Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020
Trường THPT Nguyễn Hiền
-
Câu 1:
Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện trong thời gian nào?
A. Từ 1919 đến 3/1921.
B. Từ 1920 đến 2/1921.
C. Từ 1919 đến 3/1922.
D. Từ 1920 đến 2/1922.
-
Câu 2:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào thời gian nào?
A. Pari (1919 -1920) và Luân Đôn (1920 – 1921)
B. Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922)
C. Luân Đôn (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922)
D. Oasinhtơn (1919 – 1920) và Vécxai (1921 – 1922)
-
Câu 3:
Văn kiện nào được kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới?
A. Trật tự đa cực
B. Trật tự Oasinhtơn
C. Trật tự Vécxai
D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn
-
Câu 4:
Những nước nào đã giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản
D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
-
Câu 5:
Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là gì?
A. Hội Ái hữu
B. Hội Quốc xã
C. Hội Quốc liên
D. Hội Đoàn kết
-
Câu 6:
Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực nào?
A. Xã hội
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Chính trị
-
Câu 7:
Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản
B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản
C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn
D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản
-
Câu 8:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là gì?
A. Giá cả đắ đỏ, người dân không mua được hàng hóa
B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu
-
Câu 9:
Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là gì?
A. Duy trì trật tự thế giới mới
B. Tăng cường an ninh giữa các nước
C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế
D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước
-
Câu 10:
Nguyên nhân nào làm cho “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh”?
A. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau
B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế
C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng
D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi
-
Câu 11:
Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận
B. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản
C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa
D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.
-
Câu 12:
Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập vào thời gian nào?
A. 7/1920
B. 7/1919
C. 5/1921
D. 7/1921
-
Câu 13:
Phong trào Ngũ Tứ giương cao khẩu hiệu gì?
A. “Đả đảo đế quốc xâm lược”.
B. “Trung Quốc của người Trung Quốc”.
C. “Trung Quốc độc lập muôn năm”.
D. “Trung Quốc bất khả xâm phạm”.
-
Câu 14:
Cho các dữ kiện sau:
1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;
2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;
3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng;
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng lôgíc
A. 2, 3, 1
B. 1, 2, 3
C. 3, 2, 1
D. 2, 1, 3
-
Câu 15:
Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ Tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là ai?
A. Tư sản dân tộc và nông dân
B. Sinh viên yêu nước Bắc Kinh.
C. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
D. Công nhân, nông dân ở Vũ Xương.
-
Câu 16:
Mục tiêu của phong trào Ngũ Tứ là gì?
A. Phản đối những hành động của Quốc dân đảng.
B. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm.
C. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
D. Đấu tranh phản đối Trung Quốc tham gia chiến tranh.
-
Câu 17:
Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 - 1939 là phong trào nào?
A. Nội chiến cách mạng lần thứ nhất.
B. Cuộc khởi nghĩa Nam Xương.
C. Phong trào Ngũ Tứ.
D. Cuộc chiến tranh Bắc Phạt.
-
Câu 18:
Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mang dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng nào?
A. dân chủ vô sản.
B. giải phóng dân tộc.
C. dân chủ tư sản kiểu mới.
D. tư sản kiểu mới.
-
Câu 19:
Sự thành lập Đảng cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng.
B. Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh.
C. Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào.
D. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc.
-
Câu 20:
Nhân vật nào là người có uy tín lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân Ấn Độ?
A. Gan-di
B. Tilắc
C. Bhagat Singh
D. Khadi
-
Câu 21:
Ở Ấn Độ, làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao trong khoảng thời gian nào?
A. Những năm 1919 – 1923
B. Những năm 1918 – 1939
C. Những năm 1918 – 1933
D. Những năm 1918 - 1922
-
Câu 22:
Cuộc cách mạng tháng Hai Nga diễn ra khi nào?
A. Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.
B. Nga vẫn là một nước tư bản chủ nghĩa.
C. Nga vẫn là một nước quân chủ lập hiến.
D. Nga vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 23:
Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng nào?
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
-
Câu 24:
Sau cách mạng thảng Hai 1917 các Xô viết được thành lập, các Xô viết đại biểu cho ai?
A. Công nhân, binh lính.
B. Công nhân, nông dân, binh lính.
C. Công nhân, nông dân.
D. Nông dân, binh lính.
-
Câu 25:
Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga là gì?
A. Đấu tranh hòa bình.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
-
Câu 26:
Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện trong thời gian nào?
A. Từ 1919 đến 3/1921.
B. Từ 1920 đến 2/1921.
C. Từ 1919 đến 3/1922.
D. Từ 1920 đến 2/1922.
-
Câu 27:
“Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của tổ chức nào?
A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.
B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
C. Quốc tế thứ nhất.
D. Quốc tế thứ hai.
-
Câu 28:
Sau khi Cách mạng dân chủ tháng Hai giành thắng lợi, ở Nga xuất hiện tình thế hai chính quyền song song cùng tồn tại đó là gì?
A. Chính quyền phong kiến và tư sản.
B. Chính phủ tư sản và công nhân.
C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
D. Chính quyền công nhân và nông dân.
-
Câu 29:
Luận cương tháng tư của Lê-nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng … sang cách mạng …?
A. Dân chủ tư sản – dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Dân chủ tư sản – xã hội chủ nghĩa.
C. Dân chủ tư sản – tư sản dân quyền.
D. Dân chủ tư sản – dân tộc dân chủ
-
Câu 30:
Vì sao năm 1919, chính quyền Xô Viết thực hiện chính sách “Công sản thời chiến”?
A. Vì muốn phát triển kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
B. Vì muốn khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
C. Vì muốn bảo vệ chính quyền Xô Viết khỏi các thế lực thù trong, giặc ngoài.
D. Vì muốn bảo vệ đời sống của nhân dân.