Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Du
-
Câu 1:
Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nhiều đảng phái ra đời
B. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
C. Chính đảng của giai cấp vô sản đã được thiết lập
D. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị
-
Câu 2:
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia
A. tư bản chủ nghĩa
B. phong kiến
C. xã hội chủ nghĩa
D. quân chủ lập hiến
-
Câu 3:
Người đứng đầu chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản được gọi là
A. Thiên hoàng
B. Vua
C. Nhật hoàng
D. Sôgun (Tướng quân)
-
Câu 4:
Lực lượng chính trị nắm quyền hành thực tế của Nhật Bản giai đoạn giữa thế kỉ XIX là
A. Sôgun (tướng quân)
B. Thiên hoàng
C. Samurai
D. Tư sản công thương
-
Câu 5:
Trong các nước tư bản phương Tây, quốc gia đầu tiên đòi Nhật Bản “mở cửa” là
A. Pháp
B. Đức
C. Mĩ
D. Anh
-
Câu 6:
Cuối năm 1885 chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được hình thành và có tên là
A. Đảng dân chủ
B. Đảng cộng hòa
C. Đảng Quốc đại
D. Quốc dân đảng
-
Câu 7:
Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại 20 năm đầu là
A. vận động cải cách đất nước
B. đấu tranh ôn hòa
C. bạo động vũ trang
D. đấu tranh nghị trường
-
Câu 8:
Đứng trước thái độ thỏa hiệp của một số người lãnh đạo Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của thực dân Anh, nội bộ Đảng quốc đại có sự phân hóa thành
A. phái ôn hòa và phái cực đoan
B. phái Cộng hòa và phái Dân chủ
C. phái Bảo thủ và phái Cấp tiến
D. phái bạo động và phái cải cách
-
Câu 9:
Sự kiễn nào đã dẫn tới việc bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ
A. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben gan
B. Ti Lắc bị thực dân Anh bắt giam và kết án tù
C. Sự thành lập và hành động của phái “cực đoan”
D. Thực dân Anh đàn áp người dân
-
Câu 10:
Khi chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, Nữ hoàng Anh tuyên bố
A. đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ
B. đồng thời là Thủ tướng Ấn Độ
C. Ấn Độ là một bộ phận không thể tách rời của nước Anh
D. Nới lỏng quyền tự trị cho Ấn Độ
-
Câu 11:
Đến cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?
A. Vùng Sơn Đông.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
-
Câu 12:
Đến cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?
A. Vùng Sơn Đông.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
-
Câu 13:
Thực dân Anh đã viện cớ gì để mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?
A. Triều đình Mãn Thanh cấm đạo và sát hại các giáo sĩ
B. Nhà Thanh từ chối tiếp nhận quốc thư của nữ hoàng Anh
C. Chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện các tàu buôn Anh
D. Triều đình Mãn Thanh không hợp tác, gây hấn với thực dân Anh
-
Câu 14:
Ai là người ủng hộ cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc?
A. Hồng Tú Toàn.
B. Tôn Trung Sơn.
C. Vua Quang Tự.
D. Từ Hi Thái Hậu.
-
Câu 15:
Ai là người lãnh đạo của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX?
A. Khang Hữu Vi.
B. Mao Trạch Đông.
C. Lương Khải Siêu.
D. Tôn Trung Sơn.
-
Câu 16:
Vào cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Mĩ
B. Tây Ban Nha
C. Pháp
D. Anh
-
Câu 17:
Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang trong giai đoạn
A. hình thành
B. phát triển cực thịnh
C. khủng hoảng, suy thoái
D. bước đầu phát triển
-
Câu 18:
Cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bôlôven ở Lào trong những năm 1901 – 1937 do ai lãnh đạo?
A. Phacađuốc
B. Ong Kẹo và Commađam
C. Pucômbô
D. Thiên hộ Dương
-
Câu 19:
Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước nào
A. Phi-líp-pin
B. In-đô-nê-xi-a
C. Lào
D. Mi-an-ma
-
Câu 20:
Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Lào kéo dài hơn 30 năm?
A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.
D. Khởi nghĩa của A-cha Xoa.
-
Câu 21:
Phong trào đấu tranh ở châu Phi nổ ra mạnh mẽ đầu tiên ở khu vực nào?
A. Nam Phi.
B. Trung Phi.
C. Đông Phi.
D. Bắc Phi.
-
Câu 22:
Nước thực dân nào chiếm được nhiều thuộc địa ở châu Phi chỉ sau thực dân Anh?
A. Italia.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Bỉ.
-
Câu 23:
Nước nào ở châu Phi vẫn bảo vệ được nền độc lập của mình trước sự xâm lược của các nước thực dân phương Tây?
