Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 8 năm 2020
Trường THCS Long Bình
-
Câu 1:
Nước muối thuộc loại chất nào?
A. Đơn chất.
B. Hợp chất.
C. Nguyên tố hoá học.
D. Hỗn hợp.
-
Câu 2:
Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?
A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo, than củi.
B. Muối ăn, đường kính, nước cất, bột sắt.
C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng.
D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang.
-
Câu 3:
Khí oxi do nguyên tố oxi cấu tạo nên; nước do hai nguyên tố oxi, hiđro cấu tạo nên; tinh bột do ba nguyên tố cacbon, hiđro, oxi cấu tạo nên.
Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?
A. Cacbon.
B. Hiđro.
C. Sắt.
D. Oxi
-
Câu 4:
Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9923.10-23 gam, khối lượng của nguyên tử Al là bao nhiêu?
A. 0,885546.10-23gam.
B. 4,482675.10-23 gam.
C. 3,9846. 10-23 gam.
D. 0,166025.10-23gam.
-
Câu 5:
Nguyên tố X có nguyên tử khôi băng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Fe
B. Cu
C. K
D. Na
-
Câu 6:
Một nguyên tử có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17, số electron và số nơtron lần lượt là bao nhiêu?
A. 18 và 17.
B. 17 và 18.
C. 16 và 19.
D. 19 và 16
-
Câu 7:
Kí hiệu hóa học của kim loại kẽm là gì?
A. Al.
B. Zn.
C. Ca.
D. Cu.
-
Câu 8:
Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?
A. Nước cất.
B. Nước suối.
C. Nước mưa.
D. Nước khoáng.
-
Câu 9:
Đơn chất cacbon là một chất rắn màu đen, các đơn chất hiđro và oxi là những khí không màu. Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, oxi, hiđro. Như vậy rượu nguyên chất phải là loại chất nào?
A. Một hỗn hợp
B. Một phân tử
C. Một dung dịch
D. Một hợp chất
-
Câu 10:
Cho biết 1 đvC = 1,6605.10-24g. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử natri?
A. 38,20.10-23g
B. 3,82.10-23g
C. 1,83.10-23g
D. 18,27.10-24g
-
Câu 11:
Để chỉ hai phân tử hiđro ta viết như thế nào?
A. 2H2
B. 2H2SO4
C. 2H
D. 2HCI
-
Câu 12:
Một oxit có công thức Al2Ox, có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al là bao nhiêu?
A. II
B. I
C. IV
D. III
-
Câu 13:
Số.....là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
A. Electron
B. Notron
C. Notron và electron
D. Proton
-
Câu 14:
Dãy biểu diễn chất là dãy nào sau đây?
A. Cơ thể người, nước, xoong nồi.
B. Cốc thủy tính, cốc nhựa, inox.
C. Thủy tinh, nước, inox, nhựa.
D. Thủy tinh, inox, xoong nồi.
-
Câu 15:
Cho các hiện tượng sau đây:
1. Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước.
2. Cho nước vào tủ lạnh được nước đá.
3. Quá trình tôi vôi là cho nước vào vôi sống (CaO) được canxi hiđroxit Ca(OH)2.
4. Cô cạn nước muối được muối khan.
5. Nén khí metan vào bình thép ở áp suất cao khí metan hoá lỏng.
6. Mớ nắp đậy đèn cồn, cồn bay hơi.
7. Châm lửa cồn cháy.
8. Hiện tượng quang hợp của cây xanh.
9. Cháy rừng.
10. Khí hiđro đi qua bột đồng(II) oxit nóng, chiếm oxi sinh ra bột đồng và hơi nước.
Những hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
A. 1, 3, 5, 7, 9, 10.
B. 2, 4, 6, 8, 9, 10.
C. 1, 3, 7, 8, 9, 10.
D. 2, 4, 5, 6, 8, 10
-
Câu 16:
Khi nung đá vôi có 80% về khối lượng là CaCO3 thu được 88 kg cacbonic và 112 kg CaO. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?
A. 200 kg.
B. 250 kg.
C. 160 kg.
D. 180 kg.
-
Câu 17:
Khi hoà tan hoàn toàn 6,5 gam kẽm bằng dung dịch axit clohiđric thu được dung dịch muối kẽm ZnCl2, khí hiđro. Khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng bao nhiêu?
