Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 năm 2022-2023
Trường THCS Ngô Quyền
-
Câu 1:
Dãy chất nào dưới đây đều là hỗn hợp
A. Không khí, nước mưa, khí oxi
B. Khí hidro, thủy tinh, nước cất
C. Khí cacbonic, cafe sữa, nước ngọt
D. Nước đường, sữa, nước muối
-
Câu 2:
Hạt nhân được cấu tạo bởi
A. Notron và electron
B. Proton và electron
C. Proton và nơtron
D. Electron
-
Câu 3:
Cho nguyên tố O có nguyên tử khối là 16, Mg là 24. Nguyên tử nào nặng hơn
A. Mg nặng hơn O
B. Mg nhẹ hơn O
C. O bằng Mg
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 4:
Nguyên tố phổ biến nhất trên Trái Đất là
A. Cacbon (than)
B. Oxi
C. Sắt
D. Silic
-
Câu 5:
Nguyên tử của nguyên tố R có 12 proton. Chọn đáp án đúng
A. R là nguyên tố Mg
B. Nguyên tử khối của R là 12
C. Số electron là 24
D. Có 12 nguyên tử
-
Câu 6:
Chọn đáp án sai trong các câu dưới đây
A. Cacbon đioxit được cấu tạo từ 1 nguyên tố C và 2 nguyên tố O
B. Nước là hợp chất
C. Muối ăn không có thành phần clo
D. Có 2 loại hợp chất là vô cơ và hữu cơ
-
Câu 7:
Cho các chất có công thức hóa học sau đây: Cu, Al(OH)3, NaClO3, N2, KHCO3. Số đơn chất là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Phân tử M2O năng hơn phân tử Hiđro 47 lần. Nguyên tử khối của M bằng
A. 23
B. 39
C. 40
D. 24
-
Câu 9:
Dãy chỉ gồm các đơn chất là
A. Fe(NO3)2, NO, C, S
B. Mg, K, S, C, N2
C. Fe, NO2, H2O
D. Cu(NO3)2, KCl, HCl
-
Câu 10:
Phân tử khối của CH4, Mg(OH)2, KCl lần lượt là
A. 16 đvC, 74,5 đvC, 58 đvC
B. 74,5 đvC, 58 đvC, 16 đvC
C. 17 đvC, 58 đvC, 74,5 đvC
D. 16 đvC, 58 đvC, 74,5 đvC
-
Câu 11:
Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể biết những thông tin gì
A. CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên
B. Có 3 nguyên tử oxi trong phân tử
C. Phân tử khối là 96 đvC
D. Tất cả đáp án
-
Câu 12:
Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4. Biết phân tử khối là 120. Xác định kim loại M
A. Magie
B. Đồng
C. Sắt
D. Bạc
-
Câu 13:
Công thức hoá học của sắt (III) oxit là Fe2O3, hiđro clorua là HCl. CTHH đúng của sắt (III) clorua là
A. FeCl2.
B. FeCl.
C. FeCl3.
D. Fe2Cl.
-
Câu 14:
Cặp chất có cùng phân tử khối là
A. N2 và CH4
B. C2H4 và N2
C. CO2 và C2H6
D. CO và C2H2
-
Câu 15:
