Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 KNTT năm 2023 - 2024
Trường THPT Gia Định
-
Câu 1:
Tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” là tác phẩm của
A. Vích-to Huy-gô.
B. Lép Tôn-xtôi.
C. Mác-tuên.
D. Ban-dắc.
-
Câu 2:
Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là
A. phe Liên minh và phe Trục.
B. phe Liên minh và phe Hiệp ước.
C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh.
D. phe Đồng minh và phe Trục.
-
Câu 3:
Mục đích của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành hàng loạt cải cách trên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự là gì?
A. Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh.
B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á.
C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.
D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
-
Câu 4:
Mục đích chính của Mĩ khi thực hiện các chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.
B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước.
C. Tạo ra một liên minh kinh tế - chính trị, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.
D. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
-
Câu 5:
Cho các dữ kiện sau :
1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.
2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài "Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc”.
Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?
A. 2, 4, 1, 3.
B. 1, 2, 4, 3.
C. 2, 1, 4, 3.
D. 2, 4, 3, 1.
-
Câu 6:
Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.
C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.
-
Câu 7:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của
A. thực dân Anh.
B. thực dân Pháp.
C. thực dân Hà Lan.
D. thực dân Tây Ban Nha.
-
Câu 8:
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc các nước thực dân Phương Tây xâm lược Đông Nam Á?
A. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng, suy yếu.
B. Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí thuận lợi.
C. Đông Nam Á có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công dồi dào.
D. Đông Nam Á có nền kinh tế yếu kém, lạc hậu.
-
Câu 9:
Các nước tư bản Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi khi:
A. kênh đào Xuyê hoàn thành.
B. kênh đào Panama hoàn thành.
C. nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân bùng nổ.
D. chính quyền nhiều quốc gia suy yếu.
-
Câu 10:
Hai nước ở Châu Phi vẫn giữ được nền độc lập trước sự xâm lược của thực dân Phương Tây cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Êtiôpia và Ai Cập.
B. Angiêri và Tuynidi.
C. XuĐăng và Ănggôla.
D. Êtiôpia và Libêria.
-
Câu 11:
Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ La Tinh phải tiếp tục đối mặt là
A. tình trạng nghèo đói.
B. kinh tế, xã hội lạc hậu
C. các cuộc xung đội sắc tộc, tôn giáo
D. chính sách bành trướng của Mĩ
-
Câu 12:
Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là
A. chế độ Mạc Phủ sụp đổ.
B. hiến pháp mới được công bố.
C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa với Đức.
D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa với Nga.
-
Câu 13:
Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tân Hợi là
A. đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo.
B. công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân.
C. chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
D. buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí.
-
Câu 14:
Ý nào không phản ánh ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi?
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Chấm dứt sự thống trị các nước đế quốc ở Trung Quốc.
C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
-
Câu 15:
Ý nào sau đây phản ánh đúng tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?
A. Cách mạng tư sản.
B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. Cách mạng tư sản không triệt để.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
-
Câu 16:
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu là
A. vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân.
B. vấn đề thuộc địa.
C. chiến lược phát triển kinh tế.
D. chính sách đối ngoại.
-
Câu 17:
Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Tiến công trực tiếp vào các đối thủ.
B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa
C. Đánh lâu dài để giữ gìn lực lượng.
D. Đánh nhanh thắng nhanh, đánh chớp nhoáng.
-
Câu 18:
Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất vì
A. muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe.
B. chưa đủ tiềm lực để tham chiến.
C. không muốn tham gia vào chiến tranh.
D. sợ quân Đức tấn công.
-
Câu 19:
Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn đã xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ
A. XVI.
B. XVII.
C. XVIII.
D. XIX.
-
Câu 20:
Người có cống hiến to lớn cho nền hợp xướng thế giới là
A. Traicốpxki.
B. Béttôven.
C. Bach.
D. Mooda.
-
Câu 21:
Văn học, nghệ thuật thời cận đại có vai trog quan trọng trong việc
A. tấn công vào thành trì chế độ phong kiến, hình thành quan điểm của giai cấp tư sản.
B. là cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa.
C. định hướng cho sự phát triển văn hóa của các quốc gia.
D. khẳng định những giá trị truyền thống dân tộc.
-
Câu 22:
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào trong khoảng thời gian 1901 – 1903 do ai lãnh đạo?
A. Sivôtha
B. Pucômpô
C. C. Phacađuốc
D. Achaxoa
-
Câu 23:
Sự kiện gì đã xảy ra ở Ấn Độ vào tháng 6/1908?