A. Tổng khối lượng kẽm và khí hiđro.
B. Tổng khối lượng axit và khí hiđro.
C. Tổng khối lượng kẽm và dung dịch axit - khối lượng khí hiđro.
D. Khối lượng dung dịch axit.
-
Câu 18:
Bột nhừ là chất thường dùng trong nấu ăn có công thức hoá học là NaHCO3. Khi cho bột nhừ vào nước ấm có sủi bọt khí, khí tạo thành là một hợp chất, nó chỉ có thể là khí nào sau đây?
A. Khí H2.
B. Khí O2.
C. Khí CO2.
D. Hơi nước.
-
Câu 19:
Đốt cháy hoàn toàn m (gam) chất X cần 6,4 (gam) O2 thu được 4,4 (gam) CO2 và 3,6 (gam) H2O. Tính giá trị của m?
A. 2,6.
B. 1,5.
C. 1,7.
D. 1,6.
-
Câu 20:
Khí oxi và khí nitơ cùng chứa 9.1023 phân tử có số gam tương ứng lần lượt là?
A. 48 gam và 14 gam.
B. 24 gam và 21 gam.
C. 48 gam và 21 gam.
D. 48 gam và 42 gam.
-
Câu 21:
Cho các khí sau đây: N2, O2, Cl2, CO, H2S, CH4, NH3.
Dãy khí nào dưới đây nặng hơn không khí?
A. N2, O2, Cl2.
B. O2, Cl2, H2S.
C. H2S, CH4, NH3.
D. Cl2, CO, H2S.
-
Câu 22:
Cho các khí sau: H2S, SO2, C4H10, NH3. Khí nào cho dưới đây có tỉ khối với hiđro là 17?
A. H2S.
B. SO2.
C. C4H10
D. NH4
-
Câu 23:
Hóa trị của Fe trong hai hợp chất FeCl3, FeCl2 lần lượt là?
A. I
B. III, II
C. I, III
D. I, II
-
Câu 24:
Cho các kí hiệu và các công thức hóa học: Cl, H, O, C, CO2, Cl2, H2, O2. Dãy gồm các đơn chất là dãy nào?
A. Cl, H, O, C
B. CO2, Cl2, H2, O2
C. C, Cl2, H2, O2
D. CO2, Cl, H, O2
-
Câu 25:
Một kim loại M tạo muối sunfat M2(SO4)3. Muối nitrat của kim loại M là muối nào?
A. M(NO3)3
B. M2(NO3)2
C. MNO3
D. M2NO3
-
Câu 26:
Cho các chất: N2, NH3, CuO, CO, C12H22O11, FeCl3, Fe2(SO4)3, A12(SO4)3, SO2. Những cặp chất nào sau đây có khối lượng mol bằng nhau?
A. N2, NH3, và CO, SO2.
B. C12H22O111 , FeCl3 và Fe2(SO4)3, A12(SO4)3.
C. Cl2H22O11, Al2(SO4)3và N2,CO.
D. Không có cặp chất nào.
-
Câu 27:
Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi, nguyên tử Y nhẹ bằng 1/4 nguyên tử X. X, Y là hai nguyên tố nào cho dưới đây?
A. Na và Cu.
B. Ca và N.
C. K và N.
D. Fe và N.
-
Câu 28:
Đốt cháy 14,8 gam hỗn hợp kim loại gồm đồng và sắt cần 3,36 lít khí oxi (đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp hai oxit CuO và Fe3O4. Khối lượng hỗn hợp oxit là bao nhiêu?
A. 17,2 gam.
B. 19,6 gam.
C. 19 gam.
D. 17,8 gam.
-
Câu 29:
Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi những loại nào?
A. Proton và electron.
B. Proton và nơtron.
C. Nơtron và electron
D. Proton, nơtron và electron.
-
Câu 30:
Hai nguyên tử A liên kết với 3 nguyên tử oxi tạo phân tử có PTK = 160. Vậy A là nguyên tố nào trong các nguyên tố sau?
A. P = 16.
B. Al = 27.
C. Fe = 56
D. N = 14.