Đề thi giữa HK1 môn KHTN 6 năm 2023-2024
Trường THCS Trần Quang Đạo
-
Câu 1:
Những hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Các nhà khoa học tìm hiểu đặc điểm sinh sản của loài tôm hùm.
B. Các nhà khoa học tìm hiểu vũ trụ.
C. Các nhà khoa học tìm hiểu lai tạo giống lúa mới.
D. Cả 3 hoạt động trên.
-
Câu 2:
Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật không sống?
A. Con thỏ
B. Con ong
C. Con ngườ
D. Cái bàn
-
Câu 3:
Những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
A. Khám phá các thành phần trong lớp vỏ trái đất
B. Nghiên cứu, tìm ra vacxin phòng Covid - 19
C. Nghiên cứu xử lý rác thải, ô nhiễm nước
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 4:
Hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?
A. Khám phá các thành phần trong lớp vỏ trái đất
B. Nghiên cứu sự sống trên các hành tinh khác
C. Trồng cây gây rừng
D. Nghiên cứu sự biến đổi chất trong tự nhiên
-
Câu 5:
Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thuộc khoa học tự nhiên là gì?
A. Các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.
B. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
C. Trái Đất
D. vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao,…).
-
Câu 6:
Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
C. Chăm sóc sức khoẻ con người.
D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
-
Câu 7:
Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học là
A. Năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
B. Vật không sống.
C. Sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
D. Vật chất và quy luật vận động.
-
Câu 8:
Đâu không phải ví dụ minh họa về khoa học tự nhiên?
A. Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nguồn nước giúp bảo vệ môi trường
B. Đánh bắt, nuôi trồng thủy - hải sản
C. Tìm hiểu và phát minh ra tuabin tạo ra điện gió
D. Phát hiện và tìm hiểu phương thức sinh sản ở thực vật giúp tăng năng suất cây trồng
-
Câu 9:
Khoa học tự nhiên bao gồm những lĩnh vực chính nào?
A. Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Hóa học, Văn học.
B. Vật lí, Sinh học, Toán học, Hóa học, Tiếng anh.
C. Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Khoa học Trái Đất, Hóa học.
D. Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất, Toán học, Lịch sử.
-
Câu 10:
Tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành?
A. Ngửi hóa chất độc hại
B. Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nha
C. Làm vỡ ống hóa chất
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 11:
Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
A. Tự ý làm thí nghiệm
B. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành
-
Câu 12:
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây!
A. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
B. Đọc kỉ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 13:
Việc nào sau đây là việc nên làm trong phòng thực hành?
A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
B. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.
C. Mang hết các đồ thí nghiệm ra bàn thực hành.
D. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm.
-
Câu 14:
Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là
A. m2
B. l.
C. kg
D. m
-
Câu 15:
Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
A. cân đồng hồ.
B. cân Roberval.
C. cân tạ.
D. cân tiểu li.
-
Câu 16:
Người ta dùng thước dây trong trường hợp nào?
A. Thợ mộc dùng để đo chiều dài các sản phẩm bàn, cửa, tủ
B. Dùng trong xây dựng nhà cửa, công trình
C. Dùng để đo 1 cuốn sách
D. Thợ may dùng để đo kích thước cơ thể người
-
Câu 17:
Giới hạn đo của thước là gì?
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
-
Câu 18:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Đơn vị đo chiều dài là kilômét (km), mét (m), centimét (cm),…
B. Giới hạn đo của một dụng cụ là số chỉ lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.
C. Để đo khối lượng của vật ta có thể sử dụng cân đồng hồ, cân điện tử,… .
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 19:
Trong thang nhiệt độ Ken – vin nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?
A. 273K
B. 0K
C. 00C
D. 320F
-
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?
A. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373K
B. 10C tương ứng với 33,80F
C. Khoảng 1000C tương ứng với khoảng 1800F.
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 21:
Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
A. 37oF
B. 66,6oF
C. 98,6oF
D. 310oF
-
Câu 22:
Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?
A. Cốc C dễ vỡ nhất
B. Cốc B dễ vỡ nhất
C. Cốc A dễ vỡ nhất
D. Không có cốc nào dễ vỡ
-
Câu 23:
Muốn kiểm tra chính xác mình có sốt hay không ta sẽ chọn loại nhiệt kế nào trong các loại nhiệt kế sau:
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế y tế
C. Nhiệt kế thủy ngân
D. Cả 3 loại nhiệt kế
-
Câu 24:
Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?
A. Nhiệt độ của nước đá.
B. Nhiệt độ cơ thể người.
C. Nhiệt độ của một lò luyện kim.
D. Nhiệt độ khí quyển.
-
Câu 25:
Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0°C và 22 cm ở 100°C. Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thuỷ ngân là 8 cm; 20 cm?
A. 80 độ
B. 60 độ
C. 90 độ
D. 70 độ
-
Câu 26:
Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
D. A hoặc B
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?
A. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở của các chất.
B. Để đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân cần đặt nhiệt kế vào nách.
C. Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C.
D. Mỗi một khoảng chia trong thang nhiệt độ Ken – vin bằng một khoảng chia trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.
-
Câu 28:
Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:
A. vật thế vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
B. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
C. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm nghĩ, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
D. vật thể vô sinh là vật thế không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.
-
Câu 29:
Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
A. vật thế nhân tạo đẹp hơn vật thế tự nhiên.
B. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
C. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vặt thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
-
Câu 30:
Cho các vật thể: con chim, con bò, đôi giày, vi khuẩn, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là:
A. Vi khuẩn, con chim, đôi giày.
B. Con chim, đôi giày, vi khuẩn.
C. Con chim, con bò, máy bay.
D. Vi khuẩn, con bò, con chim.
-
Câu 31:
Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?
A. Chất khí, không màu.
B. Không mùi, không vị.
C. Làm đục dung dịch nước vòi trong (dụng địch calcium hydroxide).
D. Tan rất ít trong nước,
-
Câu 32:
Quá trình thể hiện tính chất hóa học là quá trình nào sau đây?
A. Hòa tan muối vào nước
B. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen
C. Cô cạn nước muối thành đường
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
-
Câu 33:
Dãy gồm các chất ở thể rắn ở nhiệt độ phòng là:
A. Bút chì, nước, thước kẻ
B. Cục tẩy, quyển sách, thước kẻ
C. Sữa, nước, cục tẩy
D. Sữa, thước kẻ, cục tẩy
-
Câu 34:
Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Máy tính, đường, muối
B. Nhôm, muối ăn, sắt
C. Cái thìa nhôm, sắt
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn
-
Câu 35:
Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm.
C. Con dao, đôi đũa, muối ăn,
D. Nhôm, muối ăn, đường mía
-
Câu 36:
Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?
A. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
B. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.
-
Câu 37:
Chất rắn vô đinh hình và chất rắn kết tinh:
A. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định
B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình
D. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định , còn chất rắn vô định hình thì không.
-
Câu 38:
Cách nào dùng để phân biệt oxygen và carbon dioxide?
A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.
B. Ngửi mùi của 2 khí đó.
C. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là oxygen, khí làm tắt nến là carbon dioxide.
D. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
-
Câu 39:
Tác hại của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên là:
A. Gây ra một số bệnh như hen suyễn, ưng thư phổi,…
B. Gây ra một số hiện tượng thời tiết xấu: hạn hán, mù quang hóa, mưa acid,…
C. Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 40:
Lương thực là gì?
A. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất béo, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
B. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất đạm, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
C. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn vitamin, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
D. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.