Muối ăn có lẫn cát. Chọn phương pháp thích hợp nhất để tách muối ăn ra khỏi cát
A. Hoà tan - làm bay hơi - lọc.
B. Lọc - làm bay hơi.
C. Chưng cất.
D. Hoà tan - lọc - làm bay hơi.
-
Câu 16:
Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng
A. Do proton và nơtron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé
B. Do số p = số e
C. Do hạt nhân tạo bởi proton và nơtron
D. Do nơtron không mang điện
-
Câu 17:
Hợp chất Alx(SO4)3 biết Al hóa trị III. Tìm giá trị của x.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Phân tử khối của CuO, CaCl2, Mg(NO3)2 lần lượt là
A. 80 đvC, 95 đvC, 148 đvC
B. 46 đvC, 95 đvC, 86 đvC
C. 80 đvC, 111 đvC, 148 đvC
D. 72 đvC, 111 đvC, 86 đvC
-
Câu 19:
Biết kim loại M tạo ra hợp chất MCO3. Biết phân tử khối là 84. Xác định kim loại M
A. Magie
B. Đồng
C. Sắt
D. Bạc
-
Câu 20:
Nguyên tử R có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1electron. Vậy tổng số electron của nguyên tử R là
A. 3
B. 11
C. 13
D. 23
-
Câu 21:
Tính phân tử khối của C12H22O11 là
A. 342
B. 298
C. 270
D. 252
-
Câu 22:
Một oxit có công thức hóa học M2O3. Trong X, oxi chiếm 30% về khối lượng. M là
A. Al
B. Fe
C. P
D. N
-
Câu 23:
Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 4 lần nguyên tử oxi. X là nguyên tố
A. Fe
B. Cu
C. Ca
D. Mg
-
Câu 24:
Trong công thức nào nguyên tử Fe có hóa trị II
A. Fe2O3
B. FeCl3
C. Fe2(SO4)3
D. FeSO4
-
Câu 25:
Cho các chất sau Cl2, Fe, NaOH, MgO, F2, Hg, AgCl, C4H8, CH3Cl. Số đơn chất trong dãy trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 26:
Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương
A. electron
B. notron
C. proton
D. proton và notron
-
Câu 27:
Ta có một oxit tên CrO. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng với oxit đó là
A. CrSO4
B. CrCl3
C. Cr2O3
D. Cr(OH)2
-
Câu 28:
Công thức hóa học của Fe (III) và O là
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Fe2O2
-
Câu 29:
Nguyên tố cacbon (C) là tập hợp những nguyên tố có cùng
A. 6 hạt nhân
B. 12 hạt proton
C. 12 hạt electron
D. 6 hạt proton
-
Câu 30:
Tính phân tử khối của hợp chất CH3COOH
A. 60
B. 61
C. 59
D. 70
-
Câu 31:
Alx(SO4)3 có phân tử khối là 342 đvC. Giá trị x là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 32:
Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
A. Electron
B. Proton
C. Notron
D. Electron và Notron
-
Câu 33:
Khi so sánh nguyên tử canxi (Ca) và nguyên tử sắt (Fe) ta thấy
A. Nguyên tử Ca nặng hơn nguyên tử Fe 1,4 lần
B. Nguyên tử Fe nặng hơn nguyên tử Ca 1,4 lần
C. Nguyên tử Ca nặng hơn nguyên tử Fe 0,7 lần
D. Nguyên tử Ca nhẹ hơn nguyên tử Fe 0,7 lần
-
Câu 34:
Dãy chất nào sau đây đều là hợp chất ?
A. Cl2, KOH, H2SO4, AlCl3
B. CuO, KOH, H2SO4, AlCl3
C. CuO, KOH, Fe, H2SO4.
D. Cl2, Cu, Fe, Al
-
Câu 35:
Chất nào sau đây được coi là tinh khiết
A. Nước cất.
B. Nước suối.
C. Nước khoáng.
D. Nước đá từ nhà máy.
-
Câu 36:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron và nơtron là 28, số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Số hạt proton và notron trong X lần lượt là
A. 9 và 10
B. 10 và 8
C. 10 và 9
D. 8 và 12
-
Câu 37:
Hợp chất AgxPO4, biết Ag hóa trị I. Giá trị x là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17, số electron và số nơtron lần lượt là
A. 18 và 17
B. 19 và 16
C. 16 và 19
D. 17 và 18
-
Câu 39:
Công thức hóa học của Ca và PO4 là
A. Ca2PO4
B. CaPO4
C. Ca3(PO4)2
D. Ca(PO4)2
-
Câu 40:
Biết trong hợp chất của nguyên tố M hóa trị II với nguyên tố oxi thì M chiếm 80% về khối lượng trong hợp chất. Nguyên tố M là
A. Al
B. Zn
C. Cu
D. Ca