Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Quý Cáp
-
Câu 1:
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
-
Câu 2:
Nội dung nào không phản ánh đúng nét mới của kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?
A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều
B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
C. Xuất hiện các tổ chức độc quyền chi phối đời sống kinh tế
D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
-
Câu 3:
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. độc lập, có chủ quyền và phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
B. nửa thuộc địa, nửa phong kiến và lệ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp.
C. độc lập, có chủ quyền nhưng chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng.
D. có nền sản xuất công nghiệp đứng đầu châu Á và thứ hai thế giới (sau Mĩ).
-
Câu 4:
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
-
Câu 5:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?
A. Mọi mâu thuẫn trong xã hội đều được dung hòa
B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với địa chủ phong kiến
-
Câu 6:
Xã hội Ấn Độ suy yếu từ đầu thế kỉ XVII là do cuộc tranh giành quyền lực giữa
A. các chúa phong kiến
B. địa chủ và tư sản
C. tư sản và phong kiến
D. phong kiến và nông dân
-
Câu 7:
Từ đầu thế kỉ XVII, các nước tư bản phương Tây nào tranh nhau xâm lược Ấn Độ?
A. Pháp, Tây Ban Nha
B. Anh, Bồ Đào Nha
C. Anh, Hà Lan
D. Anh, Pháp
-
Câu 8:
Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX?
A. Thực dân Anh hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ
B. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ
C. Chế độ phong kiến ở Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn
D. Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ
-
Câu 9:
Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh coi Ấn Độ là
A. thuộc địa quan trọng nhất
B. đối tác chiến lược
C. kẻ thù nguy hiểm nhất
D. chỗ dựa tin cậy nhất
-
Câu 10:
Đặc điểm chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là gì?
A. Chính phủ Anh cai trị trực tiếp Ấn Độ.
B. Cai trị thông qua bộ máy chính quyền bản xứ
C. Dựng nên chính phủ và quân đội tay sai.
D. Để cho nhân dân Ấn Độ hưởng quy chế tự trị.
-
Câu 11:
Từ thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành
A. “sân sau” của các nước đế quốc
B. “ván bài” trao đổi giữa các nước đế quốc
C. “quân cờ” cho các nước đế quốc điều khiển
D. “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé
-
Câu 12:
Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?
A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước
B. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản
C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh
D. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ
-
Câu 13:
Với hiệp ước Nam Kinh, Trung Quốc đã trở thành một nước
(Hoặc: Với hiệp ước Nam Kinh đã mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành )
A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến
B. thuộc địa, nửa phong kiến
C. phong kiến quân phiệt
D. đế quốc chủ nghĩa
-
Câu 14:
Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu bùng nổ từ
A. đầu thế kỉ XVIII
B. giữa thế kỉ XIX
C. cuối thế kỉ XVIII
D. đầu thế kỉ XX
-
Câu 15:
Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842) là cuộc chiến tranh giữa
A. Pháp và Trung Quốc
B. Anh và Trung Quốc
C. Anh và Pháp
D. Đức và Trung Quốc
-
Câu 16:
Thực dân Pháp đã xâm lược những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
A. Philíppin, Brunây, Xingapo
B. Việt Nam, Lào, Campuchia
C. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia
D. Malaixia, Miến Điện (Mianma)
-
Câu 17:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của
A. thực dân Anh
B. thực dân Pháp
C. thực dân Hà Lan
D. thực dân Tây Ban Nha
-
Câu 18:
Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1863?
A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
B. Thực dân Pháp nổ súng tấn công kinh đô Phnôm-pênh của Campuchia
C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước
D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam
-
Câu 19:
Ông vua nào ở Campuchia buộc phải chấp nhận quyền bảo hộ của thực dân Pháp?
A. Sivôtha
B. Xihanúc
C. Nôrôđôm
D. Pucômbô
-
Câu 20:
Sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Campuchia năm 1884?
A. Thực dân Pháp buộc Campuchia phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
B. Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước 1884, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa
C. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha bùng nổ mạnh mẽ, lan rộng khắp cả nước
D. Cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa phát triển mạnh mẽ ở vùng biên giới giáp Việt Nam
-
Câu 21:
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?
