Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022
Trường THPT Phan Chu Trinh
-
Câu 1:
Thủy phân Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala được bao nhiêu tripeptit chứa Gly bên dưới?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 2:
X gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp có số nguyên tử C nhỏ hơn 5 và ancol etylic. Đốt 0,3 mol X cần 28 lít O2 (đktc). Cho 28g X và Na dư, thấy thoát ra 11,2 lít khí (đktc). Hãy tính % của ancol etylic trong hỗn hợp X?
A. 32,86%
B. 65,71%
C. 16,43%
D. 22,86%
-
Câu 3:
Đốt 81,24 gam X gồm 0,07 mol peptit A (cấu tạo từ 2 aminoaxit trong số Gly, Ala, Val, Glu) và 2 este B, C mạch hở có cùng số liên lết ℼ trong phân tử ( MB > MC; B no, C đơn chức) cần 78,288 lít khí O2 thu được CO2, H2O và 3,136 lít N2. Mặt khác thủy phân X trên cần 570ml NaOH 2M, thu được T chứa 4 muối và 0,29 mol hỗn hợp 2 ancol no Y và Z ( MY = 2,875MX < 150). Dẫn toàn ancol này qua bình đựng Na dư thì thấy khối lượng bình tăng 23,49g. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở đktc, T không chứa HCOONa. Phần trăm khối lượng của C gần nhất với giá trị nào bên dưới đây?
A. 5,0
B. 5,5
C. 6,0
D. 6,5
-
Câu 4:
Hexapeptit mạch hở X, trong đó C chiếm 47,44%. Khi thủy phân m gam X trong HCl được Y chứa 44,34 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 31,2
B. 25,8
C. 38,8
D. 34,8
-
Câu 5:
Câu nào đúng khi nói về dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy?
A. Khác nhau hoàn toàn
B. Giống nhau hoàn toàn
C. Chỉ giống nhau về tính chất hoá học.
D. Đều là lipit.
-
Câu 6:
Xác định chỉ số axit biết loại axit này có chứa tristearin và axit béo stearic trong đó có 89% tristearin?
A. 7,2
B. 21,69
C. 175,49
D. 168
-
Câu 7:
Tại sao không dùng xà phòng khi giặt rửa bằng nước cứng?
A. Vì xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. Vì gây hại cho da tay.
C. Vì gây ô nhiễm môi trường.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 8:
Tính m glixerol thu được khi xà phòng hóa 2,225 kg tristearin có chứa 20% tạp chất với NaOH?
A. 1,78 kg
B. 0,89 kg
C. 0,184 kg
D. 1,84 kg
-
Câu 9:
Khi đốt cháy a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2, thu được 39 gam este no. Đun nóng m1 gam M với 0,7 mol NaOH, cô cạn thu được bao nhiêu gam chất rắn.
A. 57,2.
B. 52,6.
C. 53,2.
D. 42,6.
-
Câu 10:
Tính m muối thu được khi cho 26,58 g chất béo tác dụng vừa đủ NaOH biết đốt cháy 17,72 g chất béo cần 1,61 mol O2 thu được CO2 và 1,06 mol H2O.
A. 27,42 g
B. 18,56g
C. 27,14g
D. 18,28g
-
Câu 11:
Tính m muối tạo thành khi cho 26,58g triglixerit X tác dụng với NaOH biết đốt cháy m gam X cần dùng 1,61 mol O2 , thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O.
A. 18,28 gam.
B. 27,14 gam.
C. 27,42 gam.
D. 25,02 gam.
-
Câu 12:
Cho 178 gam tristearin vào dung dịch KOH, thu được mbao nhiêu gam kali stearat.
A. 183,6.
B. 200,8.
C. 211,6.
D. 193,2.
-
Câu 13:
Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 14:
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp gồm các axit béo: axit stearic, axit panmitic, axit oleic. Trong điều kiện thích hợp, số triglixerit mà gồm ít nhất 2 gốc axit được tạo ra là
A. 27
B. 18
C. 12
D. 15
-
Câu 15:
Công thức đã viết đúng Este của glixerol với axit cacboxylic (RCOOH)
(1) (RCOO)3C3H5
(2) (RCOO)2C3H5(OH)
(3) RCOOC3H5(OH)2
(4) (ROOC)2C3H5(OH)
(5) C3H5(COOR)3.
A. (1), (4).
B. (5).
C. (1), (5), (4).
D. (1), (2), (3).
-
Câu 16:
Cho C4H6O2 có số este mạch hở là mấy?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 17:
Tính chất của glucozơ là: kết tinh (1), có vị ngọt (2), ít tan trong nước (3), thể hiện tính chất của poliancol (4), thể hiện tính chất của axit (5), thể hiện tính chất của anđehit (6), thể hiện tính chất của ete (7). Những tính chất đúng là
A. (1), (2), (4), (6).
B. (1), (2), (3), (7).
C. (3), (5), (6), (7).
D. (1), (2), (5), (6).
-
Câu 18:
Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ?
A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt.
B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây và trong quả chín.
C. Còn có tên là đường nho.
D. Có 0,1% trong máu người.
-
Câu 19:
Đốt cháy hỗn hợp gồm glucozơ, axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch trong bình thay đổi
A. Tăng 2,6 gam
B. Tăng 3,8 gam
C. Giảm 3,8 gam
D. Giảm 6,2 gam
-
Câu 20:
Lên men a gam glucozơ, thu được 100 lít rượu vang 10o. Hiệu suất lên men đạt 95%, khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của a là
A. 16475,97
B. 14869,57
C. 7434,78
D. 8237,98
-
Câu 21:
Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ.
