Đề thi giữa HK1 môn KHTN 6 Cánh Diều năm 2021-2022
Trường THCS Long Thượng
-
Câu 1:
Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
B. Các quy luật tự nhiên.
C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 2:
Một lần, bạn An lấy một ít xi mang trộn với cát rồi xây dựng một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Khánh đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi đá bóng. Theo em, việc bạn An đang làm được gọi là gì?
A. Nghiên cứu khoa học
B. Rèn luyện kĩ năng
C. Nghiên cứu Lịch sử
D. Nghiên cứu về các chất
-
Câu 3:
Hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?
A. Khám phá các thành phần trong lớp vỏ trái đất
B. Trồng cây gây rừng
C. Nghiên cứu sự sống trên các hành tinh khác
D. Nghiên cứu sự biến đổi chất trong tự nhiên
-
Câu 4:
Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thuộc khoa học tự nhiên là gì?
A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
B. các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.
C. Trái Đất
D. vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao,…).
-
Câu 5:
Tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành?
A. Ngửi hóa chất độc hại
B. Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nha
C. Làm vỡ ống hóa chất
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 6:
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây!
A. Đọc kỉ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 7:
Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:
A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành
B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên
C. Nhờ bạn xử lí sự cố
D. Tiếp tục làm thí nghiệm
-
Câu 8:
Giới hạn đo của thước là gì?
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
-
Câu 9:
Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là
A. m2
B. m
C. kg
D. l.
-
Câu 10:
Để đo độ cao cửa sổ trong phòng học người ta thường sử dụng đơn vị nào?
A. mét (m)
B. milimet (mm)
C. xentimet (cm)
D. đêximet (dm)
-
Câu 11:
Một thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là
A. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1cm
B. GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1cm
C. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1mm
D. GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1mm
-
Câu 12:
Điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
A. ngang bằng với
B. vuông góc
C. gần nhất
D. dọc theo
-
Câu 13:
Đáp án nào sau đây sai khi đổi khối lượng?
A. 1 lạng = 100gam
B. 1 cân = 1kg
C. 1 kg = 1000gam
D. 1 gam = 1000kg
-
Câu 14:
Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
A. tuần.
B. ngày.
C. giây.
D. giờ.
-
Câu 15:
Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:
A. từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích
B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích
C. bạn Nguyên chạy 50m rồi nhân đôi
D. bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi
-
Câu 16:
Khi đo nhiều lần thời gian chuyển động của một viên bi trên mặt phẳng nghiêng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất,
-
Câu 17:
Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để?
A. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.
-
Câu 18:
Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
A. Không hiệu chỉnh đồng hồ.
B. Đặt mắt nhìn lệch.
C. Đọc kết quả chậm.
D. Cả 3 nguyên nhân trên,
-
Câu 19:
Chỉ ra các thao tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây:
A. Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
B. Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống
C. Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
D. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.
-
Câu 20:
Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế?
A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ
D. Hiện tượng nóng chảy của các chất
-
Câu 21:
Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
A. 37oF
B. 66,6oF
C. 310oF
D. 98,6oF
-
Câu 22:
Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
A. Vì tế bào có mặt ở khắp mọi nơi.
B. Vì tế bào có kích thước nhỏ bé.
C. Vì tế bào có khả năng sinh sản.
D. Vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và một tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
-
Câu 23:
Tế bào nào không có nhân trong các loại tế bào dưới đây?
A. Tế bào hồng cầu.
B. Tế bào lông hút.
C. Tế bào gan.
D. Tế bào biểu bì lá.
-
Câu 24:
Hai bạn Nam và Mai cùng làm tiêu bản tế bào biểu bị vảy hành, khi thực hiện bước tách vỏ củ hành, Nam dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn Mai dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ lụa. Theo em, tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn?
A. Bạn Nam
B. Bạn Mai
C. Cả 2 phương án trên đều đúng
D. Cả 2 phương án trên đều sai
-
Câu 25:
Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?
