Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 năm 2021-2022
Trường THCS Quang Trung
-
Câu 1:
Cho dãy các dữ kiện sau:
(1) Natri clorua rắn (muối ăn)
(2) Dung dịch natri clorua ( hay còn gọi là nước muối)
(3) Sữa tươi
(4) Nhôm
(5) Nước
(6) Nước chanh
Dãy chất tinh khiết là:
A. 1, 3, 6
B. 2, 3, 6
C. 1, 4, 5
D. 3, 6
-
Câu 2:
Câu sau đây ý nói về nước cất : « Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1020C ». Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:
A. Cả 2 ý đều đúng
B. Cả 2 ý đều sai
C. Ý 1 đúng, ý 2 sai
D. Ý 1 sai, ý 2 đúng
-
Câu 3:
Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
A. Lọc
B. Dùng phễu chiết
C. Chưng cất phân đoạn
D. Đốt
-
Câu 4:
Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là
A. lọc
B. chiết
C. cô cạn
D. chưng cất
-
Câu 5:
Không khí là gì?
A. chất tinh khiết.
B. hỗn hợp.
C. tập hợp các vật thể.
D. tạp chất
-
Câu 6:
Nguyên tử A có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. A là
A. Ar (số p = 18).
B. Ne (số p = 10) .
C. F (số p = 9).
D. O (số p = 8).
-
Câu 7:
Nguyên tử cacbon có 6 electron. Nguyên tử cacbon có :
A. 6p; 2 lớp e; 4 e ở lớp ngoài cùng
B. 6p; 3 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.
C. 6p; 2 lớp e; 5 e ở lớp ngoài cùng.
D. 9p; 2 lớp e; 6 e ở lớp ngoài cùng.
-
Câu 8:
Tổng số hạt trong nguyên tử là 36, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 50%. Số proton có trong nguyên tử là:
A. 9
B. 11
C. 24
D. 10
-
Câu 9:
Một nguyên tử có 12 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số hạt notron của nhôm là?
A. 15
B. 14
C. 13
D. 12
-
Câu 11:
Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Số proton, notron trong B lần lượt là:
A. 9; 10
B. 10; 9
C. 9; 9
D. 9; 11
-
Câu 12:
Nguyên tử X có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định p, n, e của X.
A. p = e = n = 7
B. p = e = 8 ; n = 7
C. p =e = n = 8
D. p = e = 7; n = 8
-
Câu 13:
Mệnh đề nào sau đây không đúng ?
(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố.
(2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.
(4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron.
A. 3 và 4
B. 1 và 3
C. chỉ có 3
D. chỉ có 4
-
Câu 14:
Một nguyên tử có 7 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Nguyên tử Natri có điện tích hạt nhân là 11. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số khối của natri là:
A. 11
B. 23
C. 32
D. 46
-
Câu 16:
Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?
A. Gam
B. Kilogam
C. Gam hoặc Kilogam
D. Đơn vị Cacbon
-
Câu 17:
Nguyên tố có nguyên tử khối gấp 3 lần nguyên tử khối của beri là
A. Sắt
B. Oxi
C. Nhôm
D. Cacbon
-
Câu 18:
Cho nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton. Chọn đáp án sai.
A. X là nguyên tố Natri
B. Số e của X là 11e
C. Nguyên tử khối của X là 22 đvC
D. Số thứ tự của X trong bảng tuần hoàn là 11
-
Câu 19:
Kí hiệu của nguyên tử Đồng là
A. Cu
B. Cs
C. CU
D. C
-
Câu 20:
Nguyên tử X nặng gấp 7 lần nguyên tử Hiđro. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X và nguyên tử khối của X là
