Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2020
Trường THPT Quỳ Hợp 3
-
Câu 1:
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là gì?
A. Na, K.
B. K, Ca.
C. Mg, Fe.
D. Ca, Fe.
-
Câu 2:
Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử Al số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối của Al là bao nhiêu?
A. 13
B. 14
C. 27
D. 26
-
Câu 3:
Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Kí hiệu nguyên tử B là gì?
A. 147B
B. 77X
C. 714X
D. 217X
-
Câu 4:
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28. Số hạt p, n, e của X lần lượt là bao nhiêu?
A. 8; 12; 8
B. 9; 10; 9
C. Không xác định được
D. Cả A và B
-
Câu 5:
Nguyên tố X có 3 đồng vị: A1 chiếm 92,3%, A2 chiếm 4,7% và A3 chiếm 3%. Tổng số khối của 3 đồng vị là 87. Số nơtron trong 1 nguyên tử A2 nhiều hơn trong nguyên tử A1 là một hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,107. Vậy số khối của 3 đồng vị lần lượt là bao nhiêu?
A. 27,28,32.
B. 26,27, 34.
C. 28,29,30.
D. 29,30,28.
-
Câu 6:
Nguyên tử X có ký hiệu 2964X. Số notron trong X là bao nhiêu?
A. 32
B. 33
C. 34
D. 35
-
Câu 7:
Nguyên tử X có 35 proton, 35 electron, 45 notron. Số khối của nguyên tử X là bao nhiêu?
A. 80
B. 105
C. 70
D. 35
-
Câu 8:
Xác định số notron trong nguyên tử oxi biết O có 8 proton?
A. 8
B. 16
C. 6
D. 18
-
Câu 9:
Tổng số hạt mang điện trong hợp chất AB là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử B là 8. Số proton của A và B lần lượt là bao nhiêu?
A. 22 và 18
B. 12 và 8
C. 20 và 8
D. 12 và 16
-
Câu 10:
Nguyên tử X có ký hiệu 2656X. Cho các phát biểu sau về X:
(1) Nguyên tử của nguyên tố X có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Nguyên tử của nguyên tố X có 30 nơtron trong hạt nhân.
(3) X là một phi kim.
(4) X là nguyên tố d.
Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là?
A. (1), (2), (3) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (2) và (4).
D. (2), (3) và (4).
-
Câu 11:
Dãy nguyên tố nào sau đây có tính chất tương tự nhau?
A. 11X, 19Y, 29Z
B. 7X, 15Y, 33Z
C. 17X, 25Y, 35Z
D. 2X, 12Y, 20Z
-
Câu 12:
Hai nguyên tố X và Y ở cùng 1 chu kì trong bảng tuần hoàn, có thể kết hợp để tạo ion dạng XY3 2-, tổng số e trong ion này là 32. Kết luận nào sau đây là sai.
A. X có độ âm điện nhỏ hơn Y
B. X và Y đều là những nguyên tố PK
C. Hợp chất của X với H có công thức hóa học là XH4
D. Y là PK mạnh nhất trong chu kì.
-
Câu 13:
Nguyên tử R tạo được Anion R2-. Cấu hình e của R2-ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R là bao nhiêu?
A. 18
B. 32
C. 38
D. 19
-
Câu 14:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?
A. Chu kì 3, nhóm IIIB.
B. Chu kì 3, nhóm IA.
C. Chu kì 4, nhóm IB.
D. Chu kì 3, nhóm IIIA.
-
Câu 15:
Oxit cao nhất của một nguyên tố R chứa 38,8% nguyên tố đó, còn trong hợp chất khí với hidro chứa 2,74% hidro. Xác định nguyên tố R.
A. Cl
B. Br
C. Ba
D. Al
-
Câu 16:
Cho các phát biểu sau
(I) F là phi kim mạnh nhất.
(II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất
(III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.
(IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.
Số các phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Hợp chất của R với hiđro ở thể khí có dạng RH4. Oxit cao nhất của nguyên tố R có 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R có số khối là bao nhiêu?
A. 12
B. 28
C. 32
D. 31
-
Câu 18:
Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X
-
Câu 19:
Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố gì?
A. C.
B. Si.
C. Ge.
D. S.
-
Câu 20:
Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2., trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2 là gì?
A. CO2.
B. NO2.
C. SO2.
D. SiO2.
-
Câu 21:
Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Sản phầm khí của R với hidro chứa 2,74% hidro về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của R.
A. 32
B. 35,5
C. 24
D. 31
-
Câu 22:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là bao nhiêu?
A. 12
B. 13
C. 11
D. 14
-
Câu 23:
Nguyên tử R tạo được Cation R+. Cấu hình e của R+ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R là bao nhiêu?
A. 18
B. 22
C. 38
D. 19
-
Câu 24:
Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Li, Be, Na, K.
B. Al, Na, K, Ca.
C. Mg, K, Rb, Cs.
D. Mg, Na, Rb, Sr.
-
Câu 25:
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. X là nguyên tố nào sau đây ?
A. Al
B. Fe
C. Cu
D. Ag
-
Câu 26:
Gali (với khối lượng nguyên tử 69,72) trong tự nhiên là hỗn hợp hai đồng vị, trong đó đồng vị 69Ga có khối lượng nguyên tử 68,9257 chiếm 60,47%. Khối lượng nguyên tử của đồng vị còn lại là bao nhiêu?
A. 69,9913.
B. 70,2163.
C. 70,9351.
D. 71,2158.
-
Câu 27:
Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s.
B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d.
D. Nguyên tố f.
-
Câu 28:
Trong nguyên tử A, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong A là bao nhiêu?
A. 13
B. 15
C. 27
D. 14
-
Câu 29:
Cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 1s22s22p5
B. 1s22s22p63s23p64s1
C. 1s22s22p63s23p64s24p5
D. 1s22s22p63s23p63d34s2
-
Câu 30:
Một nguyên tố d có 4 lớp electron, phân lớp ngoài cùng đã bão hòa electron. Tổng số electron s và electron p của nguyên tố này làb bao nhiêu?
A. 12
B. 15
C. 17
D. 20