A. Vì da ếch rất mỏng, trong suốt
B. Vì da ếch rất dày
C. Vì da ếch có nhiều tế bào
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 26:
Thuốc nhuộm thường được sử dụng trong nhuộm tiêu bản hiển vi, giúp chúng ta có thể quan sát (1)... của tế bào được rõ hơn, Người ta thường sử dụng iodine đối với bước nhuộm tế bào biểu bì vảy hành và xanh methylene đối với bước nhuộm tế bào biểu bì da ếch.
A. cấu trúc
B. tế bào
C. iodine
D. xanh methylene.
-
Câu 27:
Sinh vật nào được cấu tạo từ nhiều tế bào?
A. Con gà
B. Cây hoa mai
C. Cây lúa.
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 28:
Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
-
Câu 29:
Tác cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao là:
A. Tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể.
B. Tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan
C. Tế bào - mô - hệ cơ quan - cơ thể.
D. Tế bào - mô - cơ thể.
-
Câu 30:
Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh
B. Nguyên sinh.
C. Nắm
D. Thực vật.
-
Câu 31:
"Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?
A. Cá thể.
B. Quần thể.
C. Quần xã
D. Hệ sinh thái
-
Câu 32:
Ý nghĩa của việc dùng khóa lưỡng phân là gì?
A. Các sinh vật được chia thành từng nhóm.
B. Xác định được tên các sinh vật.
C. Xác định được môi trường sống của sinh vật.
D. Tìm ra đặc điểm tương đồng giữa các sinh vật.
-
Câu 33:
Để phân loại các sinh vật thành từng nhóm dựa trên những đặc điểm giống và khác nhau của sinh vật người ta sử dụng
A. kính lúp.
B. kính hiển vi.
C. trực quan.
D. khóa lưỡng phân.
-
Câu 34:
Trong các khóa phân loại sinh vật, kiểu phổ biến nhất trong các khóa là
A. khóa định lượng.
B. khóa sinh vật.
C. khóa lưỡng phân.
D. khóa phân loại.
-
Câu 35:
Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là gì?
A. Tách tập hợp ban đầu thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau.
B. Chọn ra những đặc điểm tương đồng nhau của sinh vật để phân loại.
C. Tách tập hợp ban đầu thành nhiều nhóm nhỏ có những đặc điểm giống nhau.
D. Chọn ra những đặc điểm khác nhau tách thành nhiều nhóm nhỏ.
-
Câu 36:
Khóa phân loại được xây dựng nhằm mục đích gì?
A. Xác định tên của các loài.
B. Xác định vị trí phân loại của loài một cách thuận lợi.
C. Xác định tầm quan trọng của loài trong tự nhiên.
D. Xác định đặc điểm giống và khác nhau của mỗi loài.
-
Câu 37:
Có thể sử dụng đặc điểm về tế bào để phân biệt
A. con ong và con kiến.
B. trùng giày và trùng roi.
C. vi khuẩn và con ếch.
D. con cá và con chim.
-
Câu 38:
Có thể phân biệt gà và thỏ nhờ đặc điểm đối lập nào sau đây?
A. Cơ thể đơn bào/ cơ thể đa bào.
B. Có thể di chuyển/ không thể di chuyển.
C. Có cánh/ không có cánh.
D. Có lông/ không có lông.
-
Câu 39:
Nhận định nào sai khi nói về đặc điểm của giới Nấm?
A. Nấm men là một sinh vật thuộc giới Nấm.
B. Gồm những sinh vật có cấu tạo từ tế bào nhân thực.
C. Gồm những sinh vật có cấu tạo đa bào hoặc đơn bào.
D. Sống hoàn toàn dị dưỡng.
-
Câu 40:
Để phân loại các sinh vật thành từng nhóm dựa trên những đặc điểm giống và khác nhau của sinh vật người ta sử dụng
A. kính lúp.
B. kính hiển vi.
C. trực quan.
D. khóa lưỡng phân.