A. Ai Cập.
B. Angieri.
C. Xu Đăng.
D. Ê-ti-ô-pi-a.
-
Câu 24:
Hai nước thực dân đi đầu trong quá trình xâm chiếm thuộc địa ở Mĩ Latinh từ thế kỉ XVI là
A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
B. Anh, Tây Ban Nha.
C. Pháp, Bồ Đào Nha.
D. Đức, Hà Lan.
-
Câu 25:
Từ đầu thế kỉ XX, để biến Mĩ Latinh thành sân sau, Mĩ đã thực hiện chính sách
A. Ngoại giao đồng đô la, củ cà rốt.
B. Cái gậy lớn, ngoại giao pháo hạm.
C. Củ cà rốt, láng giềng thân thiện.
D. Cái gậy lớn, ngoại giao đồng đô la.
-
Câu 26:
Đế quốc nào được mệnh danh là “con hồ đói đến bản tiệc muộn”?
A. Đế quốc Mĩ.
B. Đế quốc Nhật Bán.
C. Đế quốc Đức.
D. Đế quốc Pháp.
-
Câu 27:
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có sự thay đổi sâu sắc trong so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Các đế quốc trẻ hình thành là
A. Anh, Pháp, Đức.
B. Mĩ, Đức, Nhật.
C. Mĩ, Nga, Pháp.
D. Mĩ, Anh, Pháp.
-
Câu 28:
Mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng?
A. Nga.
B. Bỉ.
C. Pháp.
D. Anh.
-
Câu 29:
Duyên cớ nào đã dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Nga tấn công vào Đông Phổ.
B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi.
C. Sự thành lập của phe Hiệp ước.
D. Thái tử Áo- Hung bị người Xéc-bi ám sát.
-
Câu 30:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đế chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do
A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
C. sự bành trướng của Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương.
D. sự hiếu chiến của đế quốc Đức.
-
Câu 31:
Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức với những sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng là
A. Mô-da.
B. Trai-cốp-xki.
C. Bét-tô-ven.
D. Pi-cát-xô.
-
Câu 32:
Nhà thơ nổi tiếng của nước Nga thời cận đại là
A. Pu- skin.
B. Vích-to Huy-gô.
C. Ra-bin-đra-nát Ta-go.
D. Lép Tôn-xtôi.
-
Câu 33:
Thiên tài hội họa người Hà Lan với nhiều tác phẩm chân dung, phong cảnh nổi tiếng vào buổi đầu thời cận đại là
A. Lê-vi-tan.
B. Pi-cát-xô.
C. Van Gốc.
D. Rem-bran.
-
Câu 34:
Sự phát triển của văn học thế giới từ đầu thế kỉ XIX- đến đầu thế kỉ XX chịu tác động bởi nhiều yếu tố, ngoại trừ
A. Sự bóc lột của giai cấp tư sản với người lao động trong nước.
B. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa.
C. Hoạt động xâm lược thuộc địa của các nước thực dân.
D. Sự khôi phục ảnh hưởng của giáo hội Ki-tô.
-
Câu 35:
Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm phản ánh ý chí độc lập và tự do của nhân dân Cu-ba là
A. Mác Tuên.
B. Ta-go.
C. Hô-xê Ri-đan.
D. Hô-xê Mác-ti.
-
Câu 36:
Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành của phe Trục phát xít Béclin – Roma – Tôkiô.
B. Hình thành hai khối đế quốc đối đầu nhau: phe Hiệp ước - phe Liên minh.
C. Sự hình thành của các liên minh kinh tế giữa các nước đế quốc.
D. Mĩ gia tăng ảnh hưởng và can thiệp sâu sắc vào đời sống chính trị ở châu Âu.
-
Câu 37:
Đâu không phải là nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á?
A. Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng.
B. Đông Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản.
C. Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Là các nước tư bản phát triển nhanh về kinh tế, kĩ thuật.
-
Câu 38:
Cuối thế kỉ XIX, Xiêm trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập tương đối về chính trị, vì
A. nhà nước phong kiến còn mạnh.
B. nhận được sự giúp đỡ của Mĩ.
C. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa rất phát triển.
D. có chính sách ngoại giao khôn khéo.
-
Câu 39:
Đâu không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới Cận đại?
A. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
B. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập hệ thống chủ nghĩa tư bản.
C. Sự ra đời và phát triển của phong tròa công nhân quốc tế.
D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang đế quốc và đẩy mạnh quá trình xâm lược.
-
Câu 40:
Cuộc cách mạng thời cận đại nào được Lê-nin đánh giá là “một cây chổi không lồ quét sạch mọi rác rưởi ở Châu Âu”?
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Cách mạng tư sản Pháp.
D. Cách mạng tư sản Đức.