A. 2,16 gam
B. 10,80 gam
C. 5,40 gam
D. 21,60 gam
-
Câu 22:
Khối lượng glucozơ cần để điều chế 1,0 lít dung dịch ancol etylic 40o (cho khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 gam/ml ; và hiệu suất phản ứng là 80%) là:
A. 500,9 gam.
B. 626,1 gam
C. 937,6 gam.
D. 782,6 gam.
-
Câu 23:
Cho glucozơ lên men thành ancol etylic. Dẫn khí CO2 tạo thành qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50 gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng ban đầu là
A. 56,25 gam.
B. 112,5 gam.
C. 45,00 gam.
D. 36,00 gam.
-
Câu 24:
Đem 2,0 kg glucozơ, có lẫn 10% tạp chất, lên men rượu với hiệu suất 70%. Biết khối lượng riêng của etanol là 0,8 g/ml. Thể tích rượu 46o thu được là
A. 0,81 lít.
B. 0,88 lít.
C. 2,0 lít.
D. 1,75 lít.
-
Câu 25:
Cho các phát biểu sau về saccarozo:
(1) Ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, màu trắng, có vị ngọt, tan tốt trong nước.
(2) Saccarozo có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.
(3) Tham gia phản ứng tráng gương khi đun nóng.
(4) Hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch màu xanh lam.
(5) Thủy phân trong môi trường kiềm khi đun nóng sinh ra glucozo và fructozo.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Trong quá trình sản xuất đường người ta tẩy trắng nước đường bằng
A. nước giaven.
B. nước clo.
C. khí sunfuro.
D. clorua vôi.
-
Câu 27:
Saccarozo là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozo là
A. C6H12O6.
B. C2H4O2.
C. (C6H10O5)n.
D. C12H22O11.
-
Câu 28:
Dung dịch saccarozo có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Cu(OH)2, H2SO4 loãng, CuSO4
B. Cu(OH)2, H2SO4 loãng,Na
C. H2SO4 loãng, Na, AgNO3/NH3
D. H2, Br2, Cu(OH)2
-
Câu 29:
Thủy phân hoàn toàn cùng một lượng saccarozo và mantozo trong môi trường axit, sản phẩm thủy phân của hai chất này đem trung hòa rồi thực hiện phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng được khối lượng Ag trong hai trường hợp theo thứ tự lần lượt là x và y. Quan hệ giữa x và y là
A. x = y
B. x > y
C. x < y
D. 2x = y
-
Câu 30:
Cho một số tính chất: là chất kết tinh không màu (1); có vị ngọt (2); tan trong nước (3); hòa tan Cu(OH)2 (4); làm mất màu nước brom (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6); bị thủy phân trong môi trường kiềm loãng nóng (7).
Số các tính chất của saccarozo là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-
Câu 31:
Cho 27 gam glucozơ vào AgNO3 trong NH3 được bao nhiêu gam Ag?
A. 21,6.
B. 10,8.
C. 16,2.
D. 32,4.
-
Câu 32:
Thủy phân 171 gam saccarozơ trong H+ thì sp thu được cho vào AgNO3 dư thì được bao nhiêu gam Ag biết %H = 90%?
A. 97,2 gam
B. 194,4 gam
C. 87,48 gam
D. 174,96 gam
-
Câu 33:
Cho 10kg glucozơ (10% tạp chất) lên men biết trong quá trình ancol bị hao hụt 5%. Khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu?
A. 4,00kg
B. 5,25 kg
C. 6,20 kg
D. 4,37kg
-
Câu 34:
Điều chế 1 lít ancol etylic 40o (d = 0,8 g/ml) với H = 80% thì khối lượng glucozơ cần là mấy?
A. 720,50 gam
B. 654,00 gam
C. 782,61 gam
D. 800,00 gam
-
Câu 35:
Trong môi trường nước, lực bazơ được sắp xếp theo chiều tăng dần như sau:
A. trimetylamin→ anilin → metylamin→ dimetylamin
B. anilin→ trimetylamin→ metylamin→ dimetylamin
C. anilin → metylamin → dimetylamin → trimetylamin
D. trimetylamin→ metylamin→anilin → dimetylamin
-
Câu 36:
Cho 2,36 gam amin X đơn chức bậc 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được 3,82 gam muối khan. Tên gọi của X là
A. Propylamin.
B. Isopropylamin.
C. Etylamin.
D. Etylmetylamin.
-
Câu 37:
Để phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X?
A. C6H7N
B. C2H7N
C. C3H9N
D. C3H7N
-
Câu 38:
Thủy phân hoàn toàn 20,3g chất hữu cơ có CTPT là C9H17O4N bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 1 chất hữu cơ X và m gam ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y thu được 17,6g CO2 và 10,8g H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H5O4NNa2
B. C5H9O4N
C. C5H7O4NNa2
D. C3H6O4N
-
Câu 39:
Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) Tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là
A. CH5N và C2H7N
B. C2H7N và C3H9N
C. C3H9N và C4H11N
D. C3H7N và C4H9N
-
Câu 40:
Phân biệt 3 dung dịch: H2N-CH2-COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ dùng một thuốc thử là
A. dung dịch HCl
B. Qùy tím
C. Natri kim loại
D. dung dịch NaOH