Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023
Trường THPT Tam Dương
-
Câu 1:
Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ của Nhật Bản đặc điểm nổi bật nào?
A. Lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiệm trọng.
B. Chế độ Mạc phủ bước vào thời kì thịnh trị và phát triển nhất.
C. Thời kì nhân dân ủng hộ chế độ Mạc phủ mạnh mẽ.
D. Tầng lớp Samurai nắm quyền chủ chốt trong chính quyền.
-
Câu 2:
Từ đầu thế kỉ XIX , tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
-
Câu 3:
Đứng đầu chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa là
A. Sô-gun (tướng quân)
B. Thiên hoàng
C. Nhật hoàng
D. Đai-mi-ô
-
Câu 4:
Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển
C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
-
Câu 5:
Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Nền nông nghiệp dựa vẫn trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu
B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng
D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa
-
Câu 6:
Tình hình của Ấn Độ từ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm nổi bật nào?
A. Sự tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến
B. Sự ổn định và thịnh trị của chế độ phong kiến
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển; xã hội ổn định
D. Ấn Độ phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản chủ nghĩa
-
Câu 7:
Lợi dụng cơ hội Ấn Độ suy yếu đến giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây nào đã tranh thủ thời cơ xâm lược Ấn Độ?
A. Anh, Pháp, Bồ Đào Nha
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
C. Anh, Pháp
D. Pháp, Tây Ban Nha
-
Câu 8:
Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ coi Ấn Độ là
A. thuộc địa khó cai trị nhất
B. thuộc địa quan trọng nhất
C. kẻ thù nguy hiểm
D. thuộc địa nhỏ bé nhất
-
Câu 9:
Tình trạng nổi bật ở Ấn Độ, trong khoảng 25 năm cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Nạn đói liên tiếp xảy ra làm gần 26 triệu người chết
B. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng
C. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng khai thác thị trường Ấn Độ
D. Đảng Quốc đại phát động khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh
-
Câu 10:
Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân
A. Anh
B. Pháp
C. Bồ Đào Nha
D. Tây Ban Nha
-
Câu 11:
Trong những năm 1644 – 1911, Trung Quốc đặt dưới sự cai trị của vương triều phong kiến nào?
A. Minh
B. Mãn Thanh
C. Đường
D. Tống
-
Câu 12:
Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc còn có tên gọi là gì?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Chiến tranh bạo động.
C. Chiến tranh thuốc phiện.
D. Cuộc chiến dầu mỏ.
-
Câu 13:
Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo?
A. Khang Hữu Vi.
B. Tôn Trung Sơn.
C. Lương Khải Siêu.
D. Hồng Tú Toàn.
-
Câu 14:
Đến cuối thế kỷ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?
A. Vùng Sơn Đông.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Thành phố Bắc Kinh.
-
Câu 15:
Đến cuối thế kỷ XIX, Anh xâm chiếm được vùng nào ở Trung Quốc?
A. Vùng Sơn Đông.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.
D. Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.
-
Câu 16:
Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Tư bản
C. Chiếm hữu nô lệ
D. Phong kiến
-
Câu 17:
Trong nửa sau thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây
A. Bru nây
B. Xin ga po
C. Xiêm
D. Mã Lai
-
Câu 18:
Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào?
A. Khởi nghĩa Pucômbô
B. Khởi nghĩa Chậupachay
C. Khởi nghĩa Ong Kẹo
D. Khởi nghĩa Phacađuốc
-
Câu 19:
Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xi-a?
A. Hà Lan.
B. Pháp.
C. Bồ Đào Nha.
D. Tây Ban Nha.
-
Câu 20:
Cuối thế kỉ XIX, đế quốc nào đã gạt bỏ ảnh hưởng của Bồ Đào Nha và biến Philippin thành thuộc địa?
A. Hà Lan.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Tây Ban Nha.
-
Câu 21:
Trong những năm 1840 - 1847, cuộc khởi nghĩa đã thu hút đông đảo nhân dân An-giê-ri tham gia do ai lãnh đạo?
