Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 năm 2022-2023
Trường THCS Lý Tự Trọng
-
Câu 1:
Dãy nào dưới đây chỉ chất?
A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo, than củi.
B. Muối ăn, đường kính, nước cất, bột sắt.
C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng.
D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang.
-
Câu 2:
Khí oxi do nguyên tố oxi cấu tạo nên; nước do hai nguyên tố oxi, hiđro cấu tạo nên; tinh bột do ba nguyên tố cacbon, hiđro, oxi cấu tạo nên. Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?
A. Cacbon.
B. Hiđro.
C. Sắt.
D. Oxi
-
Câu 3:
Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam, khối lượng của nguyên tử Al là
A. 0,885546.10-23gam.
B. 4,48335.10-23 gam.
C. 3,9846. 10-23 gam.
D. 0,166025.10-23gam.
-
Câu 4:
Vật thể nào sau đây là vật thể tự nhiên?
A. Ấm nhôm.
B. Cây mía.
C. Quần áo.
D. Bình nhựa.
-
Câu 5:
Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng) trong câu sau: “Cơ thể người có 63 ÷ 68% về khối lượng là nước.”
A. Cơ thể người là vật thể, nước là chất.
B. Cơ thể người là chất, nước là vật thể.
C. Cơ thể người và nước đều là vật thể.
D. Cơ thể người và nước đều là chất.
-
Câu 6:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí?
A. Mùi vị.
B. Màu sắc.
C. Nhiệt độ sôi.
D. Tính cháy.
-
Câu 7:
Tính chất hóa học của một chất là tính chất mà trong đó
A. chất có nhiệt độ sôi cao.
B. chất có khả năng biến đổi thành chất khác.
C. chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.
D. chất có khả năng dẫn nhiệt, đẫn điện tốt.
-
Câu 8:
Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt
A. proton và electron.
B. electron và nơtron.
C. proton và nơtron.
D. proton, nơtron và electron.
-
Câu 9:
Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
A. Proton.
B. Nơtron.
C. Electron.
D. Proton và nơtron.
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các hạt trong nguyên tử?
A. Số proton = số electron.
B. Số proton = số nơtron.
C. Số electron = số nơtron.
D. Số proton = số electron = số nơtron.
-
Câu 11:
Nguyên tử X nặng 5,312.10-23 gam. X là nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. O: 16 đvC
B. Fe: 56 đvC.
C. S: 32 đvC
D. P: 31 đvC.
-
Câu 12:
Dùng cách nào sau đây để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước?
A. Lọc.
B. Dùng phễu chiết.
C. Chưng cất.
D. Đốt
-
Câu 13:
Cho công thức hoá học sau Al2(SO4)3. Phân tử có tổng số nguyên tử là
A. 15 nguyên tử.
B. 5 nguyên tử.
C. 17 nguyên tử.
D. 10 nguyên tử
-
Câu 14:
Trong các công thức hoá học sau : O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P. Số đơn chất là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 15:
Công thức hoá học của các oxit do kim loại Fe(III), Pb(IV), Ca(II) lần lượt là
A. FeO, PbO2, CaO.
B. Fe2O3, PbO, CaO.
C. Fe2O3, PbO, Ca2O.
D. Fe2O3, PbO2, CaO.
-
Câu 16:
Trong hạt nhân nguyên tử natri có 11 proton. Số electron trong nguyên tử natri là
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
-
Câu 17:
Một nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi
A. số proton.
B. số nơtron.
C. số electron.
D. số proton và nơtron.
-
Câu 18:
Kí hiệu hóa học của nguyên tố hiđro là
A. N.
B. C.
C. O.
D. H.
-
Câu 19:
Kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn
A. nguyên tố và hai nguyên tử của nguyên tố đó.
B. nguyên tố và số nguyên tử của nguyên tố đó.
C. nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
D. số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử.
-
Câu 20:
Các cách viết 3 N, 2 C, 4 Ca lần lượt có nghĩa là
A. ba nguyên tử nitơ, hai nguyên tử canxi, bốn nguyên tử cacbon.
B. ba nguyên tử nitơ, hai nguyên tử cacbon, bốn nguyên tử canxi.
C. nguyên tử nitơ, nguyên tử cacbon, nguyên tử canxi.
D. ba nguyên tố nitơ, hai nguyên tố cacbon, bốn nguyên tố canxi.
-
Câu 21:
Biết rằng ba nguyên tử nguyên tố oxi nặng bằng hai nguyên tử nguyên tố X. Tên và kí hiêu hóa học của nguyên tố X lần lượt là
A. silic, Si.
B. nhôm, Al.
C. canxi, Ca.
D. magie, Mg.
-
Câu 22:
Từ một nguyên tố hoá học có thể tạo nên bao nhiêu đơn chất?
