Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2020
Trường THPT Đặng Thúc Hứa
-
Câu 1:
Hai nguyên tố X và Y nằm ở 2 nhóm A liên tiếp và thuộc cùng 1 chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 11
-
Câu 2:
Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X?
A. 23
B. 24
C. 27
D. 11
-
Câu 3:
Một nguyên tử nguyên tố A có tổng số proton, nơtron, electron là 52. Tìm nguyên tố A.
A. Mg
B. Cl
C. Al
D. K
-
Câu 4:
Oxit X có công thức R2O. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong X là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. X là chất nào dưới đây (biết rằng trong hạt nhân nguyên tử oxi có 8 proton và 8 nơtron)?
A. N2O.
B. Na2O.
C. Cl2O.
D. K2O.
-
Câu 5:
Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và cấu hình electron là gì?
A. Na, 1s22s22p63s1.
B. Mg, 1s22s22p63s1.
C. Na, 1s22s22p63s2.
D. Mg, 1s22s22p63s2.
-
Câu 6:
Hợp chất MX2 tạo ra từ các ion M2+ và X−. Tổng số hạt trong phân tử MX2 là 116. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X− là 29 hạt. Nguyên tử M có số proton bằng số nơtron. Nguyên tử X có số nơtron hơn số proton là 1 hạt. Xác định các nguyên tố M, X và viết công thức phân tử của hợp chất.
A. CaF2.
B. CaCl2.
C. CuF2.
D. CuCl2.
-
Câu 7:
Nguyên tử Ca có 20 notron, 20 proton. Số hiệu nguyên tử của Ca là gì?
A. 20
B. 16
C. 31
D. 30
-
Câu 8:
Cho biết nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt là 58, số khối của nguyên tử nhỏ hơn 40. Hãy xác định số proton, số nơtron, số electron trong nguyên tử
A. 19p, 20e, 20n.
B. 19p, 19e, 20n.
C. 20p, 19e, 20n.
D. 20p, 19e, 19n.
-
Câu 9:
Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Tính số electron trong A.
A. 12
B. 24
C. 13
D. 6
-
Câu 10:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là bao nhiêu?
A. 27
B. 26
C. 28
D. 233
-
Câu 11:
Trong tự nhiên Brom có 2 đồng vị bền: 79Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 81Br chiếm 49,31% số nguyên tử. Hãy tìm nguyên tử khối trung bình của brom.
A. 79,98
B. 79,89
C. 81
D. 80
-
Câu 12:
Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hat không mang điên là 10. Vậy X là gì?
A. F
B. Na
C. Mg
D. Al
-
Câu 13:
Biết Fe có Z = 26. Cấu hình electron nào là của ion Fe2+?
A. 1s22s22p63s23p63d6 4s2
B. 1s22s22p63s23p63d6
C. 1s22s22p63s23p63d5
D. 1s22s22p63s23p63d44s2
-
Câu 14:
Nguyên tử X có 5 electron ở lớp L. Số hạt proton của nguyên tử X là bao nhiêu?
A. 13
B. 7
C. 23
D. 9
-
Câu 15:
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong 1 nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. X là nguyên tố nào dưới đây?
A. Cu
B. Ag
C. Fe
D. Al
-
Câu 16:
Các đồng vị của nguyên tố hóa học được phân biệt bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Số nơtron.
B. Số electron hoá trị.
C. Số proton.
D. Số lớp electron.
-
Câu 17:
Có bao nhiêu electron trong ion Cr3+
A. 21
B. 27
C. 24
D. 49
-
Câu 18:
Cho 2 nguyên tố X, Y thuộc cùng 1 nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 58. Biết Zx < ZY. X là gì?
A. Mn
B. As
C. Al
D. Ca
-
Câu 19:
Cho 6,08 g hỗn hợp gồm 2 hidroxit của 2 kim loại kiềm ( thuộc 2 chu kì kế tiếp) tác dụng với 1 lượng dư HCl thu được 8,3g muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của hidroxit có phân tử khối nhỏ hơn là?
A. 73,68%
B. 52,63%
C. 36,84%
D. 26,32%
-
Câu 20:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là bao nhiêu?
A. 12
B. 13
C. 11
D. 14
-
Câu 21:
Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính bazo là gì?
A. X’ < Y’ < Z’
B. Y’ < X’ < Z’
C. Z’ < Y’< X’
D. Z’ < X’ < Y’.
-
Câu 22:
Cho 0,64 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Cho biết M thuộc nhóm IIA. Xác định M là nguyên tố nào sau đây?
A. Mg
B. Ca
C. Sr
D. Ba
-
Câu 23:
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, A thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất, A và B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân A và B bằng 23. A và B là gì?
A. P và O
B. N và C
C. P và Si
D. N và S
-
Câu 24:
Sắp xếp các oxit Al2O3; Na2O; MgO; SiO2; SO3; P2O5; Cl2O7 theo chiều giảm dần tính bazơ là gì?
A. Al2O3; Na2O; MgO; SiO2; SO3; P2O5; Cl2O7
B. SiO2; SO3; P2O5; Cl2O7; Al2O3; Na2O; MgO
C. Na2O; MgO; Al2O3; SiO2; P2O5; SO3; Cl2O7
D. SiO2; P2O5; SO3; Cl2O7; Na2O; MgO; Al2O3
-
Câu 25:
Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:
X1: 1s22s22p63s2
X2: 1s22s22p63s23p64s1
Sắp xếp các nguyên tố cùng chu kì là dãy nào sau đây?
A. X1, X3, X6
B. X2, X3, X5
C. X1, X2, X6
D. X3, X4
-
Câu 26:
Nguyên tử R tạo được Cation R+. Cấu hình e của R+ ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R là bao nhiêu?
A. 18
B. 22
C. 38
D. 19
-
Câu 27:
Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên?
A. 3
B. 16
C. 18
D. 19
-
Câu 28:
Trong số các kí hiệu sau đây của obitan, kí hiệu nào là sai?
A. 2
B. 2p
C. 3d
D. 4f
-
Câu 29:
Tổng số các hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Hãy viết kí hiệu nguyên tử M.
A. 126C
B. 94Be
C. 147N
D. 189C
-
Câu 30:
Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X,Y?
A. Fe và S
B. S và O
C. C và O
D. Pb và Cl