A. Mu-ha-mét Át mét.
B. A-ra-bi.
C. Áp-đen Ca-đe.
D. Phi-đen Castro.
-
Câu 22:
Những năm 70, 80 thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau sự kiện nào dưới đây?
A. kênh đào Xuye hoàn thành.
B. kênh đào Pa-na-ma hoàn thành.
C. kênh đào Amsterdam hoàn thành.
D. kênh đào Stockholm hoàn thành.
-
Câu 23:
Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XX.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Giữa thế kỉ XIX.
D. Giữa thế kỉ XX.
-
Câu 24:
Ai Cập bị biến thành thuộc địa của nước thực dân nào sau đây?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Bỉ.
-
Câu 25:
Nước thực dân nào chiếm được thuộc địa nhiều nhất ở châu Phi?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Bồ Đào Nha.
D. Tây Ban Nha.
-
Câu 26:
Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm ?
A. Đức, Áo-Hung,Itlia.
B. Anh, Đức, Italia.
C. Pháp, Áo-Hung, Italia.
D. Anh, Pháp, Nga.
-
Câu 27:
Trong chiến tranh thế giới nhất (1914-1918), chiến dịch Véc-đoong (1916) diễn ra ở nước nào?
A. Pháp.
B. Nga.
C. Đức.
D. Anh.
-
Câu 28:
Đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau là ?
A. Hiệp ước và Phát xít.
B. Liên minh và Hiệp ước.
C. Hiệp ước và Đồng minh.
D. Phát xít và Liên minh.
-
Câu 29:
Năm 1916, Đức mở chiến dịch tấn công Véc-đoong nhằm tiêu diệt quân chủ lực của
A. Pháp
B. Anh
C. Áo-Hung
D. Mĩ
-
Câu 30:
Đức sử dụng chiến thuật nào trong giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ?
A. Đánh lâu dài để giữ gìn lực lượng
B. Đánh nhanh thắng nhanh
C. Đánh bao vây, chi cắt
D. Vừa đánh vừa đàm phán
-
Câu 31:
Đại biểu xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp là
A. La-phông-ten.
B. Coóc-nây.
C. Mô-li-e.
D. Ô-hen-ry.
-
Câu 32:
Bản “Sonat Ánh trăng” là một trong những tác phẩm bất hủ của nhà soạn nhạc nào ở thời kì cận đại?
A. Mô-da.
B. Rem-bran.
C. Mê-li-ê.
D. Bét-tô-ven.
-
Câu 33:
Đại biểu xuất sắc của nền hài kịch cổ điển Pháp là
A. La-phông-ten.
B. Coóc-nây.
C. Mô-li-e.
D. Ô-hen-ry.
-
Câu 34:
Nhà ngụ ngôn và nhà văn cổ điển của Pháp thời cận đại là
A. La-phông-ten.
B. Coóc-nây.
C. Mô-li-e.
D. Ô-hen-ry.
-
Câu 35:
Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng là
A. Mô-da.
B. Bét-thô-ven.
C. Sô-panh.
D. Trai-cốp-xki.
-
Câu 36:
Năm 1854, Mạc phủ phải ký hiệp ước mở hai cửa biển “Si-mô-đa” và “Ha-cô-đa-tê” cho nước nào buôn bán?
A. Tây Ban Nha và Mỹ.
B. Anh, Pháp, Nga.
C. Mỹ.
D. Mỹ, Đức, Pháp.
-
Câu 37:
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á?
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
-
Câu 38:
Một cuộc tấn công “chọc trời” của giai cấp vô sản diễn ra vào ngày 18/3/1871, đó là sự kiện nào?
A. Phong trào Hiến chương ở Anh.
B. Phong trào Li-ông ở Pháp.
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.
D. Công xã Pa-ri (Pháp).
-
Câu 39:
Cuộc cánh mạng Tân Hợi năm 1911, là cuộc cách mạng theo khuynh hướng
A. Vô sản.
B. Dân chủ tư sản.
C. Tư sản.
D. Xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 40:
Sự kiện mở đầu cho lịch sử thế giới Cận đại là
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Pháp.
C. Cách mạng tư sản Anh.
D. Cách mạng tư sản Đức.