A. Chỉ 1 đơn chất
B. Chỉ 2 đơn chất
C. Một, hai hay nhiều đơn chất
D. Không xác định được
-
Câu 23:
Nguyên tử của nguyên tố A nặng hơn nguyên tử của nguyên tố B 9 lần, nguyên tử của nguyên tố B nhẹ bằng \({3 \over {10}}\) nguyên tử của nguyên tố C, nguyên tử của nguyên tố C bằng một nửa nguyên tử brom. Vậy A, B, C là những nguyên tố nào sau đây?
A. Mg, N, C.
B. Ag, C, Ca.
C. Pb, Zn, Ca.
D. O, Fe, C.
-
Câu 24:
Đơn chất kim loại là
A. khí nitơ.
B. khí hiđro.
C. lưu huỳnh.
D. magie.
-
Câu 25:
Cho các chất sau:
(1) Khí ozon có phân tử gồm 3 O liên kết với nhau.
(2) Axit sunfuric có phân tử gồm 2 H, 1 S và 4 O liên kết với nhau.
(3) Natri cacbonat (sođa) có phân tử gồm 2 Na, 1 C và 3 O liên kết với nhau.
(4) Khí nitơ có phân tử gồm 2 N liên kết với nhau.
(5) Glucozơ có phân tử gồm 6 C, 12 H và 6 O liên kết với nhau.
Số đơn chất và hợp chất lần lượt là
A. 3 và 2.
B. 2 và 3.
C. 1 và 4.
D. 4 và 1.
-
Câu 26:
Chất nào sau đây có phân tử khối là 158 đvC?
A. Axit nitric, biết phân tử gồm 1 H, 1 N và 3 O.
B. Nước, biết phân tử gồm 2 H và 1 O.
C. Khí oxi, biết phân tử gồm 2 O.
D. Thuốc tím (kali pemanganat), biết phân tử gồm 1 K, 1 Mn và 4 O.
-
Câu 27:
Khi chất ở trạng thái rắn các hạt
A. sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
B. ở gần sát nhau và chuyển động trượt lên nhau.
C. rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn, về nhiều phía (hỗn hộn).
D. đứng yên không dao động.
-
Câu 28:
Một hợp chất khí có 50% S về khối lượng, còn lại là O. Phân tử khối của hợp chất khí là 64 đvC. Số nguyên tử S và O trong hợp chất lần lượt là
A. 1, 1.
B. 2, 1.
C. 1, 3.
D. 1, 2.
-
Câu 29:
Phân tử khối của CH4 và H2O là
A. CH4 =16 đvC, H2O=18 đvC
B. CH4 =15 đvC, H2O =17 đvC
C. CH4 = H2O =18 đvC
D. Không tính được phân tử khối
-
Câu 30:
Công thức hóa học của khí hiđro là
A. 2H.
B. H.
C. H2.
D. H3.
-
Câu 31:
Cho công thức hóa học của kẽm clorua là ZnCl2. Trong 1 phân tử kẽm clorua có
A. 1 nguyên tử Zn và 1 nguyên tử Cl.
B. 2 nguyên tử Zn và 1 nguyên tử Cl.
C. 1 phân tử Zn và 2 phân tử Cl.
D. 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử Cl.
-
Câu 32:
Công thức hóa học và phân tử khối của hợp chất bạc nitrat (biết trong phân tử có 1 Ag, 1 N và 3 O) là
A. AgNO3, 170 đvC.
B. AgNO3, 62 đvC.
C. NaNO3, 85 đvC.
D. NaNO3, 105 đvC.
-
Câu 33:
Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon của ba phân tử bari sunfat BaSO4 là
A. 233.
B. 466.
C. 699.
D. 932.
-
Câu 34:
Hợp chất nhôm oxit được tạo bởi hai nguyên tố là Al và O. Trong hợp chất, nguyên tố nhôm chiếm 52,94% về khối lượng. Biết phân tử khối của hợp chất nhôm oxit là 102 đvC. Số nguyên tử O trong hợp chất là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nitơ và oxi. Biết tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng: \(\frac{{{m_N}}}{{{m_O}}} = \frac{7}{{16}}\). Công thức hóa học của A là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O.
D. N2O5.
-
Câu 36:
Hóa trị của C trong hợp chất CH4 là
A. II
B. III
C. IV
D. VI
-
Câu 37:
Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hóa trị IV và oxi là
A. SO3.
B. SO2.
C. SO4.
D. S2O4.
-
Câu 38:
Phân tử của một hợp chất tạo bởi Na hóa trị I và nhóm (OH) hóa trị I. Tổng số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 39:
Nguyên tử Fe có hóa trị III trong công thức nào
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe
D. FeCl2
-
Câu 40:
Cho biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai
A. NaOH
B. CuOH
C. KOH
D. Fe(OH)3