A. Châu Phi là lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên
B. Trình độ phát triển chung của cư dân châu Phi thấp, chưa biết sử dụng đồ sắt
C. Các nước châu Phi thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”
D. Các nước châu Phi nghiêm cấm tư bản phương Tây tới trao đổi, buôn bán
-
Câu 22:
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào khoảng thời gian nào?
A. Những năm 50 – 60 của thế kỉ XX
B. Những năm 60 – 70 của thế kỉ XVIII
C. Những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX
D. Những năm 80 – 90 của thế kỉ XX
-
Câu 23:
Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi sau khi
A. kênh đào Xuy-ê hoàn thành
B. kênh đào Pa-na-ma hoàn thành
C. các cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ
D. chính quyền nhiều quốc gia châu Phi suy yếu
-
Câu 24:
Một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Ai Cập năm 1882 là
A. Đức độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê
B. Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê
C. Pháp độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê
D. Bồ Đào Nha độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê
-
Câu 25:
Các nước phương Tây xâm chiếm châu Phi và thành lập hệ thống thuộc địa bao gồm
A. Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Bỉ
B. Anh, Đức, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan
C. Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Mĩ, Bỉ
D. Mĩ, Bỉ, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha
-
Câu 26:
Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là
A. Hội nghị Vécxai được khai mạc tại Pháp
B. Hội nghị Oasinhtơn được tổ chức tại Mĩ
C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
-
Câu 27:
Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì
A. nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa
B. nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ
C. nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Âu
D. giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác
-
Câu 28:
Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành các khối liên minh chính trị
B. Sự hình thành các khối liên minh kinh tế
C. Sự hình thành các khối liên minh quân sự
D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới các nước
-
Câu 29:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân
D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát
-
Câu 30:
Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn thứ nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại (12 – 1916)
B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ (9 – 1914)
C. Cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức – Áo – Hung (1915)
D. Quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu (1914)
-
Câu 31:
Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc
A. khẳng định những giá trị truyền thống của xã hội phong kiến
B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới
C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản
D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia tư bản chủ nghĩa mới được hình thành
-
Câu 32:
Béttôven là nhà soạn nhạc thiên tài người
A. Anh
B. Đức
C. Pháp
D. Áo
-
Câu 33:
Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng của thế giới là
A. Traicốpxki (1840 - 1893)
B. Béttôven (1770 – 1827)
C. Môda (1756 – 1791)
D. Bach (1685 – 1750)
-
Câu 34:
Trào lưu Triết học Ánh sáng xuất hiện ở thế kỉ
A. XV – XVI
B. XVI – XVII
C. XVII – XVIII
D. XVIII – XIX
-
Câu 35:
Được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1789 thắng lợi” là
A. các nhà Khai sáng ở thế kỉ XVII – XVIII
B. các nhà triết học cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
C. các nhà văn, nhà thơ cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
D. các nhà soạn nhạc kịch cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII
-
Câu 36:
Đầu thế kỉ XX, để giải quyết những mâu thuẫn xung quanh vấn đề thuộc địa, các nước đế quốc đã
A. tấn công nước Nga Xô viết vừa mới được thành lập
B. tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị
C. đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước
D. gây ra cuộc chiến tranh thế giới để chia lại thị trường, thuộc địa
-
Câu 37:
Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”?
A. Lỗ Tấn
B. Ban-dắc
C. Ra-bin-đra-nát Ta-go
D. Vích-to Huy-gô
-
Câu 38:
Nội dung phản ánh trong các tác phẩm của Mác Tuên thời kì cận đại là gì?
A. Ca ngợi phẩm chất của người Nga
B. Nói lên lòng khát khao độc lập
C. Ca ngợi ý chí kiêu hùng của con người
D. Miêu tả chân thực cuộc sống xã hội Mĩ
-
Câu 39:
Văn học phương Đông thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX chủ yếu phản ánh vấn đề gì?
A. Quan điểm và khát vọng của giai cấp tư sản
B. Quan điểm và tư tưởng của giai cấp công nhân
C. Cuộc sống của nhân dân trong chế độ tư bản chủ nghĩa
D. Cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân, phong kiến
-
Câu 40:
Cung điện Véc-xai là thành tựu nổi tiếng trên lĩnh vực
A. văn học
B. điêu khắc
C. kiến trúc
D. hội họa