Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 năm 2020
Trường THCS Hưng Bình
-
Câu 1:
Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 nơtron. Tổng các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử là bao nhiêu?
A. 9
B. 18
C. 19
D. 28
-
Câu 2:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử là bao nhiêu?
A. 46
B. 50
C. 54
D. 51
-
Câu 3:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71% tổng các loại hạt. X là bao nhiêu?
A. S
B. N
C. F
D. O
-
Câu 4:
Trong số các công thức hóa học sau: O2, CO2, CH4, H2S, C2H5OH. Các hợp chất hữu cơ lần lượt là?
A. O2, CH4.
B. CO2, C2H5OH.
C. CH4; H2S.
D. CH4, C2H5OH.
-
Câu 5:
Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. Như vậy rượu nguyên chất là gì?
A. Một hỗn hợp.
B. Một hợp chất.
C. Một đơn chất.
D. Một phi kim.
-
Câu 6:
Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?
A. Fe(NO3), NO, C, S.
B. Mg, K, S, C, N2.
C. Fe, NO2, H2O.
D. Cu(NO3)2, KCl, HCl.
-
Câu 7:
Biết nguyên tử nitơ gồm có 7 proton, 7 nơtron và 7 electron. Khối lượng của toàn nguyên tử nitơ là bao nhiêu?
A. 14 gam.
B. 21 gam.
C. 2,34. 10-23 gam.
D. 2,34. 10-27 gam.
-
Câu 8:
Trường hợp nào đưới đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng?
A. proton, m = 0,00055u, q = 1+.
B. nơtron, m = 1,0086u, q = 0.
C. electron, m = 1,0073u, q =1-.
D. proton, m = 1,0073u, q = 1-.
-
Câu 9:
Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng xấp xỉ 3u. Số hạt proton và hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là?
A. 1 và 0.
B. 1 và 2.
C. 1 và 3.
D. 3 và 0.
-
Câu 10:
Hai nguyên tử Mg nặng gấp mấy lần nguyên tử O?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 11:
Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều làm từ các vật liệu?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp.
B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bình pha lê.
C. Cây tre, con cá, con mèo.
D. Máy vi tính, cái cặp, con chó.
-
Câu 12:
Có các vật thể sau: xe máy, tàu thủy, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là bao nhiêu?
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 13:
Nguyên tử khối của oxi là bao nhiêu?
A. 32 đvC.
B. 16 đvC.
C. 32 gam.
D. 16 g.
-
Câu 14:
Khí metan có phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Phân tử khối của metan bằng bao nhiêu?
A. 12 đvC.
B. 14 đvC.
C. 16 đvC.
D. 52 đvC.
-
Câu 15:
Trong 1 phân tử muối sắt clorua chứa 2 loại nguyên tử sắt và clo. Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC. Số nguyên tử sắt và clo trong muối này lần lượt là bao nhiêu?
A. 1 và 1.
B. 1 và 2.
C. 1 và 3.
D. 2 và 3.
-
Câu 16:
Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức sau:
A. NO.
B. N2O5.
C. NH3.
D. NO2.
-
Câu 17:
Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị lần lượt là gì?
A. II
B. III
C. IV
D. V
-
Câu 18:
Một oxit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hoá trị của Mn trong oxit là bao nhiêu?
A. III
B. IV
C. VII
D. V
-
Câu 19:
Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là gì?
A. XY.
B. X2Y.
C. XY2.
D. X2Y3.
-
Câu 20:
Biết trong hợp chất giữa S và H thì S có hóa trị II. Công thức hóa học thỏa mãn là gì?
A. H2S.
B. HS.
C. H4S.
D. HS2.
-
Câu 21:
Hợp chất giữa Cr hoá trị II và (PO4) hoá trị III có công thức hoá học đúng là gì?
A. CrPO4.
B. Cr2(PO4)3.
C. Cr3(PO4)2.
D. Cr(PO4)2.
-
Câu 22:
Cho biết:
- Công thức hoá học của hợp chất tạo nên từ nguyên tố X với nhóm (PO4) hoá trị III là XPO4.
- Công thức hóa học của hợp chất tạo nên từ nhóm nguyên tử Y với H là H3Y.
Công thức hoá học của hợp chất tạo nên từ X và Y là gì?
A. X2Y3.
B. XY.
C. XY2.
D. X2Y.
-
Câu 23:
Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là gì?
A. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
B. Sự xuất hiện chất mới.
C. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
D. Sự thay đổi về hình dạng của chất.
-
Câu 24:
Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Giai đoạn diễn ra hiện tượng hóa học là gì?
A. Nến chảy lỏng thấm vào bấc.
B. Nến lỏng chuyển thành hơi.
C. Hơi nến cháy trong không khí tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước.
D. Không có giai đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học.
-
Câu 25:
Để tạo thành axit axetic từ rượu nhạt cần chất xúc tác là gì?
A. men giấm.
B. men rượu.
C. axit.
D. muối ăn.
-
Câu 26:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
B. Trong quá trình sản xuất rượu từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì men là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.
-
Câu 27:
Cho một mẩu sắt tác dụng với axit clohiđric. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là gì?
A. mẩu sắt tan dần.
B. có khí thoát ra.
C. mẩu sắt tan dần, có khí thoát ra.
D. có kết tủa xuất hiện.
-
Câu 28:
Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở và ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong. Dấu hiệu quan sát được là gì?
A. không có dấu hiệu gì.
B. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu trắng.
C. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu vàng.
D. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu xanh.
-
Câu 29:
Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau: Fe + HCl → FeCl2 + H2
Tỉ lệ các chất trong phương trình là bao nhiêu?
A. 1 : 1 : 1 : 1.
B. 1 : 3 : 1 : 1.
C. 1 : 2 : 1 : 1.
D. 1 : 1 : 2 : 2.
-
Câu 30:
Đốt cháy 1,6g chất M cần 6,4g khí O2 và thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là?
A. 4,3g và 4,6g.
B. 4,4 g và 3,6 g.
C. 5g và 3g.
D. 4,2g và 3,8g.