023 - 2024
Trường THPT Nguyễn Công Hoan
-
Câu 1:
Cuối thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Hà Lan.
D. đế quốc Mĩ.
-
Câu 2:
Nội dung nào sau đây không có trong cuộc Duy tân Minh Trị?
A. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ.
B. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.
C. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
D. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới.
-
Câu 3:
Đảng Quốc đại (thành lập năm 1885) là chính đảng của giai cấp nào ở Ấn Độ ?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tư sản.
D. Tiểu tư sản.
-
Câu 4:
Theo Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản theo chế độ
A. cộng hòa.
B. nhà nước Liên bang.
C. quân chủ lập hiến.
D. quân chủ chuyên chế.
-
Câu 5:
Với Trung Quốc, cách mạng Tân Hợi (năm 1911) đã thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?
A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.
C. Đánh đuổi đế quốc xâm lược, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
-
Câu 6:
Những nước thực dân nào chiếm nhiều thuộc địa nhất ở Châu Phi?
A. Anh và Đức.
B. Anh và Pháp.
C. Hà Lan và Anh.
D. Pháp và Bồ Đào Nha.
-
Câu 7:
Một trong những điểm giống nhau trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi và Mĩ la tinh thế kỉ XIX là
A. diễn ra liên tục, mạnh mẽ.
B. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
C. bị thực dân đàn áp rồi thất bại.
D. được sự giúp đỡ từ bên ngoài.
-
Câu 8:
Cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia?
A. khởi nghĩa của Acha Xoa.
B. khởi nghĩa của Pucômbô.
C. khởi nghĩa của Commađam.
D. khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha.
-
Câu 9:
Hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là
A. chưa coi trọng nhiệm vụ giai cấp.
B. chưa chú ý đến quyền lợi của nông dân.
C. chưa đề cao nhiệm vụ chống phong kiến.
D. chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc.
-
Câu 10:
Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) nằm ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. toàn thế giới.
-
Câu 11:
Ý nào sau đây không phải tác động từ việc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và lan rộng (1914-1918) đến tình hình châu Âu?
A. Phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.
B. Đời sống nhân dân lao động càng thêm khốn cùng.
C. Các đế quốc mở rộng thuộc địa trên toàn thế giới.
D. Mâu thuẫn xã hội trở nên vô cùng gay gắt.
-
Câu 12:
Ngoại cảnh chung nào đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm vào thế kỉ XIX?
A. Các nước thực dân phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa.
B. Sau các cuộc cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản đang thắng thế.
C. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
D. Giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.
-
Câu 13:
Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay
A. Thiên Hoàng.
B. Tư sản.
C. Tướng quân.
D. Thủ tướng.
-
Câu 14:
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:
A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
-
Câu 15:
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
-
Câu 16:
Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nhiều đảng phái ra đời
B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
C. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị
-
Câu 17:
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
-
Câu 18:
Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải
C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
-
Câu 19:
Sức mạnh của các công ti độc quyền ở Nhật Bản được thể hiện như thế nào?
A. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh
B. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lời
C. Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính tri đất nước
D. Chiếm ưu thế cạnh tranh với công ti độc quyền của các nước khác
-
Câu 20:
Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là
A. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
B. Thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc
C. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người
D. Xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động
-
Câu 21:
Trong khoảng 25 năm cuối TK XIX, hậu quả chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là gì?
A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết
B. Tuyến đường sắt đầu tiên được Anh xây dựng tại Ấn Độ
C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ
D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh
-
Câu 22:
Anh đã thiết lập chính quyền cai trị ở Ấn Độ như thế nào?
A. Chính quyền Anh nắm quyền cai trị trực tiếp.
B. Anh thực hiện hình thức cai trị gián tiếp.
C. Người Ấn Độ được trao quyền tự trị.
D. Kết hợp sự nắm quyền cai trị của tư sản Anh và tư sản Ấn.
-
Câu 23:
Mục đích chính của Anh khi thực hiện chính sách chia để trị ở Ấn Độ là gì?
A. Mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ làm tay sai cho thực dân.
B. Khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, đẳng cấp khiến xã hội Ấn Độ luôn bất ổn.
C. Khơi sâu sự cách biệt giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo khiến mâu thuẫn tôn giáo càng gay gắt.
D. Tạo chỗ dựa vững chắc cho chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ.
-
Câu 24:
Trong đấu tranh, Đảng Quốc đại đã đưa ra yêu cầu gì đối với chính phủ thực dân Anh?
A. Được tham gia bộ máy chính quyền, tự do phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
B. Được điều hành các hội đồng trị sự, tham gia phát triển công nghệ, tiến hành một số cải cách giáo dục, xã hội
C. Được nắm chính quyền, phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
D. Được tham gia các hội đồng trị sự, được giúp đỡ để phát riển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách giáo dục, xã hội.
-
Câu 25:
Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là
A. Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng
B. Ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách
C. Bạo động, lật đổ chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ
D. Hợp tác với chính phủ thực dân để đàn áp quần chúng
-
Câu 26:
Việc làm nào của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ cho thấy vai trò quan trọng của họ trong đời sống xã hội từ giữa thế kỉ XIX?
A. Thành lập xưởng đóng tàu và làm đại lí vận tải cho hãng tàu của Anh
B. Mở xí nghiệp dệt và làm đại lí cho các hãng buôn của Anh
C. Xây dựng các khu công nghiệp quy mô của người Ấn
D. Đầu tư khai hác mỏ, cạnh tranh với tư sản Anh
-
Câu 27:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bombay (1908) là do nhân dân phản đối
A. Chính sách chia để trị
B. Bản án 6 năm tù đối với Tilắc
C. Đạo luật chia đôi xứ Benga
D. Đời sống nhân dân cực khổ
-
Câu 28:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa ở Bombay (1908) là do nhân dân phản đối
A. Chính sách chia để trị
B. Bản án 6 năm tù đối với Tilắc
C. Đạo luật chia đôi xứ Benga
D. Đời sống nhân dân cực khổ
-
Câu 29:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ở Bombay và Cancútta năm 1905 là
A. Thực dân Anh đàn áp người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây
B. Người Hồi giáo ở miền Đông và người theo đạo Hinđu ở miền Tây bị áp bức, bóc lộ nặng nề
C. Đạo luật về chia cắt Benga có hiệu lực
D. Nhân dân ở Bombay và Cancútta muốn lật đổ chính quyền thực dân Anh giành độc lập, dân chủ
-
Câu 30:
Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì
A. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh
B. Thái độ thỏa hiệp của các đảng viên và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh
C. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh
D. Thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách mua chuộc của chính quyền thực dân Anh
-
Câu 31:
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc là
A. Trần Thắng
B. Ngô Quảng
C. Hồng Tú Toàn
D. Chu Nguyên Chương
-
Câu 32:
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra tại
A. Kim Điền (Quảng Tây)
B. Dương Tử (Quảng Đông)
C. Mãn Châu ( vùng Đông Bắc)
D. Nam Kinh (Quảng Đông)
-
Câu 33:
Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là
A. Xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh)
B. Buộc các nước đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng
C. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến
D. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước
-
Câu 34:
Người khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
A. Hồng Tú Toàn và Lương Khải Siêu
B. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
C. Từ Hi Thái hậu và Khang Hữu Vi
D. Khang Hữu Vi và Tôn Trung Sơn
-
Câu 35:
Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là
A. Trung Quốc Đồng minh hội
B. Trung Quốc Quang phục hội
C. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội
D. Trung Quốc Liên minh hội
-
Câu 36:
Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của
A. Giai cấp vô sản Trung Quốc
B. Giai cấp nông dân Trung Quốc
C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc
D. Liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc
-
Câu 37:
Cương lĩnh của Đồng minh hội là gì?
A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh giành ruộng đất cho cân cày.
B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc giành độc lập, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
D. Đánh đổ chế độ phong kiến, đánh đổ đế quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
-
Câu 38:
Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là
A. Công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
B. Nông dân, trí thức tư sản,địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông
D. Công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
-
Câu 39:
Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là
A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo
B. Thành lập Trung Hoa Dân quốc
C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân
D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí
-
Câu 40:
Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường nào?
A. Đấu tranh bạo động
B. Cách mạng vô sản
C. Đấu tranh ôn hòa
D. Dân chủ tư sản