A. Li, nguyên tử khối là 7 đvC.
B. Be, nguyên tử khối là 7 đvC.
C. Li, nguyên tử khối là 14 đvC.
D. N, nguyên tử khối là 14 đvC.
-
Câu 21:
Nguyên tố hóa học X có nguyên tử khối bằng 23 đvC, có 11 proton trong hạt nhân. Vậy
A. X là nguyên tố Natri (Na), điện tích hạt nhân: 11+, có 12 hạt nơtron
B. X là nguyên tố Natri (K), điện tích hạt nhân: 11, có 14 hạt nơtron
C. X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13+, có 14 hạt nơtron
D. X là nguyên tố nhôm (Al), điện tích hạt nhân 13, có 14 hạt nơtron
-
Câu 22:
Nguyên tử của nguyên tố X có 12 proton. Chọn đáp án sai
A. X là nguyên tố Magie
B. Số electron trong X là 14
C. Nguyên tử khối là 24
D. Số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 12
-
Câu 23:
Nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton. Chọn đáp án sai
A. X là nguyên tố Natri
B. Số electron trong X là 16
C. Nguyên tử khối là 23
D. Số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 11
-
Câu 24:
Kí hiệu hóa học của nguyên tố đồng là
A. C
B. Cu
C. CU
D. cu
-
Câu 25:
Dãy các hợp chất nào sau đây gồm các hợp chất muối?
A. K2O, KNO3, NaOH, Fe(NO3)2
B. H2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3
C. Pb(NO3)2, NaCl, ZnSO4, K2S
D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4
-
Câu 26:
Dãy chất nào dưới đây là phi kim
A. Canxi, lưu huỳnh, photpho, nito
B. Bạc, lưu huỳnh, thủy ngân, oxi
C. Oxi, nito, photpho, lưu huỳnh
D. Cacbon, sắt, lưu huỳnh, oxi
-
Câu 27:
Cho các công thức hóa học của một số chất như sau: oxi O2, bạc clorua AgCl, magie oxit MgO, kim loại đồng Cu, kali nitrat KNO3, natri hidroxit NaOH.
Trong các chất trên có mấy đơn chất, mấy hợp chất?
A. 3 đơn chất và 3 hợp chất
B. 1 đơn chất và 5 hợp chất
C. 4 đơn chất và 2 hợp chất
D. 2 đơn chất và 4 hợp chất
-
Câu 28:
Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước khuấy đều rồi lọc ?
A. Bột than và bột sắt
B. Đường và muối
C. Cát và muối ăn
D. Tất cả các đáp án đều đúng
-
Câu 29:
Chọn từ sai trong câu sau:
“Phân tử khối là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất vật lí của chất”.
A. Phân tử khối
B. Vật lý
C. Liên kết
D. Cả A và B
-
Câu 30:
Cho các hợp chất sau: NH3, C12H22O11 (đường), NaCl, H2O, CH4. Hợp chất vô cơ là
A. NH3, C12H22O11, H2O.
B. C12H22O11, CH4.
C. CH4, NH3, NaCl, H2O.
D. NH3, NaCl, H2O.
-
Câu 31:
Nguyên tử khối của đồng gấp mấy lần nguyên tử khối của oxi?
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
-
Câu 32:
Nguyên tử khối của Oxi gấp mấy lần phân tử khối hiđro?
A. 8 lần
B. 16 lần
C. 2 lần
D. 32 lần
-
Câu 33:
Nguyên tử khối của Cu gấp mấy lần phân tử khối hiđro?
A. 4 lần
B. 2 lần
C. 32 lần
D. 64 lần
-
Câu 34:
Chất có PTK bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12)
A. O3 và N2
B. CO và N2
C. SO2 và O2
D. NO2 và SO2
-
Câu 35:
Phân tử khối của Cl2 là
A. 35,5 đvC
B. 35,5 đvC
C. 73 đvC
D. 36,5 đvC
-
Câu 36:
Người ta xác định được rằng, nguyên tố silic (Si) chiếm 87,5% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố hiđro. Viết công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất.
A. SiH
B. SiH2
C. SiH3
D. SiH4
-
Câu 37:
Phân tích một mẫu hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Kết quả cho thấy cứ 7 phần khối lượng sắt có tương ứng với 3 phần khối lượng oxi. Viết công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất.
A. FeO
B. FeO3
C. Fe2O
D. Fe2O3
-
Câu 38:
Cho hợp chất của X là XO và hợp chất của Y là Na2Y. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Y là
A. XY
B. X2Y
C. X3Y
D. Tất cả các đáp án
-
Câu 39:
Công thức hóa học của hợp chất gồm nguyên tố X có hóa trị II và nhóm (OH) có hóa trị I là:
A. X2OH
B. XOH
C. X(OH)2
D. X(OH)3
-
Câu 40:
Magie oxit có CTHH là MgO. CTHH của magie với clo hóa trị I là?
A. MgCl3
B. MgCl2
C. MgCl
D. MgCl4