Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Linh Trung
-
Câu 1:
Phương pháp lọc dùng để tách 1 hỗn hợp gồm:
A. Nước với cát.
B. Muối ăn với đường.
C. Rượu với nước.
D. Muối ăn với nước.
-
Câu 2:
Nêu phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi?
A. lọc.
B. chiết.
C. cô cạn.
D. chưng cất.
-
Câu 3:
Nêu phương pháp tách rượu etylic từ hỗn hợp rượu etylic và nước?
A. lọc.
B. chiết.
C. cô cạn.
D. chưng cất.
-
Câu 4:
Nhận xét đúng khi nói: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 150oC".
A. Cả 2 vế của nhận định đều đúng.
B. Cả 2 vế của nhận định đều sai.
C. Vế 1 sai, vế 2 đúng.
D. Vế 1 đúng, vế 2 sai.
-
Câu 5:
Hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, cách để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
A. lọc
B. chiết
C. đốt
D. gạn
-
Câu 6:
Nguyên tử Oxi có điện tích hạt nhân là 8+. Số electron lớp ngoài cùng của oxi là:
A. 6
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 7:
Nguyên tử oxi có 8 electron. Nguyên tử oxi có
A. 8p; 2 lớp e; 6e ở lớp ngoài cùng
B. 8p; 3 lớp e; 6e ở lớp ngoài cùng
C. 8p; 2 lớp e; 7e ở lớp ngoài cùng
D. 9p; 2 lớp e; 6e ở lớp ngoài cùng
-
Câu 8:
Đường kính của nguyên tử là
A. 10-8 cm
B. 10-9 cm
C. 10-8 m
D. 10-9 m
-
Câu 9:
Vì sao nguyên tử có khả năng liên kết với nhau?
A. Do có electron
B. Do có notron
C. Tự dưng có sẵn
D. Do khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên
-
Câu 10:
Một nguyên tử có 16 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 11:
Tỉ số về khối lượng của electron so với proton là
A. 1836.
B. 5,4463.
C. 5,4463.10-4.
D. 0,055.
-
Câu 12:
Biết nguyên tử gồm có 7 proton, 8 nơtron và 7 electron. Khối lượng của toàn nguyên tử là
A. 21 gam
B. 21 kilogam
C. 2,51.10-23 gam
D. 2,51.10-27 gam
-
Câu 13:
Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy tên của nguyên tố X là
A. Lưu huỳnh
B. Lưu huỳnh
C. Nito
D. Canxi
-
Câu 14:
Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 19,9265. 10-23 gam. Vậy ta có khối lượng của 1 đvC là
A. 8,553. 10-23 g.
B. 2,6605. 10-23 g.
C. 0,16605. 10-23 g.
D. 18,56. 10-23 g.
-
Câu 15:
Một nguyên tử có 6 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 8 nơtron. Tổng các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử là:
A. 20
B. 19
C. 22
D. 18
-
Câu 16:
Dựa vào dấu hiện nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất?
A. Hình dạng của phân tử.
B. Kích thước phân tử
C. Số lượng nguyên tử trong phân tử
D. Nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hay khác nguyên tố
-
Câu 17:
Nguyên tử của nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 7 lần của nguyên tử nguyên tố hidro, đó là nguyên tử nguyên tố nào. Cho biết số p và số e
A. Liti, số p=số e=3
B. Be, số p=số e= 4
C. Liti, số p=số e=7
D. Natri, số p=số e=11
-
Câu 18:
Khối lượng nguyên tử :
A. 1, 9926.10-24kg
B. 1,9924.10-27g
C. 1,9925.1025kg
D. 1,9926.10-27kg
-
Câu 19:
Kí hiệu của nguyên tố Xeci là
A. Cs
B. Sn
C. Ca
D. B
-
Câu 20:
Amoni làm giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh
C. Nâu
D. Vàng
-
Câu 21:
Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt phân tử của đơn chất và phân tử của hợp chất
A. Hình dạng
B. Kích thước
C. Phân tử khối
D. Số lượng nguyên tử của phân tử
-
Câu 22:
Tính phân tử khối của CH3COOH
A. 60
B. 61
C. 59
D. 70
-
Câu 23:
Photpho có mấy dạng và tồn tại ở những dạng hình thù nào ?
A. Dạng rắn và dạng tinh khiết
B. Trắng, đỏ, đen
C. Chỉ có đỏ
D. Đáp án A & B đúng
-
Câu 24:
Cho X có số khối là 40. Biết số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 20. Xác định số thứ tự của X trong bảng tuần hoàn
A. 20
B. 40
C. 21
D. 30
-
Câu 25:
Phân tử khối của CaCO3 là:
A. 100
B. 166
C. 1606
D. 222
-
Câu 26:
Phân tử khối của hợp chất N2O5 là:
A. 30 đvC
B. 44 đvC
C. 108 đvC
D. 94 đvC
-
Câu 27:
Phân tử khối của hợp chất Fe(OH)2 bằng
A. 73 gam
B. 73 đvC
C. 95 gam
D. 90 đvC.
-
Câu 28:
Phân tử khối của hợp chất Fe(OH)3 bằng
A. 107 đvC.
B. 107 gam.
C. 73 đvC.
D. 73 gam.
-
Câu 29:
Phân tử khối của HCl là
A. 35,5 đvC.
B. 36,5 đvC.
C. 71 đvC.
D. 73 đvC.
-
Câu 30:
Phân tử H2SO4 có khối lượng là
A. 49 gam
B. 98 gam
C. 49 đvC
D. 98 đvC
-
Câu 31:
Phân tử khối của H2SO4 là:
A. 9 đvC.
B. 50 đvC.
C. 96 đvC.
D. 98 đvC.
-
Câu 32:
Phân tử khối của Cl2 là:
A. 35,5 đvC.
B. 36,5 đvC.
C. 71 đvC.
D. 73 đvC.
-
Câu 33:
Hãy xác định hóa trị nhóm nguyên tử (CO3) trong hợp chất CaCO3 biết Ca có hóa trị II.
A. I
B. II
C. III
D. IV
-
Câu 34:
Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là:
A. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
B. Sự thay đổi về hình dạng của chất.
C. Sự xuất hiện chất mới.
D. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
-
Câu 35:
Trong các hiện tượng sau đây, đâu là hiện tượng vật lí?
A. Hiện tượng trái đất nóng lên
B. Đun đường ngả màu nâu đen
C. Thức ăn bị ôi thiu
D. Sắt bị tan trong axit
-
Câu 36:
Muốn nhận biết trong hơi thở có khí CO2, người ta dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở vào ống nghiệm có chứa chất nào sau đây?
A. Nước cất.
B. Dung dịch natri hiđroxit.
C. Dung dịch nước vôi trong.
D. Dung dich axit clohiđric.
-
Câu 37:
Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra?
A. có chất khí thoát ra.
B. có sự thay đổi màu sắc.
C. có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
D. Một trong các dấu hiệu trên.
-
Câu 38:
Hiện tượng khi cho ống thủy tinh thổi hơi thở và ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong là gì?
A. không có dấu hiệu gì.
B. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu trắng.
C. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu vàng.
D. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu xanh.
-
Câu 39:
Đốt cháy 4 g chất M cần 12,8 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ mCO2 : mH2O = 11 : 3. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:
A. 11g và 3g
B. 13,2 g và 3,6g
C. 12,32g và 3,36
D. 5,5 g và 1,5 g
-
Câu 40:
Cho PTHH: 2Cu + ? → 2CuO. Chất cần điền vào dấu hỏi chấm là:
A. O
B. O2
C. 2O
D. Cu