Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2020
Trường THPT Lương Thế Vinh
-
Câu 1:
Nền kinh tế chủ yếu của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX cho đến trước năm 1868 là gì?
A. Nông nghiệp lạc hậu
B. Công nghiệp phát triển
C. Thương mại hàng hóa
D. Sản xuất quy mô lớn
-
Câu 2:
Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX
B. Giữa thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XIX
D. Đầu thế kỉ XX.
-
Câu 3:
Triều đại nào của vương quốc Xiêm đã theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm?
A. Triều đại Ra-ma
B. Triều đại Ra-ma V
C. Triều đại Ra-ma IV
D. Tất cả các triều đại trên
-
Câu 4:
Vào thế kỉ XX, Mã Lai là thuộc địa của nước nào?
A. Thực dân Pháp
B. Thực dân Bồ Đào Nha.
C. Thực dân Tây Ban Nha
D. Thực dân Anh
-
Câu 5:
Năm 1882 ba nước Đức, Áo- Hung, Italia thành lập khối quân sự nào?
A. Hiệp ước
B. Hiệp ước - Liên Minh
C. Liên Minh
D. Đối lập
-
Câu 6:
Hòa ước Bret – Litốp (3-3-1918) đánh dấu nước nào rút ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất ?
A. Đức
B. Pháp
C. Nga
D. Anh
-
Câu 7:
Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện vào thời gian nào?
A. Tháng 11/1918
B. Tháng 10/1918
C. Tháng 9/ 1918
D. Tháng 12/1918
-
Câu 8:
Phe Liên minh và phe Hiệp ước gồm những nước nào?
A. Phe Liên minh Anh, Pháp, Italia >< Phe Hiệp ước Đức, Áo- Hung
B. Phe Liên minh Đức, Áo- Hung, Nhật Bản >< Phe Hiệp ước Anh, Pháp
C. Phe Liên minh Anh- Pháp- Italia >< Phe Hiệp ước Đức- Áo- Hung
D. Phe Liên minh Đức, Áo- Hung, Italia >< Phe Hiệp ước Anh, Nga. Pháp
-
Câu 9:
Nhờ đâu Pháp quay lại phản công Đức trên khắp các mặt trận?
A. Mĩ trực tiếp tham chiến ở châu Âu và trở thành người đứng đầu phe Hiệp ước
B. Mĩ đã trực tiếp đánh bại quân đội Đức
C. Các nước đông minh của Đức bị tấn công liên tiếp phải đầu hàng
D. Mĩ trực tiếp viện trợ cho Anh, Pháp cả về sức người và sức của
-
Câu 10:
Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào giải phóng dân tộc ở Phi –lip-pin xuất hiện mấy xu hướng chính?
A. Ba
B. Bốn
C. Năm
D. Hai
-
Câu 11:
Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia hoàn toàn trờ thành thuộc dịa của Pháp?
A. Pháp buộc vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884
B. Pháp gây áp lực buộc Nô-rô-đôm phải chấp nhận quyền bảo hộ của chúng
C. Gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm đối với triều đình Phnom Pênh
D. Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi
-
Câu 12:
Ai là người lãnh đạo chính cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bôlaven?
A. Phacađuốc
B. Acha Xoa
C. Ong Kẹo
D. Si-vô-tha
-
Câu 13:
Cuộc cách mạng tháng 8 - 1896 ở Phi-lip-pin được gọi là gì?
A. Cuộc cách mang vô sản đầu tiên ở Đông Nam Á chống chủ nghĩa đế quốc
B. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do tư sản và quý tộc mới lãnh đạo
C. Cuộc cách mạng tư sản chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á
D. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên trên thế giớ
-
Câu 14:
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, những cố gắng cải cách của chính phủ Xiêm đã có tác dụng nhất định, đưa nước này vào quỹ đạo của...., dù còn hạn chế, đất nước phát triển theo hướng nào?
A. Chủ nghĩa thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc
C. Đế quốc tư bản
D. Chủ nghĩa tư bản
-
Câu 15:
Đến đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu đã hình thành khối quân sự nào?
A. Phe Liên Minh
B. Phe Trục
C. Phe Hiệp Ước
D. Cả A và C
-
Câu 16:
Địa danh nào dưới đây, đã diễn ra chiến dịch có tính chất quyết định của quân Pháp chống lại quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Xom-nơ
B. Sông Mác- nơ
C. Véc-đoong
D. Pa-ri
-
Câu 17:
Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?
A. Mĩ
B. Anh
C. Đức
D. Nhật
-
Câu 18:
Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh Thế giới 1 vào ngày nào?
A. 2/4/1917
B. 3/3/1918
C. 2/11/1918
D. 11/11/1918
-
Câu 19:
Phe Liên Minh gồm những nước nào?
A. Đức-Ý-Nhật
B. Đức-Áo-Hung
C. Đức-Nhật-Áo
D. Đức-Nhật-Mĩ
-
Câu 20:
Ai là người lãnh đạo nhân dân Lào tiến hành cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài suốt 37 năm (1901- 1937)?
A. Chậu Pa-chay
B. Pha-ca-đuốc
C. Ong kẹo và Com-ma-đam
D. A-cha-Xoa
-
Câu 21:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, những quốc gia Đông Nam Á nào bị thực dân Pháp xâm chiếm?
A. Lào, Việt Nam, Miến Điện
B. Lào, Việt Nam, Campuchia.
C. Malaixia, Miến Điện, Thái Lan
D. Việt Nam, Miến Điện, Malaixia
-
Câu 22:
Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng nào?
A. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng.
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
-
Câu 23:
Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới?
A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới.
B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới.
C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”.
D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết.
-
Câu 24:
Sau cách mạng tháng Hai 1917 các Xô viết được thành lập đại biểu cho những giai cấp và tầng lớp nào?
A. Công nhân, binh lính.
B. Công nhân, nông dân, binh lính.
C. Công nhân, nông dân.
D. Nông dân, binh lính.
-
Câu 25:
“Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao toàn bộ ruộng đất cho nông dân”. Đó là lời kêu gọi của tổ chức nào?
A. Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát.
B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.
C. Quốc tế thứ nhất.
D. Quốc tế thứ hai.
-
Câu 26:
Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất gì?
A. Cách mạng tư sản.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 27:
Vì sao năm 1919, chính quyền Xô Viết thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”?
A. Vì muốn phát triển kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội.
B. Vì muốn khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
C. Vì muốn bảo vệ chính quyền Xô Viết khỏi các thế lực thù trong, giặc ngoài.
D. Vì muốn bảo vệ đời sống của nhân dân.
-
Câu 28:
Hình thức đấu tranh của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gì?
A. Đấu tranh hòa bình.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Khởi nghĩa vũ trang.
D. Đấu tranh hòa bình kết hợp khởi nghĩa vũ trang.
-
Câu 29:
Luận cương tháng tư của Lê-nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng ... sang cách mạng...?
A. Dân chủ tư sản – dân chủ tư sản kiểu mới.
B. Dân chủ tư sản – xã hội chủ nghĩa.
C. Dân chủ tư sản – tư sản dân quyền.
D. Dân chủ tư sản – dân tộc dân chủ
-
Câu 30:
Sau khi Cách mạng dân chủ tháng Hai giành thắng lợi, ở Nga xuất hiện tình thế hai chính quyền song song cùng tồn tại đó là gì?
A. Chính quyền phong kiến và tư sản.
B. Chính phủ tư sản và công nhân.
C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
D. Chính quyền công nhân và nông dân.