A. Gandhi bị ám sát.
B. Anh bắt giam Tilắc
C. Anh ban hành đạo luật chia cắt xứ Bengan.
D. Cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ
-
Câu 24:
Đến giữa thế kỉ XIX, thể chế chính trị của Nhật là:
A. Thiên Hoàng nắm toàn quyền, Shogun là người phụ chính.
B. Thiên Hoàng và Shogun chia sẻ quyền lực.
C. Thiên Hoàng chỉ là hư vị, Shogun nắm thực quyền.
D. Thiên Hoàng cai trị triều đình trung ương, Shogun cai quản địa phương.
-
Câu 25:
Tại sao các tầng lớp trong xã hội Nhật đấu tranh chống chế độ Mạc phủ?
A. Vì Mạc phủ phát động cuộc chiến tranh Trung – Nhật làm đất nước Nhật bị tàn phá.
B. Vì Mạc phủ kí với các nước đế quốc những hiệp ước bất bình đẳng.
C. Vì Mạc phủ tiến hành cuộc Duy tân Minh trị.
D. Vì Mạc phủ phản bội Thiên Hoàng.
-
Câu 26:
Tại sao nói nền kinh tế TBCN đã phát triển nhanh chóng ở Nhật vào giữa thế kỉ XIX?
A. Vì Nhật Bản ban hành Hiến pháp và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
B. Vì số lượng địa chủ tăng, số lượng tư sản giảm.
C. Vì kinh tế hàng hóa phát triển và số lượng công trường thủ công tăng nhanh.
D. Vì Nhật đã thống nhất chế độ thuế khóa và tiền tệ.
-
Câu 27:
Ngày 11/11/1918 đã xảy ra sự kiện gì?
A. Cách mạng Đức bùng nổ.
B. Hồng quân Liên Xô giải phóng Béclin.
C. Mĩ thả bom nguyên tử xuống Béclin.
D. Đức đầu hàng không điều kiện.
-
Câu 28:
Minh Trị Thiên hoàng ban hành Hiến pháp vào năm nào?
A. 1900
B. 1868
C. 1945
D. 1889
-
Câu 29:
Năm 1915, Đức – Áo – Hung tập trung tấn công nước nào?
A. Nga
B. Pháp
C. Anh
D. Mĩ
-
Câu 30:
Tại sao Đức phải điều bớt quân từ mặt trận phía Tây về mặt trận phía Đông vào năm 1914?
A. Vì Nga tấn công Đông Phổ.
B. Vì quân Đức đánh thua quân Pháp
C. Vì không quân Anh bỏ bom Béclin.
D. Vì quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy.
-
Câu 31:
Một chính sách nổi bật về giáo dục trong thời Duy tân Minh Trị là:
A. Không cho phụ nữ đi học
B. Giáo dục bắt buộc
C. Latinh hóa chữ Nhật
D. Tăng lương cho giáo viên.
-
Câu 32:
Việc phe Hiệp ước không hưởng ứng lời kêu gọi hòa bình của Chính phủ Xô viết đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Chính phủ Xô viết phải ký riêng với Đức hòa ước Bret Litốp.
B. Đức phải liên minh với Nhật.
C. Chính phủ Xô viết phải đứng về phe Liên minh.
D. Nga tuyên bố trung lập.
-
Câu 33:
Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ để:
A. Xây dựng cho Ấn Độ một nền công nghiệp hiện đại.
B. Truyền bá nền văn minh Anh.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo sĩ truyền đạo.
D. Vơ vét lương thực, nguyên liệu và bóc lột nhân công.
-
Câu 34:
Điểm nào sau đây không phải là tính chất của Thế chiến thứ I?
A. Phe Liên minh chiến đấu vì một thế giới công bằng hơn.
B. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược.
D. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
-
Câu 35:
Nội dung của học thuyết Tam dân là:
A. "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
B. "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".
C. "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
D. "Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền".
-
Câu 36:
Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như:
A. Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Một cuộc cách mạng tư sản
D. Một cuộc cách mạng vô sản.
-
Câu 37:
Trào lưu triết học nào đóng vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của cách mạng Pháp 1789?
A. Triết học ánh sáng
B. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
C. Học thuyết Dân túy
D. Triết học Hegel.
-
Câu 38:
Ngày 10/10/1911 ở Trung Quốc đã xảy ra sự kiện gì?
A. Nghĩa Hòa Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
B. Từ Hi Thái Hậu đàn áp cuộc vận động Duy tân.
C. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương.
D. Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến ở Thương Hải
-
Câu 39:
Đảng Quốc Đại được thành lập vào năm nào?
A. 1865
B. 1905
C. 1858
D. 1885
-
Câu 40:
Ai là người đã tổ chức cuộc chính biến, đàn áp phong trào Duy Tân năm 1898 ở Trung Quốc?
A. Thái Hậu Từ Hi
B. Tôn Trung Sơn
C. Thái hậu Từ An
D. Vua Quang Tự.